Saturday, March 12, 2016

Bội chi ngân sách 6.1%/GDP ‘vẫn nằm trong giới hạn’: Giấu đầu lòi đuôi

Chỉ ít lâu sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, một “tin vui” đã xảy đến với bộ mặt chính trị quốc gia: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 vọt lên 6.1%/GDP.

Tỷ lệ này chỉ thấp hơn đôi chút mức bội chi ngân sách 6.3%/GDP của năm 2013.
Điều đáng nói là trước đại hội 12, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn cam kết sẽ giữ mức bội chi năm 2015 chỉ khoảng 5%, tức không vượt quá giới hạn cho phép. Song đến bây giờ, sự thật đã quá trần trụi. Tình trạng thê thảm của ngân sách càng được hun đúc bởi chiến dịch dùng tiền ngân sách xây tượng đài và trụ sở hành chính vào năm 2015, bất kể “ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng” như một trần thuật của Bộ trưởng kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, cũng chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại đang bao che cho chính phủ khi cho rằng tỷ lệ bội chi ngân sách 6.1%/GDP dù cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội song vẫn nằm trong giới hạn mà Quốc hội đã thông qua.
Lý giải về việc tỷ lệ bội chi ngân sách năm 2015 cao hơn so với Quốc hội phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, do quy mô GDP năm 2015 thực tế giảm so với số đã báo cáo Quốc hội là 291.1 nghìn tỷ đồng, còn trên thực tế con số bội chi vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt là 256 nghìn tỷ đồng (Bao gồm 226 nghìn tỷ đồng đã và 30 nghìn tỷ đồng tăng thêm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được Quốc hội thông qua).
Thế nhưng nghịch lý rất lớn trong giải trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nếu như quy mô GDP năm 2015 thực tế giảm thì làm sao tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2015 vẫn được chính phủ báo cáo là trên 6.5% - một con số rất cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã suy thoái năm thứ 8 liên tục, kể từ năm 2008.
Có vẻ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm nên công tích giấu đầu lòi đuôi: rốt cuộc các cơ quan Việt Nam đã không thể che giấu được sự thật về “tăng trưởng GDP” và “kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực”.
Phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội vào tháng 2/2016 đã diễn ra thật sự căng thẳng về vấn đề ngân sách. Con số xin ngân sách mà các địa phương trình lên trung ương vượt gấp 20 lần khả năng chi của ngân sách trung ương. Trong khi đó, rất nhiều dự án kinh tế và xã hội đang bị đình đốn vì không biết lấy đâu ra tiền. Nợ công tăng vọt với mức 20%/năm. Đồng thời, năm 2015 là năm thứ ba liên tiếp số doanh nghiệp phá sản và phải ngừng hoạt động tăng liên tục…
03/12/2016 - 17:13
Lê Dung / SBTN

No comments:

Post a Comment