MINH PHONG. (Ảnh: Chụp lại từ tư liệu) - Thứ Ba, ngày 24/3/2015 - 13:21
(PLO)- Hiện dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về dự án lấp sông Đồng Nai nhưng việc lấn, lấp một phần sông Đồng Nai với diện tích lên đến 8,4ha để làm gì?
Cách nay hơn 10 năm, Đồng Nai đã thai nghén dự án chống sạt lở, ổn định hai bên bờ sông Đồng Nai qua khu vực thành phố Biên Hòa. Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Biên Hòa, đặc biệt việc quy hoạch lại trung tâm thành phố đã đặt ra yêu cầu “phải đưa tuyến kè ra xa bờ”.
Ban đầu, mục tiêu của dự án chỉ là nghiên cứu xây dựng một tuyến công trình xa bờ đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể công trình, không làm thay đổi đáng kể thủy lực, tránh gây xói lở xấu diễn ra các khu vực lân cận. Ngoài ra, cũng sẽ đưa ra giải pháp công trình khả thi, có mỹ quan phù hợp với khu vực trung tâm thành phố Biên Hòa.
Tuyến kè được “đẩy” ra xa bờ.
Đây cũng là tiền đề làm “phát sinh” thêm nhiều mục tiêu khác, trong đó có việc hình thành các cụm nhà phố thương mại, khách sạn cao tầng năm sao dự kiến sẽ nằm chễm chệ ở phần diện tích lấn sông Đồng Nai lên đến 8,4ha.
PLO xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh về dự án kè lấn sông mà trước đây chúng tôi thu thập được để có thể hình dung được sau khi lấp xong, phần đất ấy sẽ được làm gì. Chủ nhiệm đề án này là kiến trúc sư Huỳnh Phú Kiệt nay là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Toàn Thịnh Phát cũng chính là chủ đầu tư dự án.
Thông tin khái quát về Đồng Nai cùng dự án lấn sông.
Toàn cảnh hiện trạng khu dự án lấn sông Đồng Nai.
Không gian kiến trúc cảnh quan chung của dự án.
Theo bản vẽ quy hoạch này dễ dàng xác định các cụm nhà phố thương mại, khách sạn cao tầng năm sao sẽ được mọc lên ở dự án lấn sông Đồng Nai.
Và đây, bản vẽ phối cảnh nhìn từ trên cao xuống cho thấy sự hoành tráng khi dự án được hoàn thành.
Qua so sánh cảnh quan hiện tại (ảnh trên) và sau khi hoàn thành dự án dễ nhận thấy được các cụm nhà phố, nhà cao tầng mọc lên từ dự án lấn sông.
Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nêu với Pháp Luật TP.HCM rằng cơ sở thực hiện dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai là từ dự án đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh.
Có điều nhiều người vẫn chưa thỏa mãn vì đây là dự án thực hiện trên sông Đồng Nai, thuộc lưu vực sông Đồng Nai có ảnh hưởng đến 11 tỉnh, thành nên việc tác động đến con sông không chỉ đơn giản là đánh giá tác động dòng chảy mà còn phải xem xét đến các yếu tố môi trường, đến nhu cầu sử dụng nước của các địa phương hạ lưu như Bình Dương, TP.HCM.
Ngoài ra, đơn vị lập đánh giá tác động dòng chảy là Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam là đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A bị dư luận lật tẩy vì “xào nấu” từ các dự án và dư luận cùng tỉnh Đồng Nai đã ứng mạnh, phải dừng.
Như vậy, xung quanh dự án lấn sông Đồng Nai này còn rất nhiều vấn đề cần được UBND tỉnh và chủ đầu tư trả lời, PLO sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin tới bạn đọc.
MINH PHONG. (Ảnh: Chụp lại từ tư liệu)
No comments:
Post a Comment