Thursday, February 12, 2015

Công ty mía đường Sông Lam đầu độc môi trường: Bao giờ người dân mới hết khổ?

Là một trong những nhà máy bị liệt vào danh sách gây ô nhiệm nặng trong năm qua. Với nhiều lần thanh kiểm tra Công ty Mía đường Sông Lam đã bị xử phạt hơn 150 triệu đồng. Thế nhưng bất chấp trước vấn đề ô nhiệm đe dọa đến sức khỏe của hàng ngàn người dân. Công ty mía đường Sông Lam cứ tiếp tục chế tác ra những lượng chất độc hại để thải trực tiếp ra môi trường.

Điều đáng nói ở đây là hoạt động xả thải trên của công ty đã bị người dân nơi đây kiến nghị hàng chục năm nay chỉ là như “cóc kêu chẳng thấu trời “. Đó là những lời than vãn bất mãn của mỗi một người dân sinh sống xung quanh nhà máy khi chúng tôi trao đổi.

Đầu độc môi trường bằng chất thải độc hại

Đã hàng chục năm qua người dân xã Đỉnh Sơn ( Anh Sơn – Nghệ An ) phải cúi đầu chịu đựng sống trong cảnh ô nhiệm môi trường nghiêm trọng do chính nhà máy Mía đường Sông Lam xả thải ra trực tiếp. Người dân đã rất nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương và Nhà máy, nhưng cho đến nay tình hình không có gì biến chuyển. Chất độc hại vẫn được nhà máy ngang nhiên xả thẳng không qua xử lý ra môi trường.


Công ty mía đường Sông Lam

Theo dọc Quốc lộ 7 đoạn qua xóm 2 xã Đỉnh Sơn, hàng ngày chúng ta có thể tận mắt chứng kiến các làn khói đen thoát ra ngùn ngụt từ ống khói của nhà máy. Mùi hôi nồng nặc khiến cho mỗi người dân khi đi qua đoạn đường này phải rất khó chịu. Các hộ gia đình sống quanh nhà máy này ngày cũng như đêm phải che chắn và đóng cửa bịt kín. Nhiều hộ gia đình có con nhỏ đi học buổi trưa phải xin ở lại trường để tránh về nhà phải chịu đựng cảnh khói bụi. Bất mãn về cảnh phải chịu đựng sống chung với ô nhiễm nhiều năm qua, một hộ gia đình sống ngay cạnh nhà máy nói:  “Các chú thấy đó, ngày nào ống khói cũng tỏa ra ngùn ngụt ơ rứa. các chú đứng đây có chút mà còn khó chịu, gia đình chúng tôi và hàng trăm người dân sống quanh khu vực ni đã chịu đựng hơn 10 năm rồi đó. Tội nghiệp cho các cháu nhỏ mới sinh ra đã phải sống trong khói bụi, các bệnh về hô hấp thì xảy ra như cơm bữa. Những người dân như chúng tôi đã khóc đứng khóc ngồi kêu lên kêu xuống từ chính quyền địa phương đến nhà máy hàng chục năm ni có thay đổi được chi mô. Có lẽ con cóc không kêu thấu ông trời mô”


Hàng ngày nhà máy vẫn "vô tư" nhả khói bao phủ cả vùng quê thanh bình

Phía sau nhà máy tiếp với dòng sông Lam được che chắn bịt kín bởi các hàng rào đầy gai. Để tiếp xúc được với khu xả thải chúng tôi được một người dân đánh cá chở trên con thuyền theo dòng sông Lam. Chứng kiến tận mắt cận cảnh nước thải chưa được xử lý của công ty mía đường Sông Lam ra môi trường chúng tôi mà khổng thể tưởng tượng nổi. Trước mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nguồn nước bị ô nhiễm đen cả một khu vực của dòng sông. Anh L.V.H người dân đánh cá dùng thuyền chở chúng tôi cho biết : “Dòng sông này là nơi phát triển kinh tế của hàng trăm hộ gia đình ở huyện chúng tôi bởi đây trước kia  là địa điểm nuôi cá lồng cá bè rất tốt. Nhiều hộ gia đình đi lên làm giàu nhờ mô hình này, nhưng sau khi nhà máy về nguồn nước bị ô nhiệm cá chết hàng loạt nên bà con phải bỏ nghề đi kiếm việc khác”. Quả thật, nhìn trong chiếc lồng của người đánh cá này từ sáng cho đến giờ chỉ vẹn vẹn được vài con cá nhỏ. Bởi với nguồn nước bị nhiệm bẩn trầm trọng như thế này thì lấy đâu ra sự sống cho sinh vật.

Bị xử phạt vẫn ngang nhiên tái phạm

Theo tìm hiểu của P.V mỗi ngày công ty này có khoảng 23 nghìn mét khối nước thải các loại. Công suất thiết kế là 500 tấn mía/ngày, đến nay công ty mía đường Sông Lam đã nâng công suất lên 1000 tấn mía/ngày. Ngoài ra còn sản xuất cồn 3000 lít/ngày, dự kiến đến năm 2020 còn tăng gấp đôi công suất. Với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trên kéo dài mà vẫn không có hướng giải quyết. Nhiều lần do bức xức không chịu nổi người dân đã kéo nhau biểu tình, dùng gạch đá ném vào nhà máy. Trước tình hình đó lực lượng chức năng cũng đã tiến hành về thanh kiểm tra và xử phạt. Hình thức xử phạt đó cũng chỉ tạm dừng được ít ngày sau. Công ty mía đường Sông Lam lại tiếp tục tung hoành ra môi trường món độc tố sở trường sẵn có.


Các chất độc hại được xả thẳng ra môi trường

Sau khi tìm hiểu ghi nhận những gì mà người dân phản ánh theo đường dây nóng là hết sức thực tế. Phóng viên báo MT&SK0 đã liên hệ gặp lãnh đạo công ty để trao đổi. Phải mất hàng giờ đồng hồ làm thủ tục và ngồi chờ chúng tôi mới gặp được ông Hoàng Văn Hùng – Phó giám đốc Công ty mía đường Sông Lam. Chúng tôi đã xuất trình giấy giới thiệu, các giấy tờ liên quan của một phóng viên và nội dung xin được làm việc. Nhưng vị phó giám đốc này vẫn bộc bạch từ chối bảo: “ Các anh muốn làm việc thì phải có giấy giới thiệu của TBT viết đích danh giới thiệu về công ty mía đường Sông Lam thì mới chấp thuận. Mặc dù được chúng tôi hết mực giải thích nhưng ông Hùng đều từ chối.

Để mang tính khách quan trong khi làm việc, 1 tuần sau chúng tôi cầm trên tay giấy giới thiệu theo ông Hùng đề xuất. Lúc này liên lạc với Anh Nam xưng là trợ lý giám đốc công ty này qua điện thoại để xin sắp xếp lịch gặp lãnh đạo công ty để làm việc. Anh Nam bảo ở đây mọi việc công ty đều giao cho tôi, anh làm việc về nội dung gì. Sau khi phóng viên trình bày về nội dung về vấn đề xả thải của công ty gây ô nhiễm mà người dân đã phản ánh như trên. Anh Nam lên giọng nói gắt ngang: “ Ở đây công ty chúng tôi chỉ biết trồng được mía và bán được đường còn vấn đề ô nhiễm không quan tâm”

Sự trả lời trắng trợn, thách thức đó, phần nào chúng tôi đã thấu hiểu được sự khốn khổ của người dân xã Đỉnh Sơn trong hàng chục năm qua khi phải sống chung với cảnh đầu độc môi trường một cách "vô cảm" như vây? Số tiền xử phạt hơn 150 triệu đồng của lực lượng chức năng trong năm 2014 đối với Công ty này phải chăng là quá nhẹ? Phải chăng phía sau của công ty này đang được một thế lực "bảo kê" mặc cho nó ngang nhiên hoành hành? Giả sử! Nếu mà cứ vi phạm như trên rồi cứ nộp phạt mà không chịu đầu tư mua sắm thiết bị xử lý chất thải, có lẽ lợi nhuận của công ty trong một năm thì số tiền bị xử phạt đó có đáng là bao nhiêu? Cuối cùng sức khỏe của người dân sự sống của môi trường vùng này vẫn bị đe dọa từ đời này sang đời khác.
 Thứ năm - 12/02/2015 14:55
Tác giả bài viết: Nguyễn Thưởng – Thanh Phương
Nguồn tin: Báo Môi Trường & Sức Khỏe

No comments:

Post a Comment