Thursday, February 12, 2015

Hối lộ và bê bối tình dục tại China Unicom

Frank Fang, Epoch Times 13 Tháng Hai , 2015

Văn phòng China Unicom ở Sin Ping (ảnh: wikimedi)
Văn phòng China Unicom ở Sin Ping (ảnh: wikimedi)

Theo báo cáo gần đây, China Unicom – một trong những công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc – đang chịu áp lực rất lớn trong chiến dịch chống tham nhũng do chính quyền Trung Quốc thực hiện bởi liên quan đến một loạt cáo buộc về hối lộ, tham nhũng và bê bối tình dục tràn lan. Những hành vi trên đã bị phát hiện qua một cuộc điều tra chính thức được thực hiện trong tháng 12 năm 2014.

Bản báo cáo chi tiết về nhiều vụ tham nhũng của hãng viễn thông khổng lồ này của Trung Quốc đã được công bố vào ngày 05 tháng 2 trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCID), cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại China Unicom (đứng thứ 3 trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới), gia đình trị và hối lộ trong giới lãnh đạo là chuyện bình thường, báo cáo khẳng định.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhanh chóng đăng tin về những nội dung trong báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

“Hối lộ bằng tình dục rất phổ biến ở China Unicom”, một bài xã luận đăng ngày 06 Tháng 2 trên tờ People’s Net, ấn phẩm của Nhân dân Nhật Báo Online, cơ quan ngôn luận của Nhà nước cộng sản Trung Quốc.

“Không quá cường điệu để dự đoán rằng nhiều ‘hổ’ và “ruồi” nữa của China Unicom sẽ phải ra đi”; “Những cá nhân tiếp tục phải ra đi này chắc chắn có tham gia vào các vụ bê bối tình dục và tài chính.”

“Hổ” và “ruồi” là hai thuật ngữ chính trị của Trung Quốc đề cập đến các quan chức tham nhũng cấp cao và cấp thấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Báo cáo của CCID được đưa ra trước tiên cho Thường Tiểu Binh, chủ tịch của China Unicom bởi Lý Tiểu Hồng, phụ trách lực lượng chống tham nhũng, và Lâm Yến Linh, giám đốc Đơn vị Thanh Tra Trung Ương số 8 của CCID.

Trong tháng 12 năm 2014, hai giám đốc điều hành cấp cao của China Unicom – Tông Tân Hoa, tổng giám đốc mảng IT và thương mại điện tử, và Trương Trí Giang, tổng giám đốc khối xây dựng mạng lưới – đã bị sa thải khỏi vị trí do đã có hành vi hối lộ và “vi phạm kỷ luật “- một thuật ngữ chính trị của ĐCSTQ đề cập đến tham nhũng.

Đấu tranh chính trị

Một bài xã luận đăng cùng ngày trên People’s Net đã thu hút sự chú ý của độc giả về một phần khác của bản báo cáo chống tham nhũng liên quan đến China Unicom.
“Đoàn thanh tra đã nhận được những manh mối liên quan đến một số vấn đề, và đã báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Ban tổ chức và Ban Giám sát và quản lý tài sản của Hội đồng Nhà nước”, theo báo cáo.
“Một “hổ” của China Unicom sẽ bị hạ bệ” là đầu đề một bài viết trên People’s Net. “Câu hỏi duy nhất là liệu một “con hổ lớn hơn nữa” có bị hạ ngay sau đó không”?
Nhà phân tích chính trị độc lập Tang Jingyuan cho biết báo cáo này đã đề cập thẳng về Giang Miên Hằng, con trai của cựu lãnh đạo Đảng CSTQ Giang Trạch Dân.
“Giang Miên Hằng là người kiểm soát China Unicom đằng sau hậu trường”, ông Tang tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở tại New York. “Việc điều tra Trương Trí Giang và sự biến mất đột ngột của Yên Bát không gây được sự chú ý bởi China Unicom sẽ bị nhấn chìm bởi một chấn động lớn qua việc tiết lộ thêm nhiều bí mật đen tối.”

Yên Bát là tổng giám đốc bộ phận quốc tế của công ty China Unicom. Trước đó, Epoch Times báo cáo rằng Yên Bát đã trốn khỏi Trung Quốc.

“Những vấn đề tài chính bất thường liên quan đến Giang Miên Hằng cũng sẽ sớm được đưa ra,” ông Tang khẳng định thêm. “Bất kỳ lời buộc tội nào chống lại Giang Miên Hằng sẽ là một bước nữa trong chiến dịch chống lại Giang Trạch Dân.”

Phân tích của ông Tang dựa trên tiền lệ của quá trình điều tra sự sụp đổ của cựu chiến lược gia an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, một đồng minh của Giang Trạch Dân.

“Trước khi Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ, con trai của ông, Chu Bân, đã bị sờ đến đầu tiên”, Tang cho biết.

Chu trẻ là một doanh nhân giàu có bị bắt vào tháng 7/2014 bởi kinh doanh bất hợp pháp. Tháng tiếp đó, cha của anh đã bị xét hỏi.

Theo vietdaikynguyen

No comments:

Post a Comment