Thursday, February 12, 2015

Chuyên gia tài chính Hồng Kông: Người Hồng Kông không phải kẻ thù của Trung Quốc

 Larry Ong, Epoch Times 13 Tháng Hai , 2015
Edward Chin, organizer of 2047 HK Finance Monitor. (Image provided by Edward Chin)
Edward Chin, nhà tổ chức của nhóm 2047 HK Finance Monitor. (ảnh cung cấp bởi dward Chin)
Nhà cầm quyền Trung Quốc không nên xem người dân Hồng Kông như là lực lượng đối lập cực đoan, một nhà tài chính địa phương nói, bởi vì họ chỉ yêu cầu những gì mà nhà cầm quyền đã hứa với họ.
Edward Chin – Giám đốc quỹ đầu cơ phòng hộ (hedge fund) tin rằng hầu hết người dân Hồng Kông đang hạnh phúc khi sống trên một phần lãnh thổ độc lập khỏi Trung Quốc đại lục dưới  mô hình “một quốc gia, hai chế độ của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, và đã được chính thức thừa nhận trong Đạo luật Cơ bản Hồng Kông – một bản Hiến pháp thu nhỏ của đặc khu hành chính này.
Đó là những gì mà “10 yêu sách” đã được nêu ra bởi một nhóm các chuyên gia tài chính Hồng Kông ủng hộ dân chủ gửi đến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Quan trọng là để cho Bắc Kinh biết rằng các yêu cầu của chúng tôi không phải là một cái gì đó khác thường”, Edward Chin – chuyên gia tài chính Hồng Kông phát biểu.

Ngày 22 tháng 1 năm 2015, tổ chức mang tên HK Finance Monitor 2047, một nhóm vừa được đổi tên, đã mua ¼ trang báo “quảng cáo chính trị” của tờ Wall Street Journal, ấn bản tại Châu Á.
Screen Shot 2015-02-13 at 1.00.23 AM
Các “yêu sách” trên được gửi đến lãnh đạo Trung Quốc là ông Tập Cận Bình, trong đó đề cập đến những việc như Bắc Kinh nên “kiềm chế can thiệp” vào đời sống chính trị của đặc khu hành chính này, bảo vệ các quyền tự do của thành phố, “tạo điều kiện thuận lợi” đối với quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông – là tất cả “những điều được ghi trong Luật cơ bản”.
“Quan trọng là để cho Bắc Kinh biết rằng các yêu cầu của chúng tôi không phải là một cái gì đó khác thường”, ông Chin – Giám đốc điều hành tổ chức HK Finance Monitor 2047 đã trả lời với tòa soạn Epoch Times chúng tôi, trong một cuộc phỏng vấn thông qua Skype.
“Chủ tịch nước Tập Cận Bình nên lắng nghe tiếng nói của người dân”.
Việc đăng quảng cáo của nhóm đã diễn ra vào một thời điểm quyết định trong tình cảnh chính trị địa phương này. Chính quyền Hồng Kông hiện đang tham khảo ý kiến của công chúng về việc thiết lập những hạn chế về cải cách chính trị mà những người ủng hộ dân chủ đã phản đối kéo dài 79 ngày chiếm đóng đường phố từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2014.
Tổ chức HK Finance Monitor 2047 được đặt thành lập từ một nhóm của những nhà hoạt động trong ngành tài chính và ngân hàng, nhóm này đã ủng hộ sáng kiến bất tuân dân sự “Chiếm trung tâm” đòi cải cách dân chủ vào năm 2013.
Bí danh “2047” của tổ chức này được đặt tên dựa theo tuyên bố chung Trung – Anh năm 1984, cho phép Hồng Kông được hưởng một “quy chế tự trị ở mức độ cao” để tự cai trị lãnh thổ độc lập này, gìn giữ hạ tầng cơ sở và văn hóa độc nhất của mình, phát triển nền kinh tế, quyền tự do và các quyền khác nhau trong khoảng thời gian 50 năm (1997 – 2047), sau khi người Anh chuyển giao chủ quyền của đặc khu hành chính này cho Bắc Kinh vào năm 1997.

Tôn trọng nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”

Ông Chin nói: Nếu Hồng Kông vẫn tiếp tục là một trung tâm tài chính và là một “thành phố mang tính quốc tế thực sự”, thì nhà cầm quyền Trung Quốc nên hiểu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và đừng nên tìm cách diễn giải nó theo một cách mới và trái ngược lại.
Nhưng những hành vi tham nhũng tại Trung Quốc  theo kiểu “guanxi” – xây dựng các mối quan hệ cá nhân thông qua hối lộ và lại quả để bôi trơn các giao dịch, hiện nay đã và đang bắt đầu ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính của Hồng Kông.
Ông Chin nói với Epoch Times rằng việc kinh doanh tại Hồng Kông cần được mọi người chú trọng xây dựng “uy tín” với phong cách “fair play”, và không được sa vào vũng lầy đen tối kiểu “guanxi.”
Và để đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt, chính quyền Hồng Kông phải khẳng định quyền tự chủ của đặc khu này và không phải “khấu đầu trước một chế độ độc tài toàn trị”.

Trung Quốc và ĐCSTQ không phải là một

Thật không may, Bắc Kinh lại chọn cách xem việc gìn giữ trách nhiệm của chính quyền và kêu gọi dân chủ của người Hồng Kông như là các dấu hiệu làm lung lay lòng trung thành với đại lục.
Ông Chin lưu ý rằng vào tháng 6 năm 2014, Sách trắng đã được công bố bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân toàn quốc (NPCSC) – một cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Quốc, nội dung của nó đề cập đến việc cơ quan này đang tìm cách giải quyết người Hồng Kông thiếu “lòng yêu nước” đối với đất nước.
Trong Sách trắng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân toàn quốc (NPCSC) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ khi tuyên bố rằng chỉ những người “yêu Trung Quốc và yêu Hồng Kông” mới có thể trở thành các ứng viên Trưởng Đặc khu Hành chính.
Một nhóm quân đội thiếu sinh quân mới thành lập của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đóng quân tại Hồng Kông, và dường như nó đã được hình thành trên mô hình của Sách trắng. Nhóm này đã bị chỉ trích vì những tân binh của nó đã phải thề để “xây dựng Hồng Kông” và “phục vụ quê hương”.
“Nhưng người dân Hồng Kông thực lòng yêu Trung Quốc và nền văn hóa của nó”, ông Chin nói.
Họ chỉ “có thể không yêu ĐCSTQ” và không thể yêu cách nó đối xử với người dân Trung Quốc và với những người phản đối chính sách độc tài của nó; cũng như không thể yêu việc thiếu một hệ thống tư pháp thích hợp và thiếu mất những quyền về con người.
Ông Chin nói: Và bây giờ, Hồng Kông là “kẻ thù số 1″ trong con mắt của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Dĩ nhiên, mọi thứ có thể thay đổi nếu ông  Tập Cận Bình quan tâm đến “yêu sách” của tổ chức HK Finance Monitor 2047 – cho phép cải cách dân chủ một cách thích hợp tại Hồng Kông, điều này đóng vai trò như một “bản thiết kế” cho “sự tiến bộ của Trung Quốc hướng đến nền dân chủ”.
Theo vietdaikynguyen

No comments:

Post a Comment