Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2015-08-06
Người nông dân luôn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất- AFP
Nông dân Việt Nam phải đóng nhiều khoản phí, thậm chí có những khoản họ cho là vô lý, trong khi thu nhập quá ít ỏi khiến đời sống của họ vốn đã vất vả thêm phần nặng nhọc.
Làm nông nghiệp vất vả.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp và chủ yếu là trồng lúa theo phương thức thủ công, chưa được cơ giới hóa nhiều. Trong khi đó ruộng đất lại manh múm, nhất là ở những tỉnh đất nông nghiệp ít ỏi.
Việc trồng lúa đối với người nông dân tại những nơi đó còn khó khăn không những phải lệ thuộc nhiều vào thời tiết mà còn khó khăn do giá giống, phân bón, thuốc trừ sâu các loại …..cao. Bên cạnh đó họ phải cõng thêm nhiều loại phí từ trung ương qui định cũng như của địa phương đưa ra.
Ông Nguyễn Văn Hoàng quê ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội từng là một nông dân nay phải bỏ nghề làm ruộng chia sẻ.
Việc trồng lúa đối với người nông dân tại những nơi đó còn khó khăn không những phải lệ thuộc nhiều vào thời tiết mà còn khó khăn do giá giống, phân bón, thuốc trừ sâu các loại …..cao. Bên cạnh đó họ phải cõng thêm nhiều loại phí từ trung ương qui định cũng như của địa phương đưa ra.
Ông Nguyễn Văn Hoàng quê ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội từng là một nông dân nay phải bỏ nghề làm ruộng chia sẻ.
“Ngày trước gia đình chúng tôi có làm 6 sào ruộng, nhưng làm ruộng khó khăn quá, thời tiết thì khắc nghiệt, trong khi đó giá thành giống, phân bón, thuốc lại cao….. các thứ thuế lung tung nữa nên làm ruộng quay đi quẩn lại không có thu nhập, nên gia đình chúng tôi quyết định không làm ruộng nữa, mà cho những hộ dân khác họ thuê làm, còn gia đình tôi đi làm công nhân cho công ty Miwon”.
Ông Nguyễn Văn Hùng may mắn khi còn có việc khác để làm, trong khi đó chị Nguyễn Thị Lan quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, gia đình còn khó khăn mà không có vốn để buôn bán, nên chị đành thuê thêm các ruộng của những người khác canh tác.
“Gia đình chúng tôi có tất cả 5 nhân khẩu nhưng được có 2 sào ruộng thôi, có chừng đó ruộng thì không đủ ăn, nên chồng phải đi làm thuê quanh năm, một mình ở nhà vừa nuôi con ăn học nên không đi làm đâu đâu được. Vì thế mua thêm ruộng để làm làm ruộng để làm và tôi mua đến 9 sào, làm ruộng không ăn thua nên cũng phải làm vì không có việc. Làm nông ai cũng biết vất vả đi sớm về trưa, có khi trời nắng thì cấy vào ban đêm. Thời tiết lại khó khăn vào mùa hè thì trời nắng hạn hán không có nước để cấy cho kịp mùa vụ còn về mùa mưa thì rất hay dễ lụt đến tháng 10 lại hay bị lũ lụt có khi mất trắng”
Trong vụ chiêm vừa qua thì tôi thấy khoán thuế giao thông ngân sách và khoán lao động mà họ gọi là lao động sống, 2 khoán thuế đó là nặng và vô lý nhất, nhà tôi 4 lao động phải nạp hơn 600.000đ cộng với khoản nợ cũ thì hơn 800.000đChị Hiền ở Nghệ An
Dù phải đổ bao công sức trên đồng ruộng nhưng thu nhập lại không được bao nhiêu như trình bày của chị Lan.
“Khó khăn vất vả là thế nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu, trừ tiền phân bón, giống, các loại thuốc, rồi trả cho chủ ruộng nữa nên coi như huề chưa tính công của mình, đó là năm được mùa còn năm mất mùa thì mình bị lỗ, như vụ chiêm vừa rồi tôi lỗ 1 sào đến 400.000đ”.
Các khoản thu.
Lúa làm ra khó bán, nếu có bán được thì giá lại thấp, thời tiết nay luôn chuyển biến phức tạp, khó lường trong khi các chi phí cho sản xuất nông nghiệp thì mỗi lúc một cao dân lại không có thêm các nghành nghề phụ khác để họ có thể làm thêm; trong khi đó các khoản thuế mà dân phải trả cho sản xuất nông nghiệp lại quá cao so với mức quy định. Trong khi đó lại có những khoản thu không hợp lý như thuế lao động sống, giao thông ngân sách mà họ lại thu nặng…
Chia sẻ về vấn đề này chị Hiền ở xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết.
“Gia đình tôi có 12 khẩu nhưng chỉ có 4 lao động và làm 7 sào, theo tôi thấy trong nghị định của chính phủ họp khóa 11 năm 2007 thì không thấy một khoán nào cho dân đóng nữa cả chỉ có thuế thu nông nghiệp tức là thuế nhà đất, thuế này thì không mấy xu còn các khoán khác thì theo tinh thần tự nguyện. Trong vụ chiêm vừa qua thì tôi thấy khoán thuế giao thông ngân sách và khoán lao động mà họ gọi là lao động sống, 2 khoán thuế đó là nặng và vô lý nhất, nhà tôi 4 lao động phải nạp hơn 600.000đ cộng với khoản nợ cũ thì hơn 800.000đ”.
Còn bà Lít ở huyện Kỳ Anh lại cho biết trước đây người dân có phản đối 1 số thuế vô lý nhưng đã được xã giải quyết ổn thỏa.
Bênh cạnh người dân ở tỉnh Nghệ An hay tỉnh Hà Tĩnh nói chung đang phản đối mức thuế cao và không hợp lý thì người dân ở tỉnh Thái Bình chưa quan tâm đến việc nạp thuế.
Anh Vượng quê ở tỉnh Thái Bình cho biết.
“Bọn em khi nạp thuế không có tờ giấy gì hết nên bọn em không biết, bọn em chỉ biết là đến đó họ bao nhiêu thì nạp bấy nhiêu thôi”
Trước những khoản thuế thu cao vô lý, người dân phản đối thì không được, trong khi kêu xã về họp thì họ lại không về để giải quyết cũng như nghe nguyện vọng của người dân mà họ lại tìm cách làm khó dễ cho người dân khi họ đi xin dấu của xã.
Chị Hiền cho biết thêm.
Người dân làm gì cũng phải xuống xã xin dấu, như người dân xuống xin triện vay ngân hàng họ không chấm triện, trẻ con sinh ra làm giấy khai sinh họ cũng không chấm triện, các hồ sơ đi làm ăn xa họ cũng không chấm triệt, họ bắt nạp tiền sản lượng họ mới chấm triệtChị Hiền
“Người dân làm gì cũng phải xuống xã xin dấu, như người dân xuống xin triện vay ngân hàng họ không chấm triện, trẻ con sinh ra làm giấy khai sinh họ cũng không chấm triện, các hồ sơ đi làm ăn xa họ cũng không chấm triệt, họ bắt nạp tiền sản lượng họ mới chấm triệt. Có trường hợp chị kia là gia đình hộ nghèo đi mổ đi mổ lại nhiều lần, chị ấy xuống xã nhận tiền hộ nghèo thì họ trừ vào tiền sản lượng chứ cũng không trả tiền hộ nghèo đó”.
Cơ quan chức năng nói gì?
Người dân huyện Yên Thành họ không được biết các khoán thuế giao thông ngân sách cũng như thuế lao động sống như thế nào thì chúng tôi có liên lạc với ông Nguyễn Tiến Lợi chủ tịch huyện Yên Thành nhưng ông lợi cho biết, là không có 2 loại thuế đó.
“Trong Yên Thành không có thuế ngân sách giao thông cũng như thuế lao động sống, thông tin đó không có”.
Trong khi ông chủ tịch huyện nói không có 2 khoản thuế này thì ông Hồ Phi Hèo chủ tịch xã Công Thành, huyện Yên Thành cho biết lại có và đây là chủ trương của toàn huyện.
Ông Hèo cho biết.
“Thuế lao động dân thông nhất 100.000/1 lao động/ 1 năm còn thuế giao thông thì 44.000đ/1 sào, những khoản này đều được dân thống nhất, thông qua dân, đóng góp tự nguyện là chính”
Ông chủ tịch xã cho biết là dân tự nguyện đóng góp, nhưng khi chúng tôi hỏi thêm về những việc liên quan đến việc dân khiếu nại, hay việc ủy ban nhân xã không chấm triện nếu họ chưa nạp sản lượng thì ông chủ tịch xã từ chối không trà lời.
Tình trạng thu thuế nông nghiệp quá nặng và vô lý đang làm người dân bất mãn. Bên cạnh đó việc chưa thống nhất được với nhau giữa cơ quan chính quyền từ huyện xuống xã trong những khoản thu đối với nông dân khiến nhiều nông dân hoang mang.
Xưa kia nông dân than thở phải bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời; nay họ còn phải nai lưng ra đóng góp những khoán phí cho địa phương mà thường nông dân không biết rõ có được sử dụng cho phúc lợi dân nghèo hay không!
No comments:
Post a Comment