Theo Đất Việt- 01-06- 2015
Viên chức Việt Nam đoan chắc Trung Quốc đã gây sức ép lớn để Việt Nam phải tuân thủ ba điều khoản: chấm dứt tuyên truyền chống Trung Quốc; không không quốc tế hóa tranh chấp biển đảo; và tiến hành đàm phán về vấn đề tranh chấp trên cơ sở hoàn toàn song phương.
“Láng giềng không thể di dời đi nơi khác”
Cho đến giờ thì rõ ràng chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên ngoại giao đặc biệt của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đánh dấu một điểm phản ánh quan trọng trong mối quan hệ Việt Trung sau cuộc vụ việc giàn khoan HD981.
Ông Anh, một nhân viên cấp cao của Bộ chính trị đã đến Bắc Kinh theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào buổi tối trước khi lên đường sang Trung Quốc, ông Anh đã tuyên bố chuyến đi của ông nhằm “thắt chặt tình hữu nghị ổn định, lành mạnh, lâu dài giữa hai đảng và nhà nước”. Bản tuyên bố cũng bày tỏ sự hối tiếc về các vụ bạo động chống Trung Quốc đã dẫn đến việc đốt cháy các nhà máy Trung Quốc, cũng như đưa ra cam kết rằng Việt Nam sẽ đảm bảo an toàn cho công nhân và các công ty Trung Quốc đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ông Anh đã có cuộc hội kiến với tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình; Lưu Vân Sơn – Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Vương Gia Thụy – Phó chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Trung Quốc.
Tập Cận Bình đã lên giọng với ông Anh trong cuộc viếng thăm này bằng việc nói với vị khách mời này rằng “láng giềng không thể di dời đi nơi khác và hai bên cần phải giữ mối hòa hảo nhằm đạt được lợi ích chung cho đôi bên.”
Cuộc hội đàm giữa Lê Hồng Anh và Tập Cận Bình đã đạt được ba điểm thỏa thuận. Một là, tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước. Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước, khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trong mọi lĩnh vực. Ba là, lãnh đạo cấp cao “nghiêm túc thực hiện thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển,” đã được ký kết vào ngày 11 tháng 10 năm 2011. Hai bên cũng thỏa thuận khôi phục cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới và lãnh thổ, kiểm soát tranh chấp trên biển, và “không có hành động làm phức tạp hay mở rộng tranh chấp.”
Lê Hồng Anh đã chuyển lời của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam. Tập Cận Bình đáp cho hay ông ta sẽ sang thăm Việt Nam “vào một thời điểm thích hợp.”
Cuộc hội đàm giữa Lê Hồng Anh và Tập Cận Bình nhanh chóng đạt được thoả thuận về giao lưu hai bên, các cuộc viếng thăm cấp cao của quan chức chính phủ. Ví dụ như vào ngày 14 tháng 10 năm 2014, Việt Nam chủ trì hội nghị cấp cao về phòng ngừa và kiểm soát ma túy ở Hà nội. Trung Quốc đã cử đại diện là Liu Yuejin, phó tổng thư ký Cục Kiểm soát ma túy.
Ba cuộc viếng thăm cao cấp đã diễn từ đó cho đến cuối năm 2014.
Ba chuyến thăm “theo đúng hướng”
Cuộc viếng thăm đầu tiên là chuyến đi của các nhà quân sự cấp cao do Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đến thăm Bắc Kinh từ ngày 16 đến 18 tháng 10. Chuyến thăm hữu nghị cấp cao lần thứ hai là chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì đến Hà Nội tham dự hội nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc lần thứ bảy vào ngày 27 tháng 10. Ngày 10 tháng 10, Chủ tịch Tập Cận Bình lại có cuộc hội kiến với chủ tịch Trương Tấn Sang bên lề cuộc hội nghị APEC ở Bắc Kinh.
Đầu tháng 12 lại có thêm những biểu hiện rõ hơn cho thấy mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã dần dần thắt chặt hơn. Vào ngày 4 và 5 tháng 12, đoàn sỹ quan trẻ của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã đến thăm, làm việc tại Trường Đại học Trần Quốc Tuấn thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và sau đó đã được thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đón tiếp.
Vào ngày 9 tháng 12, đoàn đại biểu Văn phòng Quản lý cửa khẩu quốc gia Trung Quốc đã đến thăm và làm việc tại Hà nội; trung tướng Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng đã tiếp xã giao đoàn này.
Tuần thứ ba của tháng 12 truyền thông Việt Nam thông báo việc cảnh sát biển Việt Nam đã cứu hộ hai tàu đánh cá Trung quốc ngoài khơi miền trung Việt Nam.
Cuộc viếng thăm thứ ba gần đây nhất và cũng ở cấp cao nhất diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 12 là chuyến đi đến Hà Nội của Du Chính Thanh, thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cũng là Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Du Chính Thanh đến Hà Nội theo lời mời của lời mời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngay khi đến Hà Nội, Du Chính Thanh đã nêu rõ mục đích chuyến công du đến Việt Nam là được sự ủy nhiệm của Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng bí thư Tập Cận Bình nhằm tăng cường tin cậy lẫn nhau, tạo sự đồng thuận và thúc đẩy sự tiến bộ của quan hệ Việt – Trung “theo đúng hướng”.
Vào ngày 25 tháng 12, Du Chính Thanh hội kiến Lê Hồng Anh trên cương vị thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Du Chính Thanh lưu ý rằng cuộc viếng thăm của Lê Hồng Anh ở Bắc Kinh vừa qua đã “ góp phần đáng kể trong việ cải thiện mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.” Ngày hôm sau Du Chính Thanh lại tiếp tục hội đàm với Nguyễn Thiện Nhân – chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cũng là ủy viên bộ chính trị. Du Chính Thanh cũng có cuộc gặp gỡ với Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo truyền thông Trung Quốc, mục đích chuyến công du của Du Chính Thanh là nhằm thắt chặt việc trao đổi cấp cao với Việt Nam và thúc đẩy sự hợp tác hai bên theo con đường đúng đắn. Trung Quốc mong muốn thúc đẩy đối thoại với Việt Nam, và cải thiện quan hệ song phương theo một tầm nhìn chiến lược và lâu dài. Không một bài tường trình nào giải thích “theo đúng hướng” nghĩa là gì. Tuy nhiên, một số các thảo luận ngoài lề về chuyến công du này của những viên chức và nhà báo Việt Nam và cả tờ The Diplomats lại hé lộ những điều khác.
3 điều kiện, 2 phản đối và “tránh ồn ào”
Viên chức Việt Nam đoan chắc Trung Quốc đã gây sức ép lớn để Việt Nam phải tuân thủ ba điều khoản: chấm dứt tuyên truyền chống Trung Quốc; không không quốc tế hóa tranh chấp biển đảo; và tiến hành đàm phán về vấn đề tranh chấp trên cơ sở hoàn toàn song phương.
Các nhà báo Việt Nam cũng đã tiết lộ cho tờ The Diplomat rằng Trung Quốc phản đối việc Việt Nam gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực bản tuyên bố lập trường về vụ kiện của Philippines, và yêu cầu Việt Nam giữ kín và không công bố bản tuyên bố.
Trung Quốc cũng phản đối hai điểm trong bản tuyên bố lập trường này của Việt Nam. Thứ nhất Trung quốc phản đối khẳng định của Việt Nam về việc Tòa Trọng tài Thường trực có thẩm quyền pháp lý về cácc vấn đề do Philippines nêu ra trong đơn kiện. Thứ hai, Trung Quốc không đồng ý với ý kiến rằng một số các điểm tranh chấp trên Biển Đông không bao gồm lãnh hải hay đặc khu kinh tế.
Không một điều nào trong số các điều tuyệt mật này được công bố trong các bản tường trình về chuyến công du của Du Chính Thanh, nhưng rõ ràng thì tranh chấp Biển Đông đã được đề cập đến. Cả hai bên đồng ý giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Du Chính Thanh nêu rõ, “Tranh chấp biển rất phức tạp và nhạy cảm, vì vậy sự khác biệt trong các cuộc thương thuyết cần phải được kiểm soát và quản lý. Hai bên nên tránh chính sách ngoại giao ồn ào vì chỉ kích động dư luận trong công chúng.” Du Chính Thanh cũng đề nghị cả hai bên nên “thắt chặt sự tin tưởng về chính trị và tạo sự đồng thuận, tăng cường định hướng dư luận, và thúc đẩy sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau.”
Du Chính Thanh kết luận, “chúng tôi sẵn lòng hợp tác với Việt nam, đẩy mạnh huấn luyện nhân sự và trao đổi truyền thông, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho dư luận công chúng về phát triển mối quan hệ Trung Việt.”
Sau cuộc gặp gỡ với ông Nguyễn Thiện Nhân, Du Chính Thanh tuyên bố Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn lòng hợp tác chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực thi Bản ghi nhớ hợp tác giữa Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội nghị Chính Hiệp Trung Quốc giai đoạn 2014-2019.” Cả hai tổ chức này là công cụ đắc lực của hai đảng nhằm huy động dư luận phục vụ cho chính sách cai trị.
Vào ngày cuối cùng ở Việt Nam, Du Chính Thanh đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm tại lăng Hồ Chí Minh và tham dự buổi khánh thành Học viện Khổng tử tại Đại học Hà Nội.
Ba ngày sau đó, việc Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ cho giám đốc văn phòng Gìn Giữ Hòa Bình – Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc cho thấy mối quan hệ song phương đã chuyển động theo hướng tích cực. Đoàn cán bộ Văn phòng Gìn giữ hòa bình Trung Quốc đã được Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng đón tiếp.
Trung tướng Võ Văn Tuấn ủng hộ sự hợp tác trong tương lại giữa hai trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Trung như “chia sẻ thông tin, và hoàn thiện cơ chế cho các hoạt động và chính sách gìn giữ hòa bình.” Ông Tuấn cũng nhấn mạnh rằng việc hợp tác quốc tế về gìn giữ hòa bình là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong đối ngoại quốc phòng trong năm 2015 và mong muốn Trung Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề này.
Hồ Cẩm Đào tới Việt Nam vào năm nay?
Giới truyền thông Việt đã không tạo chú ý nhiều đến việc hâm nóng quan hệ Việt Trung nhằm tránh khơi mào thêm việc chống Trung Quốc ngay bên trong Việt Nam. Các nhà bình luận trong nước chỉ trích chính quyền và các nhà lãnh đạo quốc gia đã bất lực khi chống lại Trung Quốc. Họ cũng cho rằng ý thức hệ là một nền tảng nông cạn cho mối quan hệ hai bên và Việt nam cần phải “ thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc.”
Theo điều luật của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ủy Ban Trung Ương Đảng phải họp hai lần một năm. Nếu một năm có nhóm họp ba lần thì đó không phải là chuyện bất thường. Nhưng trong năm 2014, Ủy ban Trung ương chỉ có nhóm họp một lần. Phiên họp thứ chín được tổ chức vào tháng Năm nhân chuyện giàn khoan HD 981. Phiên họp thứ 10 đáng ra được tổ chức vào tháng 8 lại được dời lại vào tháng 10, sau khi Trung Quốc rút dàn khoan đi hồi giữa tháng 7. Phiên họp thứ 10 này lại được dời lần nữa vào tháng 12.
Các nhà ngoại giao ở Hà Nội cho hay rằng việc dời phiên họp thứ 10 này có thể sẽ kéo dài cho đến tận ngày 5 đến 15 tháng 1. Phiên họp này sẽ chú trọng đến hai vấn đề quan trọng liên quan nội bộ bên trong: bỏ phiếu bầu bí mật các nhân sự đảng cấp cao và việc quan hệ với Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan HD 981. Không nghi ngờ gì nữa khi các ủy viên bộ chính trị sẽ cân nhắc cẩn thận các thỏa thuận và giao kèo với Du Chính Thanh.
Việc trao đổi gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy rằng cả hai bên đang cam kết giảm bớt căng thẳng do giàn khoan HD 981 gây ra. Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề lặp lại một quan hệ nhằm xoa dịu mong muốn “thoát Trung” trong nước ở Việt Nam và đồng thời chứng tỏ trong khu vực rằng Trung Quốc cam kết cho các giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh cũng đề nghị tăng cường quan hệ trong diện rộng ở nhiều lãnh vực để thể hiện việc hợp tác với Trung Quốc đem lại nhiều lợi lộc hơn là chống đối lại họ.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đều nhận ra rằng Đảng Cộng sản là chìa khóa để thúc đẩy mối quan hệ bền vững song phương. Cả hai phía đều chú trọng đến tầm quan trọng của việc đạt được sự đồng thuận của hai bên ở cấp lãnh đạo cao nhất về các bước tiếp theo để khôi phục mối quan hệ vốn có. Lãnh đạo cả hai nước đều mong muốn các cơ quan đoàn thể và chính phủ, cũng như các lực lượng vũ trang cũng sẽ tuân theo chính sách này.
Cả hai bên đều nhận ra rằng dư luận trong nước là những hành động không thể đoán trước được và có thể phá hủy nỗ lực nhằm khôi phục và phát triển quan hệ song phương. Chuyến công du của Du Chính Thanh rất quan trọng vì đã mở ra các kênh liên quan đến các hoạt động tuyên truyền và giáo dục diện rộng (hay động viên đại chúng) giữa những thính giả trong nội địa. Toàn cảnh này đã được dàn dựng cho cuộc viếng thăm của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Việt Nam vào năm nay. Và cũng không nghi ngờ gì nữa khi Hà Nội sẽ hân hạnh được đón tiếp Tổng thống Barack Obama trước khi ông ta hết nhiệm kỳ này
Phương Thảo (Hà Lan) dịch / Nguon: Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam / ijavn.org
No comments:
Post a Comment