Tuesday, December 30, 2014

Trung Quốc nhận danh hiệu “Kẻ bỏ tù nhà báo tệ hại nhất” năm 2014

Larry Ong, Epoch Times 30 Tháng Mười Hai , 2014
Trong năm 2014, chính quyền Trung Quốc đã bắt giam nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
Các nhà báo nước ngoài tác nghiệp tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 9/11 tại Bắc Kinh. (Ảnh internet)
Người dân và nhà báo nước ngoài chụp ảnh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. (Ảnh internet)
Báo cáo thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) ghi nhận chính quyền Trung Quốc đã bắt giam 44 phóng viên. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay tại nước này theo thống kê của CPJ, mang đến cho Trung Quốc danh hiệu “Kẻ bỏ tù nhà báo tệ hại nhất năm 2014″.
Tổng cộng có 220 nhà báo hiện đang bị cầm tù trên khắp thế giới – con số này chỉ đứng sau mức cao kỷ lục là 232 vào năm 2012. Hoạt động thống kê kể trên được CPJ thực hiện từ năm 1990.

Các nhà báo người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng chiếm khoảng một nửa trong số những người bị cầm tù.

Các nhà báo người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng chiếm khoảng một nửa trong số những người bị cầm tù. Trong số những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt có Ilham Tohti, một giảng viên và blogger dám nói ra chính kiến. Ông bị kết án tù chung thân vào hồi tháng 9.
Không kháng cáo dù bị xử bất công
Một số nhà báo trong danh sách của CPJ đã bị cầm tù nhiều năm nay.
Yang Tongyan, nổi tiếng với bút danh Yang Tianshui, đã bị kết án tù 12 năm vì tội “lật đổ chính quyền nhà nước” vào ngày 17/5/2006. Ông đã từng viết bài cho Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times).
Là nhà phê bình nổi tiếng về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông đã bị xử một bản án khắc nghiệt bởi vì ông được cho là “trúng cử” vào vị trí lãnh đạo của một “chính phủ chuyển tiếp dân chủ Trung Quốc”, một chính phủ giả định có thể thay thế ĐCSTQ khi nó sụp đổ. Trước đó, Yang đã viết một bài báo cho Epoch Times trong đó ủng hộ mô hình chính trị trên.
Yang từng bị bỏ tù 10 năm vì phản kháng cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Ông khẳng định rằng trước đó ông không hề biết tên mình nằm trong danh sách bầu cử của “cuộc bầu cử” trực tuyến được khởi đầu từ bên ngoài Trung Quốc này.
Trước phán quyết nhanh chóng của tòa án (Yang đã bị bắt giữ vào ngày 23/12/2005), Yang suy luận rằng ông đã bị xét xử bởi một phiên toà dàn dựng, và quyết định không kháng cáo vì lương tâm của ông trong sạch đối với bản án mà ông cho là được tạo ra bởi một chế độ hoang tưởng và hoàn toàn bất công.
Theo nhóm biểu đạt tự do Trung tâm Văn bút Mỹ (PEN American Center), Yang đang bị giam giữ tại Trại giam Quận Dantu thuộc Trấn Giang, tỉnh Giang Tô ở phía đông của Trung Quốc. Trung tâm Văn bút Mỹ đã trao tặng Yang giải thưởng Ngòi bút Tự do PEN/Barbara Goldsmith vào năm 2008.
Khi người thân đến thăm Yang vào tháng 9 năm 2013, họ thấy ông bị bệnh mãn tính. Ông cho biết mình đã không được điều trị tử tế.
Bị tống giam vì nói ra sự thật
Ít ra thì Yang cũng đã nhận được một số sự điều trị.
Trở lại hồi năm 2000, những người sáng lập một chi nhánh của Epoch Times ở Trung Quốc đã bị bắt giữ, tra tấn, thẩm vấn, bị bắt làm việc nhiều giờ liên tiếp một cách tàn bạo, và đã bị bỏ tù tới 10 năm.
Epoch Times là một tờ báo trực tuyến được sáng lập vào năm 2000 bởi một nhóm người Trung Quốc nhập cư sống tại Atlanta (Hoa Kỳ). Trưởng chi nhánh Trung Quốc Zhang Yuhui và nhóm của ông đã đưa tin về Trung Quốc đại lục từ một căn hộ của họ ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.
Huang Kui, một trong những nhân viên chi nhánh Trung Quốc thời đó, cho biết: “Trang web đăng tải các tin tức không bị kiểm duyệt cho người dân, đặc biệt là đối với người Trung Quốc, vì người Trung Quốc không có kênh thông tin tự do nào”.
Huang bị bắt giữ vào ngày 16/12/2000 và là 1 trong 10 nhà báo của Epoch Times bị giam cầm. Zhang Yuhui, Meng Jun và Shi Shaoping mỗi người lĩnh một án tù 10 năm. Huang Kui lĩnh án 5 năm, có lẽ bởi vì ông đưa các tin tức quốc tế trong khi những người khác tập trung vào các vấn đề Trung Quốc, đặc biệt là về cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần cổ truyền của Trung Quốc dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Việc tập luyện môn này đã bị ĐCSTQ cấm từ năm 1999, không lâu sau một cuộc điều tra của nhà nước cho thấy có ít nhất 70 triệu người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ.
Huang cuối cùng đã bị chuyển đến một trại lao động. Tại đây, ông phải làm việc 16 giờ/ngày. Có lúc, Huang đã bị ép phải cạy vỏ hạt dẻ cười bằng những chiếc kìm lớn.
Ông Huang kể lại: “Những chiếc kìm này làm tay tôi bị phồng rộp, rất đau đớn”.
Cai ngục thỉnh thoảng lại hành hung Huang bằng dùi cui điện.
Vì Huang là một học viên Pháp Luân Công, ông cũng phải trải qua vô số các phiên tẩy não, trong đó cai ngục cố gắng khiến ông từ bỏ việc thực hành môn tu luyện ôn hòa này, nhưng không thành công.
Huang cuối cùng đã được thả tự do vào ngày 15/12/2005. Ông giành được một suất học bổng tại Đại học bang Ohio, và hiện giờ là một kỹ sư sống ở bang Illinois (Hoa Kỳ).
Tổng biên tập Zhang Yuhui bị bắt khi ở tuổi ngoài 30, vừa được thả tự do vào tháng 12 năm 2010.
Theo Huang, Zhang từng bị trói vào thiết bị tra tấn khét tiếng “Ghế cọp – Tiger Bench” trong bảy ngày đêm khi còn trong tù.
“Ghế cọp” là cách tra tấn trong đó người bị tra tấn phải ngồi với hai chân bị kéo căng trên một băng ghế dài và mỏng, hai đầu gối bị buộc chặt vào băng ghế. Sau đó, cai ngục buộc các vật nặng dưới chân người bị tra tấn để uốn cong đầu gối của họ, gây đau đớn cùng cực.
Kìm kẹp tự do báo chí
Hiện tại, chính quyền Trung Quốc vẫn kìm kẹp tự do báo chí.
Trong báo cáo thường niên năm 2014, CPJ cũng quan sát thấy rằng người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đặc biệt đàn áp báo chí trong năm 2014.

Tờ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã công bố các quy tắc truyền thông mới, trong đó cấm đưa tin về các “bí mật nhà nước”, nhưng không định nghĩa rõ ràng khái niệm đó bao gồm những gì.

Các phóng viên từ giới truyền thông quốc tế như New York TimesReuters, và Bloomberg đã bị từ chối cấp visa vào Trung Quốc. Vào hồi tháng 7, tờ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã công bố các quy tắc truyền thông mới, trong đó cấm đưa tin  về các “bí mật nhà nước”, nhưng không định nghĩa rõ ràng khái niệm đó bao gồm những gì.
CPJ cho rằng những biện pháp này cho thấy cuộc “đàn áp rộng lớn về tự do ngôn luận kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức” vào năm 2012 vẫn đang tiếp diễn.

No comments:

Post a Comment