Saturday, July 12, 2014

Hà Nội chủ trương tránh phụ thuộc vào Trung Quốc



Tác động của Trung Quốc tới nền kinh tế thủ đô là có và để tránh sự phụ thuộc, thành phố Hà Nội sẽ chú trọng đa dạng hóa, mở rộng thị trường mới, tiềm năng.
A1; Theo Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội sẽ mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc (ảnh Minh Minh)
Theo Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội sẽ mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Ảnh: Minh Minh.
Phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội sáng 11/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, nền kinh tế thủ đô có chịu sự tác động của Trung Quốc trong việc gây hấn trên biển Đông; trong đó rõ ràng nhất là ở lĩnh vực du lịch, khi vài tháng gần đây lượng khách Trung Quốc đến Hà Nội rất ít. “Tuy nhiên, mức tác động đến đâu thì phải tính toán khoa học, cụ thể dựa trên các số liệu chính xác”, ông Thảo nói.
Chủ tịch Hà Nội thông tin, hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 13 – 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thủ đô; nhập khẩu chiếm 30 – 40%; số khách du lịch chiếm 10% trong tổng số khách nước ngoài. Hiện có 197 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư với tổng vốn 168 triệu USD, chiếm 1,06% tổng FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) của Hà Nội.
Theo ông Thảo, Hà Nội chủ trương tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Hà Nội đang hướng ra thị trường châu Phi. Tới đây, thành phố giao cho Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) sang Ăngola thiết lập mạng lưới thị trường tại nước này.
Phân tích nguyên nhân khiến kinh tế Hà Nội có mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ, ông Thảo cho hay, kinh tế của thủ đô đặt trên cơ cấu dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Về công nghiệp, từ năm 2010 đến này giá trị gia tăng và chỉ số phát triển về công nghiệp liên tục sụt giảm.
Người đứng đầu thành phố cho rằng sự sụt giảm trên do một số doanh nghiệp chủ lực, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn của Hà Nội đã thực hiện quy hoạch và di dời sang Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc.... Trong khi đó, chỉ có 18 doanh nghiệp mới đầu tư về công nghiệp, với quy mô rất nhỏ.
Với thương mại dịch vụ, năm nay do sức mua giảm nên bán lẻ chỉ tăng 10% (những năm trước khoảng 20%) nên cũng ảnh hưởng chung đến tăng trưởng. Xuất khẩu mặc dù có dấu hiệu phục hồi nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn rất thấp. Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, giữ mức tăng trưởng từ 2 - 3% đã là rất cố gắng. “Trên đây là những yếu tố dẫn tới tăng trưởng chúng ta thấp hơn cùng kỳ”, ông Thảo lý giải. 
Mặc dù tình hình kinh tế từ nay đến cuối năm được dự báo là còn nhiều khó khăn, gắt gắt, tuy nhiên, Chủ tịch Hà Nội vẫn đưa ra đánh giá lạc quan khi cho rằng với đà của Thủ đô như hiện nay, cuối năm vẫn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5 – 9%.
Cũng theo Chủ tịch Hà Nội, trong bối cảnh tình hình còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định, Trung Quốc tiếp tục leo thang, gia tăng căng thẳng trên biển Đông, thành phố sẽ tập trung cao độ huy động các lực lượng, các ngành, các cấp tham gia bảo vệ tuyệt đối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
“Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa, kiên quyết không để xảy ra tuần hành, biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, xử lý nghiêm những người có hành vi lôi kéo, kích động”, ông Thảo nhấn mạnh.
Phát biểu bế mạc kỳ họp, bà Ngô Thị Doãn Thanh cho hay HĐND Thành phố Hà Nội kịch liệt phản đối hành động trái phép của phía Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981; thống nhất thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không được tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Minh Min
h

No comments:

Post a Comment