Tuesday, April 15, 2014

Đã có 25 trẻ tử vong vì sởi

Mụ..Tiến tử thần..đâu rồi?...25 oan hồn đang ghào thét trước cổng thiên đàng, mụ tính sao đây?
Đã nói rồi, từ giờ tới hết nhiệm kỳ của mụ ..Tiến tử thần..sẽ còn nhiều oan hồn sống vất vưỡng trên cổng thiên đàn.

Bộ trưởng Công thương và Y tế trả lời chất vấn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Đã có 25 trẻ tử vong vì sởi

15/04/2014 02:07 (GMT + 7)
TT - Theo Bộ Y tế, chỉ trong hai tháng rưỡi qua đã có 25 trường hợp tử vong do sởi, một căn bệnh vốn được coi là lành tính. Điều làm nhiều người lo ngại là virút gây bệnh sởi có biến đổi về hoạt lực và tấn công thẳng vào phổi, gây tử vong nhanh.

Hai ngày cuối tuần vừa qua, dư luận “nóng” về ý kiến của GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư.
Bệnh viện nói bất thường, Bộ Y tế nói không
"Đã có những thay đổi ở virút gây sởi trong mùa dịch này. Đặc biệt là tình trạng virút tấn công thẳng vào phổi, làm phổi trẻ mờ trắng chỉ một ngày sau khi vào viện, trẻ suy hô hấp nhanh phải hỗ trợ thở oxy hoặc thở máy. Trong khi thông thường các biến chứng viêm phổi, tiêu chảy... chỉ xuất hiện khi ban sởi đã bay hết"
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng 
(trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai)
Theo GS Liêm, đối với VN, dịch sởi nguy hiểm hơn dịch cúm gia cầm, do số tỉnh thành có dịch, tốc độ lây lan, số ca mắc và tử vong đều nhanh và rộng hơn hẳn dịch cúm gia cầm. Trong khi để chống cúm gia cầm, cả hệ thống chính trị của VN và nhiều tổ chức quốc tế đã vào cuộc. “Nên xem xét lại về tiêu chuẩn thế nào là dịch sởi, nếu xác định là dịch thì đừng ngần ngại công bố. Nếu không công bố, cộng đồng sẽ không nhận thức được mức độ nguy hiểm và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng tránh. Bởi để phòng chống dịch sởi chỉ bệnh viện là không đủ, mà phải có sự tham gia chống dịch ở trường học, ở cộng đồng...” - GS Liêm nói.
Trong khi đó tại cuộc họp trực tuyến với Viện Pasteur TP.HCM, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cuối tuần trước về dịch sởi, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá chưa ghi nhận biến đổi về hoạt lực ở virút gây sởi. Cụ thể, theo ông Long, type virút gây sởi vẫn là H1 ở miền Bắc và D8 ở miền Nam, chưa thay đổi về khả năng lây truyền. Nhưng tại các bệnh viện nhi khoa trực tiếp điều trị bệnh sởi thì tình hình khác hẳn. Thời điểm giữa tháng 4 thông thường là cuối mùa dịch sởi, song Bệnh viện Nhi T.Ư vừa dành thêm 20 giường bệnh tại khu vực điều trị tự nguyện cho bệnh nhân sởi. Tại khoa truyền nhiễm, các phòng làm việc của nhân viên y tế buộc phải dành cho bệnh nhi dù khoa sắp xếp tới 4 trẻ/giường.
Những nghi vấn chưa có lời đáp thỏa đáng
Cũng tại cuộc họp trực tuyến cuối tuần trước, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng dịch sởi đã xuất hiện trở lại ở VN vào cuối năm 2013 và Bộ Y tế bắt đầu triển khai các biện pháp phòng chống từ thời điểm này. Song thực tế không phải vậy. Phải đến đầu tháng 2-2014, khi Hà Nội và Yên Bái đã có ba trẻ em tử vong do sởi, những biện pháp phòng chống dịch đầu tiên mới được triển khai thông qua hình thức tiêm phòng tại ổ dịch sởi ở Yên Bái cho khoảng 5.000 trẻ. Tại Hà Nội, TP.HCM - vùng có nhiều ổ dịch rải rác, dân số đông và có nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng, phải đến tháng 3 khi Bộ Y tế triển khai tiêm vét văcxin sởi trên toàn quốc, công tác phòng dịch mới thật sự bắt đầu. Như vậy việc triển khai phòng dịch ở các điểm nóng là chậm.
Tính từ thời điểm đầu tháng 2 (khi bắt đầu có tử vong do sởi) đến đầu tháng 4-2014, Bộ Y tế mới lần đầu tiên công bố số trẻ đã tử vong do sởi và các biến chứng liên quan đến sởi trong hơn hai tháng qua là 25 trẻ. Đây là một con số được thống kê muộn màng và chưa làm hài lòng những người theo dõi mùa dịch sởi năm nay vì mức độ minh bạch, nhưng cũng chứng tỏ tác hại của dịch sởi năm nay là rất lớn. Tuy nhiên, một chuyên gia về điều trị bệnh lây ở trẻ em khuyến cáo cần tính thêm số trẻ mắc sởi nặng xin về nhà. Đó cũng là các trường hợp tử vong do sởi nhưng không được tính vào số trẻ tử vong tại bệnh viện. Như vậy, tổng số tử vong do sởi và các bệnh biến chứng liên quan đến sởi của mùa dịch năm nay sẽ lớn hơn con số 25 trẻ.
Ngoài ra, nhiều người đang nghi ngờ chuyện chậm báo cáo dịch để bảo vệ thành tích. Lâu nay các báo cáo đều ghi nhận tỉ lệ tiêm chủng văcxin sởi trên 90%. Nhưng từ mùa dịch này, điều làm người ta nghi vấn là có 4,4% trẻ đã tiêm chủng đầy đủ vẫn mắc bệnh, vậy chất lượng tiêm chủng liệu có đạt yêu cầu? Ngoài ra, có một tỉ lệ trẻ mắc sởi nhưng “không rõ về tiền sử tiêm chủng”. Theo nhận định của GS Liêm, dịch sởi cho thấy cần phải xem xét lại một số vấn đề của chương trình tiêm chủng mở rộng, có lẽ mức độ bao phủ của chương trình không cao như chúng ta vẫn nghĩ!
25 trẻ em đã tử vong (theo báo cáo) do mắc một căn bệnh vốn được coi là lành tính là một hiện tượng lạ. Những thành tích (nếu có) liên quan đến tỉ lệ tiêm chủng ngừa bệnh sởi đã được báo cáo hẳn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vụ dịch lần này. Nếu vậy còn điều gì cản trở việc công khai, minh bạch về mức độ vụ dịch, số ca tử vong, diễn biến dịch, nguy cơ biến đổi virút...? Dù cho rằng virút chưa biến đổi, nhưng Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM nghiên cứu sự biến đổi của virút gây viêm đường hô hấp cấp, trong đó có virút gây bệnh sởi. Nếu phát hiện bất thường (là điều kiện quan trọng để công bố dịch sởi năm nay) thì mùa dịch đã qua.
LAN ANH

No comments:

Post a Comment