Tuesday, April 15, 2014

Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 có thể còn kéo dài

Nhà máy thủy điện này có bị rung rinh cũng chỉ là..chuyện nhỏ, khi nào cái nhà máy này bị..sụp bà chè & chết vài ba ngàn mạng người..mới là chuyện lớn. Ohh mà lúc đó thì nhà Sản lại ca bài ca...rút kinh nghiệm..thì huề cả làng thôi, đâu có sao đâu. 
Mấy bác tư lệnh lớp 3 trường làng nhà mình có muốn sống ở khu vực gần thủy điện này không? 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Các chuyên gia cho rằng hệ thống đới đứt gãy ở khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 phức tạp, tần suất động đất kích thích ở công trình này tiếp tục diễn ra, còn kéo dài.
Trước tình hình động đất kích thích xuất hiện trở lại ở thủy điện Sông Tranh 2, ngày 15/4, đoàn công tác của Viện Vận lý địa cầu do PGS.TS Cao Đình Triều làm trưởng đoàn đã về kiểm tra địa chất xung quanh công trình này ở huyện Bắc Trà My. 
15-4-Anh-1-Dap-Song-Tranh-2-4531-1397557
Công trình đập chính, thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) nhìn từ phía thượng lưu. Ảnh: Trí Tín.
Các chuyên gia nhận định, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 là loại động đất hồ chứa phản ứng nhanh, có biểu hiện dồn dập theo từng đợt. Những biểu hiện này hoạt động kéo dài suốt hàng chục năm giống với đập thủy điện Koyna (Ấn Độ).
"Tại các nhà máy thủy điện trên thế giới, thông thường sau thời gian vài năm đầu tích nước tần suất động đất kích thích sẽ giảm dần, đi vào ổn định. Điều kỳ lạ là ở thủy điện Sông Tranh 2 dù tích nước lòng hồ 4 năm qua nhưng tần suất động đất kích thích vẫn còn kéo dài, chưa giảm ", ông Triều nhận định. 
Ông Triều dẫn chứng, năm 1967 từng xảy ra trận động đất 6,3 độ richter ở gần đập thủy điện Koyna. Trận động đất trong vùng lòng hồ đã tạo cột sóng khổng lồ vượt qua đập khiến 200 người thiệt mạng, hơn 1.500 người bị thương và hàng nghìn người không có nơi cư trú. 
Sau thảm họa này, Chính phủ Ấn Độ đã chi 70 triệu USD lắp đặt 10 trạm địa chấn, quan trắc vừa theo dõi cảnh báo hiện tượng động đất vừa phục vụ nghiên cứu môi trường sinh chấn. 33 năm sau, ở khu vực này tiếp tục xảy ra trận động đất khoảng 5 độ richter nhưng nhờ có hệ thống trạm cảnh báo kịp thời nên người dân trong vùng đã kịp sơ tán, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản. 
15-4-Anh-2-Dap-Song-Tranh-2-1274-1397557
Vùng lòng hồ công trình thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.
Các chuyên gia đều có chung nhận định hệ thống đứt gãy tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có biểu hiện phức tạp. Đới đứt gãy này mang tên Trà Bồng hoặc Hưng Nhượng - Tà Vi cách tuyến đập Sông Tranh 2 khoảng 2 km.
Ông Triều cho rằng, động đất mạnh nhất có thể xuất hiện tại khu vực hồ Sông Tranh 2 đạt xấp xỉ 5,5-6,1 độ richter. Nếu động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn (sóng thần) tác động trực tiếp vào thân đập có nguy cơ gây vỡ đập. Muốn nắm được quy luật động đất kích thích ở thủy điện Sông Tranh 2 thuộc dạng nào, kéo dài bao lâu, cần phải nghiên cứu thêm môi trường sinh chấn (cấu trúc đất đá, khả năng tích lũy đới dập vỡ, cột nước vùng lòng hồ tác động gây biến đổi môi trường).  
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) đã ghi nhận hai trận động đất đều ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Cụ thể, ngày 12/1 có độ lớn 2,6 độ richter, độ sâu chấn tiêu 5,5 km và đêm 3/4 có độ lớn 3,4 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km. Hiện Viện Vật lý Địa cầu đã đưa vào hoạt động 10 trạm quan trắc động đất ở khu vực này, trong đó 9 trạm có đường truyền Internet và truyền dữ liệu về Hà Nội, cập nhật 24/24.
Trước đó, sau hơn 1 năm ngưng tích nước, tháng 12/2013, thủy điện Sông Tranh 2 được phép tích nước trở lại đến cao trình 166m, dưới 4m so với cao trình tích nước đầy là 170m.
Trí Tín

No comments:

Post a Comment