THEO TUỔI TRẺ 15/04/14 09:45
Chỉ vì lấy hai cuốn truyện trị giá 20.000 đồng trong siêu thị, một HS đã bị bắt, trói chặt hai tay vào lan can, dán lên người dòng chữ “Tôi là người ăn trộm"..
Hình ảnh phản cảm này ngay sau đó xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội.
Chiều 14/4 thầy Thái Duy Hằng, hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai), xác nhận người trong bức hình bị bêu xấu với tấm bảng có dòng chữ “Tôi là người ăn trộm” lan truyền trên mạng mấy ngày qua là S., học sinh của trường. “Chứng kiến học sinh bị như vậy thật sự hết sức đau lòng. Hai cuốn truyện chẳng đáng là bao, còn nhiều cách giáo dục khác nhưng giờ đây tất cả đã đi quá xa, một hành vi bêu xấu hết sức phản cảm và để lại những hậu quả lớn về mặt tâm lý” - thầy Hằng nói.
Hiện trường xảy ra vụ việc - Ảnh: Thái Bá Dũng |
“Em thích hai cuốn sách quá”
Trưa 14/4, khi được cô giáo dẫn từ lớp lên phòng thầy hiệu trưởng, S. đã òa khóc nức nở. “Thầy cô tha thứ cho em hết, không có việc gì cả nên em không cần phải sợ sệt. Thầy cô cũng đã từng có lầm lỗi như em, cũng có lần hái trộm trái ổi, trái xoài và nhận ra lỗi của mình để sửa chữa, lớn lên” - cô giáo phụ trách Đội ngồi bên dỗ dành, động viên để S. lấy lại bình tĩnh. Trường THCS Chu Văn An cũng đã quán triệt học sinh không được bàn tán, không được xa lánh để bạn vượt qua lúc khó khăn.
Kể lại sự việc ngày bị cột trói tại siêu thị, S. nói trong sợ sệt. S. cho biết sáng 10/4, sau khi được cô giáo cho nghỉ học sớm, S. và một số bạn học cùng lớp rủ nhau vào siêu thị Vĩ Yên (cách trường khoảng 300m) chơi. Khi đi dạo ở quầy truyện, thấy hai cuốn truyện tranh Dâu chua và Đào trường thọ đọc hấp dẫn, S. cầm đọc và có ý định mua. Tuy nhiên lục vào túi quần thì không còn đồng nào. “Em thích hai cuốn sách quá nên đã lấy và bỏ vào trong áo khoác để về nhà đọc” - S. kể.
S. nói tiếp khi vừa bước qua cửa kiểm soát của siêu thị thì chuông báo động reo lên. Lúc này rất đông người xung quanh đứng nhìn. Chỉ vài phút sau, có bốn nhân viên của siêu thị gồm một nam thanh niên và ba người nữ bước tới dọa nạt: “Cháu lấy cắp đồ của siêu thị phải không?”. Nói rồi nhóm người này kéo S. qua một bên bắt đầu lục soát khắp người S.. Một phụ nữ luồn tay vào người, soát từ trên cổ xuống đến hông thì phát hiện hai cuốn sách được S. giấu bên trong.
Ngay sau khi phát hiện việc S. lấy cắp, bốn nhân viên siêu thị đã yêu cầu S. viết bản tường trình. Nhóm người này yêu cầu S. khai tên tuổi, địa chỉ trường học, tên và số điện thoại của bố mẹ. Lúc này một nữ nhân viên lên tiếng dọa: “Cháu không nói thì cô sẽ gọi công an đến bắt đấy”.
Thấy S. không nói, hai nữ nhân viên đã kéo hai tay S. ra, một người khác cầm cuộn băng keo dán chặt hai cổ tay ở hai đầu lan can, ngay giữa lối ra vào chính của siêu thị. Khoảng hai phút sau, một nữ nhân viên khác bước từ trên lầu xuống cầm theo tờ giấy có in dòng chữ “Tôi là người ăn trộm”. Cô này đưa tờ giấy cho một người khác dán trước ngực S., rồi một nam thanh niên cầm điện thoại chụp hình. “Lúc đó có rất đông người đứng nhìn, nhiều người kêu thả cháu ra nhưng họ không chịu thả. Cháu xấu hổ lắm” - S. nói.
Tấm hình nhói lòng lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua - Ảnh trên Facebook |
Cô Nguyễn Công Quỳnh Trang, giáo viên chủ nhiệm của S., cho biết sau khi việc S. bị trói tại siêu thị, nhiều bạn cùng lớp đã gọi điện báo cho cô. Tuy nhiên khi giáo viên tới thì tất cả đã được giải quyết, một người bác của S. ở thị trấn Chư Sê biết chuyện đã tới làm giấy bảo lãnh, nộp phạt và đưa S. về nhà.
Tung lên Facebook để “chém cho vui”
Chiều 14/4, bà Thu Ba, giám đốc siêu thị Vĩ Yên, cho biết sự việc xảy ra tại siêu thị Vĩ Yên vào ngày 10/4. Thời điểm đó lãnh đạo của siêu thị không có mặt ở các quầy bán hàng, nhưng nhiều nhân viên báo cáo lại là có buộc một học sinh bằng băng keo và treo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” trước ngực để S. sợ. Bà Thu Nga cho biết nhóm người tham gia việc khống chế S. gồm một nhân viên bảo vệ và ba nhân viên bán hàng.
Tại buổi làm việc với Công an thị trấn Chư Sê chiều 14/4, ông Phan Văn Hải, bảo vệ siêu thị Vĩ Yên, thừa nhận đã cùng ba nhân viên của siêu thị gồm Cưng, An, Tân bắt giữ cháu S. lại. Ông Hải nói rằng lúc đó do S. không chịu khai nên nhóm nhân viên đã cùng nhau trói, dùng băng keo bó chặt hai tay S. vào lan can sắt. Ông Hải đã dùng điện thoại chụp hình lại và đến chiều cùng ngày tung lên Facebook để “chém cho vui”.
Còn bà Trần Thị Kim Oanh, kế toán của siêu thị Vĩ Yên thừa nhận chính bà đã in tờ giấy có dòng chữ “Tôi là người ăn trộm” để treo trước ngực S. nhằm “dọa” S. “Tôi không lường trước được sự việc lại đi quá xa như thế này” - bà Oanh nói.
Ông Nguyễn Hùng Vĩ, quản lý siêu thị Vĩ Yên, cho biết ông rất “sốc” trước việc nhân viên của mình bắt trói và tung hình ảnh cháu S. lên mạng. “Mấy hôm nay số điện thoại lạ từ khắp nơi gọi điện cho tôi rồi chửi bới, dọa nạt, nói đủ lời nặng nề về sự việc. Chúng tôi rất mệt mỏi và sẽ cho tường trình để xử lý nhân viên có liên quan” - ông Vĩ nói.
“Tôi không dạy con đi ăn cắp đồ”
Trưa 14/4, tiếp xúc với chúng tôi tại nhà riêng, cả bố và mẹ của S. đều hết sức bức xúc sau sự việc con mình bị bắt trói tại siêu thị. Bố S. cho biết sự việc càng đi xa hơn khi vài ngày trước, rất nhiều người đã gọi điện cho ông để hỏi rằng “ông dạy con kiểu gì mà để người ta bắt con lại như thế?”.
“Tôi không bênh cháu nhưng có thể do quá thích truyện mà không có tiền mua nên cháu đã nghĩ dại mà lấy cắp đồ. Tôi dạy con sống trung thực chứ không dạy con đi ăn cắp, sai đến đâu thì có bố mẹ, nhưng bắt con người ta trói lại rồi chụp ảnh như thế là sỉ nhục chứ không phải răn đe” - ông Dũng bức xúc. Ông Dũng cũng cho biết sau khi sự việc xảy ra, ông đã nhờ người đến siêu thị bảo lãnh cho S. về. Người của siêu thị này đã phạt S. với số tiền 200.000 đồng vì tội lấy cắp hai cuốn truyện.
Bà Trịnh Thị Tâm - mẹ S. - cho biết suốt mấy ngày nay S. cứ nằm trong phòng không dám gặp ai, cứ nghe đến chuyện đi học là cháu lại khóc thét. Hai cuốn truyện mà S. lấy cũng được bố mẹ mang về đưa cho S., nhưng mỗi khi thấy hai cuốn này là S. lại hét lên đòi bố mẹ phải đốt.
Tung lên Facebook để “chém cho vui”
Chiều 14/4, bà Thu Ba, giám đốc siêu thị Vĩ Yên, cho biết sự việc xảy ra tại siêu thị Vĩ Yên vào ngày 10/4. Thời điểm đó lãnh đạo của siêu thị không có mặt ở các quầy bán hàng, nhưng nhiều nhân viên báo cáo lại là có buộc một học sinh bằng băng keo và treo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” trước ngực để S. sợ. Bà Thu Nga cho biết nhóm người tham gia việc khống chế S. gồm một nhân viên bảo vệ và ba nhân viên bán hàng.
Tại buổi làm việc với Công an thị trấn Chư Sê chiều 14/4, ông Phan Văn Hải, bảo vệ siêu thị Vĩ Yên, thừa nhận đã cùng ba nhân viên của siêu thị gồm Cưng, An, Tân bắt giữ cháu S. lại. Ông Hải nói rằng lúc đó do S. không chịu khai nên nhóm nhân viên đã cùng nhau trói, dùng băng keo bó chặt hai tay S. vào lan can sắt. Ông Hải đã dùng điện thoại chụp hình lại và đến chiều cùng ngày tung lên Facebook để “chém cho vui”.
Còn bà Trần Thị Kim Oanh, kế toán của siêu thị Vĩ Yên thừa nhận chính bà đã in tờ giấy có dòng chữ “Tôi là người ăn trộm” để treo trước ngực S. nhằm “dọa” S. “Tôi không lường trước được sự việc lại đi quá xa như thế này” - bà Oanh nói.
Ông Nguyễn Hùng Vĩ, quản lý siêu thị Vĩ Yên, cho biết ông rất “sốc” trước việc nhân viên của mình bắt trói và tung hình ảnh cháu S. lên mạng. “Mấy hôm nay số điện thoại lạ từ khắp nơi gọi điện cho tôi rồi chửi bới, dọa nạt, nói đủ lời nặng nề về sự việc. Chúng tôi rất mệt mỏi và sẽ cho tường trình để xử lý nhân viên có liên quan” - ông Vĩ nói.
“Tôi không dạy con đi ăn cắp đồ”
Trưa 14/4, tiếp xúc với chúng tôi tại nhà riêng, cả bố và mẹ của S. đều hết sức bức xúc sau sự việc con mình bị bắt trói tại siêu thị. Bố S. cho biết sự việc càng đi xa hơn khi vài ngày trước, rất nhiều người đã gọi điện cho ông để hỏi rằng “ông dạy con kiểu gì mà để người ta bắt con lại như thế?”.
“Tôi không bênh cháu nhưng có thể do quá thích truyện mà không có tiền mua nên cháu đã nghĩ dại mà lấy cắp đồ. Tôi dạy con sống trung thực chứ không dạy con đi ăn cắp, sai đến đâu thì có bố mẹ, nhưng bắt con người ta trói lại rồi chụp ảnh như thế là sỉ nhục chứ không phải răn đe” - ông Dũng bức xúc. Ông Dũng cũng cho biết sau khi sự việc xảy ra, ông đã nhờ người đến siêu thị bảo lãnh cho S. về. Người của siêu thị này đã phạt S. với số tiền 200.000 đồng vì tội lấy cắp hai cuốn truyện.
Bà Trịnh Thị Tâm - mẹ S. - cho biết suốt mấy ngày nay S. cứ nằm trong phòng không dám gặp ai, cứ nghe đến chuyện đi học là cháu lại khóc thét. Hai cuốn truyện mà S. lấy cũng được bố mẹ mang về đưa cho S., nhưng mỗi khi thấy hai cuốn này là S. lại hét lên đòi bố mẹ phải đốt.
“Tôi phải ôm con dỗ dành đủ điều để cháu vượt qua cú sốc mà trở lại trường. Cháu kể hoảng loạn với tôi rằng không dám đi qua siêu thị đó nữa, cứ lên lớp là nhiều bạn bè lại xì xầm khiến cháu rất tủi thân” - bà Tâm nói.
Theo bà Tâm, gia đình bà đều làm nông, hoàn cảnh khó khăn nên không thường xuyên đưa đón con đi học. Hằng ngày S. phải đi học bằng xe buýt, tiền bạc chi tiêu, đóng học phí bố mẹ đều đóng hết cho thầy cô nên S. không bao giờ mang tiền theo. “Có lẽ vì thế mà cháu không có tiền mua sách, rồi dại dột đi lấy đồ của người ta” - bà Tâm nói.
Theo bà Tâm, gia đình bà đều làm nông, hoàn cảnh khó khăn nên không thường xuyên đưa đón con đi học. Hằng ngày S. phải đi học bằng xe buýt, tiền bạc chi tiêu, đóng học phí bố mẹ đều đóng hết cho thầy cô nên S. không bao giờ mang tiền theo. “Có lẽ vì thế mà cháu không có tiền mua sách, rồi dại dột đi lấy đồ của người ta” - bà Tâm nói.
Thạc sĩ xã hội học TRẦN ĐÌNH DŨNG:
Hủy hoại nhân cách của trẻ
Tội của đứa trẻ quá nhỏ so với hình phạt của người lớn. Với hành vi phạt đứa bé, người lớn ở đây đang gây nên “tội” và cái tội này quá lớn dù họ nghĩ họ vô tội, họ có quyền. Vậy là tội ăn cắp lại bị trừng phạt bằng một tội khác lớn hơn: tội hủy hoại nhân cách của một con người. Thay vì cảm hóa, người ta đã chọn cách dễ nhất là trừng phạt đứa trẻ mà không nghĩ rằng tổn thương này sẽ theo em suốt đời, không ai có thể lôi những ký ức đau buồn này ra khỏi đầu một đứa trẻ. Trừng phạt sẽ khiến đứa trẻ hoặc co lại, sợ hãi, hoặc sẽ hằn học, thù hận, đấu đá với xã hội, với cuộc đời.
Tội của đứa trẻ quá nhỏ so với hình phạt của người lớn. Với hành vi phạt đứa bé, người lớn ở đây đang gây nên “tội” và cái tội này quá lớn dù họ nghĩ họ vô tội, họ có quyền. Vậy là tội ăn cắp lại bị trừng phạt bằng một tội khác lớn hơn: tội hủy hoại nhân cách của một con người. Thay vì cảm hóa, người ta đã chọn cách dễ nhất là trừng phạt đứa trẻ mà không nghĩ rằng tổn thương này sẽ theo em suốt đời, không ai có thể lôi những ký ức đau buồn này ra khỏi đầu một đứa trẻ. Trừng phạt sẽ khiến đứa trẻ hoặc co lại, sợ hãi, hoặc sẽ hằn học, thù hận, đấu đá với xã hội, với cuộc đời.
* Cô TRẦN THỊ THANH TRÀ (giảng viên môn tâm lý ĐH Mở TP.HCM):
Trẻ sẽ bắt chước cách trừng phạt của người lớn
Một học sinh đang trong thời kỳ từng bước hoàn thiện về mặt nhân cách, khi tiếp xúc với thế giới xung quanh, đôi lúc các em không thể cưỡng lại những cám dỗ. Người lớn, với tâm lý bức xúc vì món hàng của mình bị mất, đã hành động tức thời mà không quan tâm đến hệ quả. Họ chỉ nghĩ đến hiệu quả ngay lập tức là trừng phạt để răn đe. Và hiệu ứng rất nhanh: đứa trẻ bị sốc, xấu hổ, bị sỉ nhục. Những cảm giác ấy rất mạnh mẽ ăn sâu vào đầu đứa trẻ gây một sự biến đổi tâm lý: hoặc trẻ co mình lại với thế giới bên ngoài, hoặc trẻ xù lông lên để phản vệ và rất có thể sẽ tiếp tục thực hiện hành vi hoặc bắt chước để ứng xử theo cách mà người lớn đã ứng xử với trẻ trong những tình huống tương tự sau này.
Một học sinh đang trong thời kỳ từng bước hoàn thiện về mặt nhân cách, khi tiếp xúc với thế giới xung quanh, đôi lúc các em không thể cưỡng lại những cám dỗ. Người lớn, với tâm lý bức xúc vì món hàng của mình bị mất, đã hành động tức thời mà không quan tâm đến hệ quả. Họ chỉ nghĩ đến hiệu quả ngay lập tức là trừng phạt để răn đe. Và hiệu ứng rất nhanh: đứa trẻ bị sốc, xấu hổ, bị sỉ nhục. Những cảm giác ấy rất mạnh mẽ ăn sâu vào đầu đứa trẻ gây một sự biến đổi tâm lý: hoặc trẻ co mình lại với thế giới bên ngoài, hoặc trẻ xù lông lên để phản vệ và rất có thể sẽ tiếp tục thực hiện hành vi hoặc bắt chước để ứng xử theo cách mà người lớn đã ứng xử với trẻ trong những tình huống tương tự sau này.
No comments:
Post a Comment