Friday, April 4, 2014

Không làm được sushi tại Nhật, cá ngừ Việt Nam bán ở đâu?


(Kênh 13) – Trong khi cá ngừ đại dương Việt được thu mua rẻ tại Nhật vì bị chê không làm được sushi, thì nó lại là nguyên liệu chính mà các nhà hàng Nhật tại Việt Nam chế biến món ăn này.

Đem 4 con cá ngừ đại dương sang Nhật chào bán ở dạng nguyên con để làm các món sashimi, sushi, nhưng 3 con không được chấp nhận, 1 con chỉ lấy được 50% thịt khiến thương vụ chào hàng mới đây của Việt Nam ở Nhật thất bại. Thay vì bán cá với mức giá 30 USD/kg để làm các món hải sản tươi, số cá trên chỉ được làm đồ hộp với giá 3 USD/kg.
Thế nhưng, dù bị chê tại Nhật, cá ngừ đại dương hiện vẫn là nguyên liệu chính trong các nhà hàng Nhật ở Việt Nam. Các món ăn quen thuộc mà những nhà hàng Nhật chế biến được người Việt ưa thích hàng đầu là sushi và sashimi, với mức giá khá đặt đỏ, được làm từ cá ngư đại dương trong nước.
Vì sao cá ngừ Việt Nam không thể làm sushi?Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt… là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.
Nếu giá cá ngừ được các vựa cá tại Phú Yên thu mua hiện chỉ dao động ở mức 90.000 đồng đến 100.000 đồng/kg thì giá cá về đến các nhà hàng có thể cao gấp đôi, từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg. Tại siêu thị Unimart, nơi bán cá ngừ chất lượng hàng đầu ở Hà Nội, giá cá đang là 373.000 đồng/kg. Nhân viên siêu thị này cũng khẳng định, cá ngừ bán tại đây không phải là hàng nhập khẩu từ Nhật, vì “cá ngừ Việt còn xuất khẩu sang đó, không có chuyện lại nhập hàng về Việt Nam”.
Nhập mô tả cho ảnh
Cá ngừ đại dương là một trong những mặt hàng hải sản chủ lực của Phú Yên, và tỉnh này đang có kế hoạch phát triển thương hiện “Phu Yen Tuna”. Ảnh: Xuân Anh.
Khẳng định không có sẵn cá ngừ Nhật Bản để bày bán, một siêu thị thực phẩm Nhật tại quận 1, TP.HCM, cho biết sẽ đặt hàng nhập khẩu nếu khách có yêu cầu. Tuy nhiên, giá cá sẽ rất đắt. “Mỗi kg thịt ở phần otoro (thịt bụng cá – là phần ngon nhất của một con cá ngừ) nhập về Việt Nam có giá từ 4 đến 5 triệu đồng/kg”.
Khảo sát nhiều nhà hàng Nhật tại Hà Nội và TP.HCM, nguồn cá làm món sushi, sashimi… đều là hàng trong nước, nhập từ các ngư trường khu vực Nam Trung bộ, chủ yếu là Nha Trang và Phú Yên. Quản lý của nhà hàng Nhật Sushi World chia sẻ, chất lượng cá của Việt Nam rất tốt, thậm chí người Nhật vẫn dùng và yêu thích món ăn đặc sản của họ, dù chỉ được làm bằng nguyên liệu Việt.
“20 năm mở cửa, nhà hàng đã phục vụ rất nhiều khách Nhật Bản, và khách vẫn rất yêu thích món ăn ở đây dù chúng không được làm bằng nguyên liệu bản địa của họ. Thực tế là thực phẩm của Nhật rất đắt đỏ, một số loại sushi làm bằng cá ngừ hảo hạng của Nhật đắt đến mức, phần lớn người bản địa cũng không đủ tiền mua. Vì vậy, nếu các cửa hàng ở Việt Nam chỉ làm món Nhật bằng nguyên liệu nhập thì rất ít người có thể thưởng thức được, do mức giá chắc chắn không dừng lại ở vài chục đến vài trăm ngàn/phần ăn như hiện nay”, vị này chia sẻ.
Nhập mô tả cho ảnh
Dù bị chê tại Nhật, cá ngừ đại dương vẫn là nguyên liệu chính cho món sushi hay sashimi ở Việt Nam.
Đồng quan điểm trên, anh Thủy, quản lý một nhà hàng Nhật trên đường Kim Mã, Hà Nội cho biết, nhà hàng của anh sử dụng cả cá Việt và cá Nhật tùy theo món ăn. “Không phải cá Việt tanh hơn cá Nhật, mà là ở chất lượng thịt cá. Nếu cá ngừ Nhật Bản chắc thịt, béo ngậy thì cá Việt Nam có vị nhạt hơn, nhưng nhìn chung nếu chế biến tốt thì ăn vẫn ngon và khách vẫn ưa thích. Giá cá ngừ Nhật Bản có thể đắt gấp hàng chục lần giá cá trong nước, nhất là ở những phần thịt ngon”.
Theo thông tin từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, năm 2013, ngư dân Việt Nam đánh bắt được gần 16.000 tấn cá ngừ vây vàng mắt to. Phần lớn lượng cá này được dùng để đóng hộp, phơi khô, làm chả…, chỉ có một số rất ít cá ngừ nguyên con đủ tiêu chuẩn chế biến các món ăn tươi sống xuất sang thị trường Nhật Bản, trong khi nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi sống của thị trường này rất lớn.
Có nhiều nguyên nhân khiến sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ, từ phía người kinh doanh và cũng như từ phía ngư dân. Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, các đại lý mua cá ngừ từ ngư dân hầu như không hiểu biết cơ bản về bảo quản cá sau khi bắt, thường chọn thời điểm mua cá vào gần giữa trưa, lại để cá trên nền đất… làm cho chất lượng cá giảm.
Hạ Minh

No comments:

Post a Comment