SOHA- 02/02/2014 -Cùng với việc phát triển máy bay chiến đấu và tàu sân bay, Trung Quốc cũng đang gấp rút xây dựng lực lượng máy bay săn ngầm, không chịu lép vế trước Nhật Bản.
Cho dù máy bay vận tải Y-8 có công nghệ tiên tiến nhất, hoàn thiện nhất hiện nay của Trung Quốc cũng lạc hậu so với máy bay săn ngầm P-3C của Mỹ, vì vậy, cùng với việc lấp chỗ trống vũ khí trang bị, Trung Quốc đang rất nỗ lực tiến hành cải tiến đối với máy bay loại này.
Trong khi đó, máy bay săn ngầm P-8 Poseidon Mỹ là máy bay săn ngầm đa năng thế hệ mới nhất do Hải quân Mỹ nghiên cứu chế tạo, được cải tiến từ máy bay chở khách 737, và được cho là chiếc máy bay tiên tiến nhất thế giới cho mục đích sử dụng này.
Trong khoang máy bay có 5 trạm làm việc trở lên, đồng thời lắp 2 thiết bị thả phao cuộn tự động. 4-6 điểm trao ngoài cánh có thể lắp tên lửa không đối đất và tên lửa không dẫn đường. Khoang vũ khí bên trong có thể mang theo ngư lôi, bom phá tàu ngầm và thủy lôi.
Loại máy bay tuần tra săn ngầm này có thể dùng để tìm kiếm và tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm, còn có thể dùng để thu thập tình báo và thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Máy bay này sử dụng động cơ phản lực, có lượng tiêu hao nhiên liệu tương đương với máy bay phản lực cánh quạt, nhưng tốc độ lại có ưu thế khó có thể so sánh so với máy bay săn ngầm phổ thông, Nó coi trọng hơn thiết kế tính an toàn, như hình mũi cánh theo thiết kế cũ là uốn lượn lên trên, sau này sửa thành mũi cánh cắt nghiêng. Mũi cánh như vậy có cùng mặt phẳng với các bộ phận khác của cánh máy bay, có lợi cho “hòa tan” nhanh hơn sau khi “đóng băng” cánh máy bay.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang tích cực hoàn thiện máy bay săn ngầm P-1, dùng để thay thế những chiếc P-3C đang dần hết hạn sử dụng. Về động cơ, máy bay săn ngầm P-1 đã trang bị 4 động cơ phản lực, có đặc điểm tiêu hao nhiên liệu ít, tiếng ồn nhỏ. Tốc độ tuần tra của máy bay săn ngầm này trên 830 km/giờ, đã vượt xa 620 km/giờ của P-3C, đồng thời độ cao tuần tra của máy bay săn ngầm P-1 trên 13.000 m.
Khả năng dò tìm của P-1 đối với tàu ngầm đã được cải thiện gấp đôi, trang bị hệ thống định vị thủy âm tiên tiến hơn, đã trang bị phao định vị thủy âm tính năng cao, có khả năng dò tìm rất mạnh.
Nó trang bị thiết bị dò tìm tín hiệu điện tử và hồng ngoại tiên tiến, có thể tiến hành dò tìm bằng nhiều thủ đoạn. Đồng thời, máy bay này có tốc độ nhanh, hành trình xa, bán kính tác chiến lớn, mức độ thông tin hóa cao, hiệu quả tác chiến tốt hơn máy bay săn ngầm P-3C.
Nhật Bản và Mỹ đang có đầy đủ tiềm lực để phát triển những chiếc máy bay làm nhiệm vụ săn ngầm ngày càng hoàn thiện hơn, trong khi đó, Trung Quốc đang vất vả khi mới bước vào đầu cuộc chạy đua và còn rất lâu mới có thể vươn đến giai đoạn tăng tốc và bứt phá. Y8 còn chưa theo kịp với P-3C, trong khi loại máy bay này sắp đến thời kỳ được nghỉ hưu tại Nhật Bản và Mỹ.
Còn với Trung Quốc, quốc gia này hiểu rằng để phát triển được máy bay săn ngầm, đồng nghĩa công nghệ chế tạo máy bay cỡ lớn của quốc gia này cũng phải hoàn thiện. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia vũ khí của Nga, xương sống của máy bay săn ngầm chủ lực Trung Quốc trong tương lai sẽ dựa vào mẫu vận tải cơ chở khách C919.
Hiện nay, máy bay chở khách cỡ lớn C-919 là một loại máy bay chở khách phản lực tầm trung 2 động cơ, căn cứ vào thông tin tư liệu, tốc độ tối đa của nó là 850 km/giờ, tải trọng tối đa là 40 tấn, hành trình tiêu chuẩn có thể đạt 6.000 km.
Từ đây có thể thấy, máy bay chở khách C-919 là máy bay chở khách cùng một cấp với A-320 của Airbus châu Âu và Boeing-737 của Mỹ, tính năng trên các phương diện không thua kém máy bay chở khách cùng loại của Mỹ, châu Âu. (Các thiết bị, vật tư mà C919 cần dùng của các ngành công nghiệp hàng không nước ngoài).
Trước khi Nhật Bản phát triển thực sự máy bay săn ngầm P-1, Trung Quốc phải hoàn thành nghiên cứu phát triển máy bay trọng tải lớn, đồng thời quyết đoán sử dụng loại máy bay này để phát triển máy bay săn ngầm cao cấp. (P3-C trong quân đội Mỹ).
Nếu Trung Quốc để cho Nhật Bản chiếm thời cơ trước trên lĩnh vực này, thì Nhật Bản không những sẽ có được nhu cầu thực tế phát triển loại trang bị này, đồng thời cũng sẽ có được viện trợ công nghệ “vô tư hơn” của Mỹ, trong giai đoạn đầu phát triển chiếm ưu thế công nghệ khá rõ ràng. (P3-C Orion của Nhật và Mỹ đặt cạnh nhau trong một căn cứ tại Nhật Bản).
Trái lại, nếu Trung Quốc chiếm thời cơ trước, Nhật Bản có thể sẽ đối mặt với thực tế Trung Quốc thực sự nắm ưu thế săn ngầm và vận tải ở châu Á-Thái Bình Dương.
No comments:
Post a Comment