Cây quất khoảng 200.000 đồng, cúc vàng 50.000 đồng một chậu, cây mai vàng nhỏ giá 300.000 đồng được bán trên nhiều tuyến phố ở TP HCM trong ngày cuối cùng của năm.
Chị Cơ bán quất cảnh tại bến Bình Đông, quận 8, TP
HCM cho biết đến trưa 30 tháng Chạp đã giảm giá về khoảng 200.000 đồng
một cây. Chị cho hay năm nay quất có dáng đẹp, quả to và tươi, nhưng sức
mua cũng không tăng lên đáng kể. Những ngày đầu, một cây với thế đẹp,
giá 1 triệu đồng hoặc tầm từ 400.000 đến 700.000 đồng một cây. Chị sẽ
tiếp tục đại hạ giá bán cho hết vì để kịp chuyến xe đò tối nay trở về
Cái Mơn, Bến Tre ăn Tết. “Chí phí vận chuyển năm nay tăng 10% so với năm
ngoái, nhưng giá bán lại không đổi nên tôi lấy công làm lời là chủ yếu”
- chị Cơ chia sẻ.
Tại một góc vỉa hè trên phố đường Thành Thái, quận 10, anh Tuấn cho hay do thời tiết lạnh nên số lượng mai vàng năm nay giảm 30% so với năm ngoái. Ban đầu, giá mỗi chậu từ 11 đến 20 triệu đồng, nhưng đến chiều nay, anh giảm xuống còn 8-16 triệu đồng một chậu. “Giờ mới bán được khoảng 7 trên tổng số 20 chậu, nhưng nếu vẫn còn mai thì tôi đành vận chuyển về vườn ở dưới Thủ Đức. Năm nay bán ế quá, người ngắm nhiều hơn đi mua, tôi vừa tốn tiền thuê vỉa hè rồi thuê người trông cây vào ban đêm” - anh Tuấn ngậm ngụi nói. Lý giải về việc thưa khách mua trong khi giá giảm thì nhiều chủ buôn quất, mai cho rằng do kinh tế khó khăn nên người mua chỉ chọn cây nhỏ giá vài trăm ngan đồng.
Theo khảo sát tại TP HCM, giá các loại hoa cho đến chiều 30 Tết: mào gà 50.000 đồng một cặp (hai chậu), cúc vàng 50.000 đồng một chậu, vạn thọ 60.000 đồng một chậu, hoa hướng dương 20.000 đồng một chậu. Các mức giá này đều giảm 30-60% so với giá bán từ những ngày 24 tháng Chạp.
Còn theo ghi nhận vào sáng ngày 30-1 (30 tết), tại hai chợ hoa Kon Tum, hoa cúc trồng chậu, quất, mai là những loại chiếm số lượng nhiều nhất. Mỗi chậu hoa cúc có giá 150.000-300.000 đồng, quất 0,7-1 triệu đồng một chậu, chậu mai dao động 1-1,5 triệu đồng.
Năm nay, thời tiết quá lạnh nên mai nở chậm, một số cây nở đúng Tết thì có giá khá cao, khoảng vài triệu đồng. “Giá hoa giảm so với năm ngoái bởi sức mua yếu hơn nên chúng tôi không dám lấy hàng với số lượng lớn” - anh Hoàng, chủ buôn hoa tại chợ Hoa Đăk Hà cho biết.
Anh Nam, chủ buôn hoa tại đây cũng cho hay với sức mua như hiện nay, đến tối 30 giá hoa có thể còn giảm mạnh, thâm chí có chậu chỉ còn vài chục nghìn đồng nhưng vẫn phải bán.
Ở Quảng Ngãi, phiên chợ hoa xuân vào 30 Tết vẫn còn nhộn nhịp người đi mua hoa mang về nhà. Tuy nhiên mỗi người kinh doanh hoa mang tâm trạng vui, buồn khác nhau trong ngày cuối năm.
Lần đầu tiên mang giống hoa xứ lạnh về trồng ở vườn nhà, giữa tiết trời nắng nóng ở miền Trung, thành công ngoài mong đợi mỉm cười với gia đình ông Lê Minh Bửu ở thôn Hòa Sơn, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Khoảng 4.000 cây lan các loại vũ nữ, hồ điệp, hoàng hậu… ở vườn nhà ông Bửu đồng loạt ủ búp hé nở đúng vào dịp tết Giáp Ngọ mang về doanh thu cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng. Các thương lái ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng vào tận vườn mua sỉ hoa lan của gia đình ông Bửu về kinh doanh bán tết. Còn khoảng 2.000 giò lan, ông Bửu đưa xuống TP Quảng Ngãi thuê mặt bằng rồi trưng bày lan bán dần từ 15 âm lịch đến chiều nay. “Trừ chi phí đầu tư, tết năm nay gia đình tôi nhờ bán hoa lan, lãi khoảng 40 triệu đồng” - ông Bửu phấn khởi nói.
Trái với tâm trạng hồ hởi vì lãi lớn của những người kinh doanh hoa lan, dịp tết năm nay nhiều gia đình trồng hoa cúc thua lỗ nặng vì lũ tàn phá và sức mua chậm. Chị Nguyễn Thị Luyện ở xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa buồn bã nói, năm nay gia đình trồng khoảng 400 chậu hoa cúc Đà Lạt thế nhưng lũ lịch sử gây hư hại hết 100 chậu, chật vật lắm mới cứu được 300 chậu. Do ảnh hưởng lũ dù hoa nở đều nhưng thân cây nhỏ, thấp nên giá bán trung bình chỉ khoảng 300.000 đồng mỗi cặp. “Chiều 30 tết rồi, vẫn còn 100 chậu hoa cúc, nếu không bán hết thì đành chịu lỗ nặng chi phí đầu tư, công vận chuyển từ quê ra phố” - chị Luyện than thở.
Tại một góc vỉa hè trên phố đường Thành Thái, quận 10, anh Tuấn cho hay do thời tiết lạnh nên số lượng mai vàng năm nay giảm 30% so với năm ngoái. Ban đầu, giá mỗi chậu từ 11 đến 20 triệu đồng, nhưng đến chiều nay, anh giảm xuống còn 8-16 triệu đồng một chậu. “Giờ mới bán được khoảng 7 trên tổng số 20 chậu, nhưng nếu vẫn còn mai thì tôi đành vận chuyển về vườn ở dưới Thủ Đức. Năm nay bán ế quá, người ngắm nhiều hơn đi mua, tôi vừa tốn tiền thuê vỉa hè rồi thuê người trông cây vào ban đêm” - anh Tuấn ngậm ngụi nói. Lý giải về việc thưa khách mua trong khi giá giảm thì nhiều chủ buôn quất, mai cho rằng do kinh tế khó khăn nên người mua chỉ chọn cây nhỏ giá vài trăm ngan đồng.
Nhiều người tranh thủ mua vài
cặp cúc vàng, hướng dương, vạn thọ vào chiều ngày 30 Tết với mức giá
giảm hơn phân nửa so với những ngày 24 tháng Chạp. Ảnh: Phương Nga
Theo khảo sát tại TP HCM, giá các loại hoa cho đến chiều 30 Tết: mào gà 50.000 đồng một cặp (hai chậu), cúc vàng 50.000 đồng một chậu, vạn thọ 60.000 đồng một chậu, hoa hướng dương 20.000 đồng một chậu. Các mức giá này đều giảm 30-60% so với giá bán từ những ngày 24 tháng Chạp.
Còn theo ghi nhận vào sáng ngày 30-1 (30 tết), tại hai chợ hoa Kon Tum, hoa cúc trồng chậu, quất, mai là những loại chiếm số lượng nhiều nhất. Mỗi chậu hoa cúc có giá 150.000-300.000 đồng, quất 0,7-1 triệu đồng một chậu, chậu mai dao động 1-1,5 triệu đồng.
Năm nay, thời tiết quá lạnh nên mai nở chậm, một số cây nở đúng Tết thì có giá khá cao, khoảng vài triệu đồng. “Giá hoa giảm so với năm ngoái bởi sức mua yếu hơn nên chúng tôi không dám lấy hàng với số lượng lớn” - anh Hoàng, chủ buôn hoa tại chợ Hoa Đăk Hà cho biết.
Anh Nam, chủ buôn hoa tại đây cũng cho hay với sức mua như hiện nay, đến tối 30 giá hoa có thể còn giảm mạnh, thâm chí có chậu chỉ còn vài chục nghìn đồng nhưng vẫn phải bán.
Ở Quảng Ngãi, phiên chợ hoa xuân vào 30 Tết vẫn còn nhộn nhịp người đi mua hoa mang về nhà. Tuy nhiên mỗi người kinh doanh hoa mang tâm trạng vui, buồn khác nhau trong ngày cuối năm.
Lần đầu tiên mang giống hoa xứ lạnh về trồng ở vườn nhà, giữa tiết trời nắng nóng ở miền Trung, thành công ngoài mong đợi mỉm cười với gia đình ông Lê Minh Bửu ở thôn Hòa Sơn, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Mặc dù trồng thí điểm hoa lan
xứ lạnh năm đầu tiên ở miền Trung thế nhưng dịp tết năm nay gia đình ông
Bửu đã “trúng lớn” nhờ nhu cầu người dân chơi lan tăng cao. Ảnh: Trí
Tín
Khoảng 4.000 cây lan các loại vũ nữ, hồ điệp, hoàng hậu… ở vườn nhà ông Bửu đồng loạt ủ búp hé nở đúng vào dịp tết Giáp Ngọ mang về doanh thu cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng. Các thương lái ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng vào tận vườn mua sỉ hoa lan của gia đình ông Bửu về kinh doanh bán tết. Còn khoảng 2.000 giò lan, ông Bửu đưa xuống TP Quảng Ngãi thuê mặt bằng rồi trưng bày lan bán dần từ 15 âm lịch đến chiều nay. “Trừ chi phí đầu tư, tết năm nay gia đình tôi nhờ bán hoa lan, lãi khoảng 40 triệu đồng” - ông Bửu phấn khởi nói.
Trái với tâm trạng hồ hởi vì lãi lớn của những người kinh doanh hoa lan, dịp tết năm nay nhiều gia đình trồng hoa cúc thua lỗ nặng vì lũ tàn phá và sức mua chậm. Chị Nguyễn Thị Luyện ở xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa buồn bã nói, năm nay gia đình trồng khoảng 400 chậu hoa cúc Đà Lạt thế nhưng lũ lịch sử gây hư hại hết 100 chậu, chật vật lắm mới cứu được 300 chậu. Do ảnh hưởng lũ dù hoa nở đều nhưng thân cây nhỏ, thấp nên giá bán trung bình chỉ khoảng 300.000 đồng mỗi cặp. “Chiều 30 tết rồi, vẫn còn 100 chậu hoa cúc, nếu không bán hết thì đành chịu lỗ nặng chi phí đầu tư, công vận chuyển từ quê ra phố” - chị Luyện than thở.
Theo VnExpress
No comments:
Post a Comment