Thương xá Tax ở Saigon.RFI/Trọng Nghĩa
RFI-Thụy My
Cái tin thương xá Tax, một trong những kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu ở Saigon đã có trên 130 năm tuổi đời sẽ chính thức bị khai tử vào ngày 1/10 tới đã khiến cho nhiều người phải bàng hoàng. Thay vào địa chỉ thân thuộc với nhiều thế hệ người Saigon, một cao ốc 40 tầng sẽ mọc lên.
Hơn 230 tiểu thương được lệnh ngưng tất cả các hoạt động kinh doanh để bàn giao mặt bằng trước ngày 30/9. Thương xá Tax sầm uất trong những ngày cuối với hàng hóa được đổ ra bán giá rẻ, và dòng người tấp nập đến mua hàng. Nhưng không chỉ để mua bán, mà còn là nỗi luyến tiếc khôn nguôi. Nhiều người đến để chụp hình kỷ niệm bên cầu thang cuốn với tay vịn sang trọng, lát gạch mosaic độc đáo; có người bùi ngùi đứng lặng dưới tấm băng-rôn “Tạm biệt thương xá Tax”.
Tax đang sống những giờ phút cuối cùng, sau 134 năm chứng kiến những thăng trầm của “Hòn ngọc Viễn Đông” năng động. Được xây dựng từ năm 1880 và khai trương vào năm 1924, tên gọi ban đầu của tòa nhà “Grands Magasins Charner”, viết tắt là GMC, là niềm hãnh diện của Saigon vì ra đời rất sớm cùng với các thương xá tương tự trên thế giới.
Tại Pháp, đó là thương xá Le Bon Marché (1852), Printemps và Samaritaine (1865), Galerie Lafayette (1896). Cùng trong năm 1865, một thương xá khác cũng mang tên Le Bon Marché ra đời tại Bỉ, Rinascente tại Milano (Ý), Marshall Field tại Chicago (Hoa Kỳ)…Các thương xá, tiếng Pháp là grand magasin và tiếng Anh là department store, là hiện thân của một cuộc cách mạng về thương mại trong nửa đầu thế kỷ 20.
Thương xá nằm ở những vị trí đắc địa, thường chiếm trọn một góc ngã tư sầm uất ngay trung tâm thành phố, với các mặt hàng hết sức phong phú, trong một không gian rộng lớn, sang trọng, phục vụ cho nhu cầu mua sắm của cư dân thành thị. Đây là một quan niệm rất mới mẻ vào thời đó : chỉ cần bước vào một « grand magasin », người mua có thể tìm thấy mặt hàng mình cần với rất nhiều chọn lựa. Giá cả được ấn định với mức lời thấp, ghi rõ trên bảng giá, không hài lòng được trả hàng lại và hoàn tiền, giá trị của món hàng được tôn lên với cách trưng bày lịch sự. Thương xá không chỉ bán hàng, mà còn gợi lên ý muốn mua hàng.
Một bài báo trên tờ L’Echo Annamite (Tiếng vọng An Nam) ngày 27/11/1924 mô tả hôm khai trương thương xá: “Tối qua, khi màn đêm vừa buông xuống, một đám đông khổng lồ chen chúc trước Magasins Charner sang trọng, sáng rực ánh đèn. Kiến trúc hoành tráng này chiếm ngự góc đường chọn lọc của Saigon Hòn ngọc Viễn Đông, giống như một góc của Kinh đô Ánh sáng mọc lên trên mặt đất dưới chiếc đũa thần của nàng tiên Pháp : Société coloniale des Grands Magasins.
Những người tò mò, già trẻ lớn bé, thuộc mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tập hợp lại theo nhiều hàng, dưới tòa nhà rộng mênh mông, trước những tủ kính lộng lẫy hay những quầy hàng bày biện một cách nghệ thuật những món hàng hết sức đa dạng, niềm kiêu hãnh của kỹ nghệ Pháp.
Nhiều người đàn ông lịch lãm trong bộ smoking tiếp đón khách tham quan tại cửa vào với phong cách lịch sự của những thương nhân hoàn hảo. « Xin mời vào, quý bà và quý ông, xin mời vào ! Ở đây có tất cả mọi thứ, cho đủ loại gu khác nhau »…
… Grands Magasins Charner bán những sản phẩm nhập cảng đắt tiền dành cho giới thượng lưu người Pháp và thuộc địa. Đến năm 1942, tòa nhà được xây thêm một tầng lầu, và đến năm 1960 đổi tên là thương xá Tax. Đây là điểm hẹn mua sắm của người Saigon trong thập niên 60 và 70, bày bán từ những mặt hàng sang trọng cho đến bình dân dành cho mọi giới. Tax cũng đã đi vào thơ, nhạc, như trong một bài hát nói lên tâm tình của một người lính chiến, khi nhớ về người yêu trong đô thị bình yên giữa thời loạn lạc.
Sau năm 1975, thương xá Tax trở nên im lìm, chỉ là nơi trưng bày hàng của các công ty quốc doanh. Đến năm 1978 Tax bị đổi tên thành « Cửa hàng phục vụ thiếu nhi thành phố », và năm 1981 biến thành « Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố », nhưng người Saigon vẫn quen gọi là Tax. Mãi đến tháng Giêng năm 1998, thương xá Tax mới được phục hồi tên gọi cũ.
Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu ở Saigon nói lên cảm tưởng khi nghe thương xá Tax bị đóng cửa :
TS Nguyễn Thị Hậu: Bản thân tôi dưới góc độ nghề nghiệp thôi, chứ chưa nói đến việc là một người đã sinh sống ở Saigon gần bốn mươi năm, thực sự nghe tin này tôi rất buồn. Bởi vì khu vực trung tâm Saigon chỗ bùng binh Nguyễn Huệ và thương xá Tax rất quen thuộc với những người đã từng sống ở Saigon, và bất cứ ai đến Saigon thì cũng phải đến nơi đấy. Đây là biểu tượng văn hóa của Saigon.
Theo tôi, khu vực trung tâm nên được coi là một khu vực điển hình cho văn hóa đô thị của Saigon đã được hình thành hơn một trăm năm. Trải qua nhiều chính quyền, chính thể khác nhau, có nhiều công trình cũng đã được xây dựng lại, ví dụ như ngay thương xá Tax bây giờ cũng không còn được nguyên vẹn như hình ảnh ban đầu mà người Pháp xây dựng. Tuy nhiên nếu chúng ta lại phá đi, xây lên một công trình mới mà nhất là lại đến 40 tầng, thì theo tôi chúng ta lại lặp lại sai lầm của người đi trước.
Và với mắt nhìn của người bình thường thôi – tôi không phải là kiến trúc sư, thì tôi cũng thấy là ở một địa điểm tương đối hẹp về không gian như vậy, mà xây lên một tòa nhà 40 tầng như vậy, chắc chắn sẽ không cân đối với tất cả cảnh quan xung quanh.
Đặc biệt quanh đấy còn hai công trình cổ rất có giá trị là Nhà hát lớn và Tòa đô chính cũ, mà bây giờ gọi là Ủy ban Nhân dân Thành phố. Chưa kể là việc phá bỏ rồi xây dựng một tòa nhà khác, trên một khu đất có thể nói là « khu đất vàng ». Ở đây, không phải chỉ là « vàng » về mặt kinh tế đâu, mà về mặt văn hóa và lịch sử. Rõ ràng là phải hết sức cân nhắc, vì như vậy vô tình chúng ta đã phá bỏ đi một di sản văn hóa của thành phố Saigon.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, không phải vì chưa bao giờ được chính thức coi là di sản, mà vai trò của thương xá Tax không được tính đến.
TS Nguyễn Thị Hậu: Không cứ phải có danh hiệu thì mới trở thành di sản. Theo tôi, khu vực bùng binh Nguyễn Huệ và Lê Lợi, toàn bộ cảnh quan và kiến trúc của khu vực đấy nên coi là di sản văn hóa của quy hoạch đô thị. Đừng xem xét tòa nhà thương xá Tax chỉ như một nơi bán hàng hay một công trình đơn lẻ, mà phải đặt vào trong tổng thể quy hoạch chung của cả khu vực trung tâm đó thì mới thấy cái giá trị của tòa nhà.
Có một điều mà nhiều người không để ý, hoặc chưa quan tâm : bất cứ một di sản, một tòa nhà cổ nào cũng luôn luôn hiện diện trong ký ức của những con người đã sống ở khu vực đó, ở thành phố đó. Tình yêu của người ta đối với nơi họ đang sống, đã sống phụ thuộc rất nhiều vào những ký ức của họ. Có thể là tình cảm gia đình, người thân và đối với cảnh quan, nơi họ đã từng có những kỷ niệm. Điều này rất có giá trị. Cho nên nếu chỉ đánh giá thương xá Tax chỉ là một địa điểm thương mại, bây giờ đã cũ thì phá đi xây cái mới, thì vô hình chung đã xóa bỏ ký ức của rất nhiều người. Như vậy hoàn toàn bất lợi cho việc nuôi dưỡng một tình yêu, nuôi dưỡng tình cảm đối với một đô thị có rất nhiều người sinh sống.
Kiến trúc sư trẻ Trần Hữu Khoa nhận định giá trị của thương xá Tax rất lớn, nếu so sánh với các thương xá khác có tuổi đời tương đương trên thế giới đã được xếp hạng di sản.
KTS Trần Hữu Khoa: Năm ra đời của thương xá Tax là khoảng năm 1880, tính đến nay được 134 năm. Đối với những công trình có chức năng thương mại trên thế giới có cùng độ tuổi, thì nay những công trình đó đã trở thành những di sản của các quốc gia sở hữu. Qua đó chúng ta có thể thấy được giá trị của thương xá Tax rất lớn.
Ngoài ra, phiên bản ban đầu của thương xá Tax đánh dấu một giá trị về kiến trúc riêng biệt cho Việt Nam thời thuộc địa Pháp. Nó mang dáng dấp vừa là art-décor, vừa có những nét truyền thống của Việt Nam như là mái ngói. Kiến trúc thuộc địa là nền kiến trúc đang bị bỏ ngỏ, chưa được đào sâu nghiên cứu.
Việc người ta chuẩn bị đập đi thương xá Tax cũ và xây lên công trình 40 tầng tại vị trí hiện nay, theo tôi, trước tiên là nhu cầu về cao ốc của Saigon đang bị chững lại. Rất nhiều cao ốc hiện nay diện tích thuê không đạt quá nửa, thì việc xây cao ốc mới sẽ không giúp giải quyết được bài toán kinh tế, mà lại đánh mất đi giá trị về lịch sử, văn hóa của thương xá Tax.
Về mặt cảnh quan đô thị, Saigon hiện nay đang có một lợi thế so với các nước xung quanh, là giữ được hệ thống đô thị có từ thời Pháp qua đến thời Việt Nam Cộng Hòa cho đến nay. Những công trình đặc biệt tiêu biểu như Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Thành phố, chỉ khi được đặt bên trong cảnh quan một đô thị đã sống cùng với mình qua năm tháng thì mới có giá trị thật sự.
Còn nếu những công trình xung quanh các công trình lịch sử này bị phá bỏ, thay thế hoàn toàn bằng những công trình hiện đại, thì giá trị lịch sử sẽ bị giảm đi rất nhiều. Và có thể đến một lúc nào đó, chúng trở nên trơ trọi, không còn ý nghĩa gì nữa, đối với Saigon và những thế hệ trẻ sau này muốn tìm hiểu về lịch sử của thành phố họ đang sinh sống.
Nhắc đến kinh nghiệm giữ gìn các công trình cổ ở những nước khác, bà Nguyễn Thị Hậu cho rằng nếu chỉ chú ý đến mặt kinh tế và không quan tâm đến cộng đồng thì nhiều di sản có thể sẽ tiếp tục mất đi.
TS Nguyễn Thị Hậu: Các đô thị của các nước mà tôi đã có dịp đến, tôi thấy tất nhiên trước đấy cũng đã từng có những sai lầm như chúng ta bây giờ, nhưng họ đã giải quyết tốt từ vài chục năm nay. Có những khu vực họ xây dựng những đô thị mới, hoàn toàn hiện đại với rất nhiều vật liệu và kiểu dáng hiện đại ; để phục vụ cho những nhu cầu về thẩm mỹ mới, nhu cầu cuộc sống mới của con người, cũng như cho sự phát triển của đô thị, của đất nước.
Nhưng ở những đô thị cũ, hoặc những khu trung tâm của các thành phố lớn, rất nổi tiếng về văn hóa chẳng hạn, thì người ta cố gắng gìn giữ lại những gì cổ xưa đã làm nên bản sắc của thành phố đó. Những gì mà du khách đến hoặc đã rời đi, người ta nhớ về thành phố đó là nhớ đến những di tích như vậy.
Bản thân tôi cũng đã đến Paris vài lần. Tôi nhận thấy thành phố cũng đã cố gắng gìn giữ vốn di sản rất tốt. Bên trong các tòa nhà cổ, họ có thể thay đổi về nội thất, nhưng bên ngoài mặt tiền các ngôi nhà đó, người ta quan niệm đấy là không gian công cộng của đô thị. Và không gian công cộng này khi đã được coi là di sản thì cá nhân hay bất cứ tổ chức nào đều không được phép thay đổi, nếu như không có ý kiến, không có sự đồng thuận của cộng đồng.
Nếu chúng ta phát huy được tinh thần của cộng đồng, thì chắc chắn việc bảo tồn hay không bảo tồn, phát triển như thế nào… sẽ được phù hợp hơn. Nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách thuần túy, với cách nhìn như vậy thì chắc chắn còn nhiều di sản sẽ phải mất đi.
Về giải pháp, so sánh với các nước xung quanh như Thái Lan, kiến trúc sư Trần Hữu Khoa đề nghị :
KTS Trần Hữu Khoa: Việc hiện đại hóa một công trình thì trên thế giới có nhiều cách, và họ làm rất tốt. Nhìn sang bên cạnh, có thể so sánh với thương xá Siam của Thái Lan trước đây, có không gian bên trong và hoạt động gần giống với thương xá Tax hiện nay, quy mô cũng tương đương. Siam Center qua năm tháng vẫn giữ lại cấu trúc, vẫn là một công trình thấp tầng giữa những công trình cao tầng xung quanh. Họ chỉ thay đổi mặt đứng, kèm với thay đổi không gian bên trong để trở thành một công trình hiện đại vào bậc nhất của Bangkok.
Qua đó tôi tin rằng không nhất thiết phải xây dựng một công trình cao ốc 40 tầng mà vẫn có thể tạo ra được một công trình thương mại hiện đại dựa trên cấu trúc cũ của thương xá Tax, kết hợp cải tạo những phần đất xung quanh vẫn còn trống như bãi xe hiện tại.
Khả năng Saigon làm được một công trình mới hoàn toàn và phù hợp với những công trình lịch sử xung quanh là rất khó. Vì vậy chúng ta nên chọn việc dễ hơn là giữ lại phần mặt đứng hiện nay, đồng thời cải tạo không gian bên trong để phù hợp với nhu cầu hiện đại. Theo tôi, đó có thể là phương án tốt nhất hiện nay.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đồng thời là chuyên gia về quy hoạch đô thị nhận xét :
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Tôi cho rằng những dự án có tính chất nhạy cảm như vậy, có dính đến lịch sử, bảo tồn, đến những khu vực trung tâm có những công trình cổ - chẳng hạn như Tax nằm gần Rex, gần Ủy ban Nhân dân, Nhà hát Thành phố, thì có hai chuyện nên làm.
Thứ nhất, những công trình như thế luôn luôn phải có cuộc thi. Sẽ có những phương án, ngoài giới chuyên môn chấm rồi cũng nên triển lãm cho người dân góp ý. Sau đó quyết định sao thì tùy, nhưng ít nhất là phải tham vấn ý kiến rộng rãi, như vậy mới dễ đạt được sự đồng thuận, gắn bó người dân thành phố lại với nhau.
Điểm thứ hai, khi tổ chức một cuộc thi như vậy, người dân cảm thấy gắn bó với nó thì cũng có lợi cho nhà đầu tư. Vì người đầu tư sẽ có được một công trình có giá trị văn hóa lịch sử và hiện đại, chứ không chỉ là công trình kinh doanh.
Điển hình là công trình Vincom Center B, trước là thương xá Eden, khi muốn phá bỏ người dân không ủng hộ lắm, nhưng cũng có một số người muốn làm. Cuối cùng tuy phương án B không phải là hoàn hảo lắm, chưa vừa lòng mọi người, nhưng trong giới chuyên môn trong và ngoài nước mà tôi được tiếp xúc, người ta vẫn khen trung tâm B này nhiều hơn trung tâm A có hai tháp cao xây phía trước. Như vậy chứng tỏ những công trình nhạy cảm như thế nên có thông tin cho người dân.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng thật ra chỉ có tòa nhà Grands Magasins Charner lúc mới ra đời là kiến trúc đẹp nhất, sau nhiều lần sửa sang, Tax nay đã mất đi vẻ đẹp cổ kính ban đầu. Ông đề nghị một giải pháp dung hòa : vừa cải tạo vừa xây thêm.
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Trở lại với thương xá Tax, về góc độ chuyên môn thì mình phải thấy mấy điểm. Về mặt giá trị kiến trúc, nếu xem lại lịch sử, khu thương xá Tax đẹp nhất vào lúc mới được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, với những hình khối rất đẹp. Có một điểm nghịch lý là càng sửa, càng nâng tầng thì nó càng xấu. Hiện nay giá trị của nó về mặt kiến trúc không còn nhiều, chỉ còn ở một số nơi như khu cầu thang, hay một số khu vực lát mosaique, đẹp lắm. Nhưng về mặt cấu trúc thì chỉ là một cấu trúc bê-tông bình thường thôi, và giá trị sâu xa hơn là tình cảm của người dân.
Như vậy về một giải pháp cho thương xá Tax, tôi thấy có một giải pháp dung hòa. Công trình này có thể xem xét vừa cải tạo vừa xây mới. Mình sẽ bàn với những nhà văn hóa, lịch sử xem phần nào nên giữ, phần nào không cần giữ. Trường hợp phải đập thương xá Tax đi, thì khi xây lại, cái podium cũng không được cao hơn tòa nhà khách sạn Rex. Khối tháp phải thụt vào, chứ không phải đập rồi xây một cái thiệt to ngay ngã tư thì tôi cho rất là phản cảm. Tôi thấy dự án của một nhà thiết kế Hồng Kông hay Đài Loan gì đó, cách đây cũng lâu rồi, rất hy vọng đó không phải là phương án được chọn để xây.
Khi chúng ta xây mới thật ra cũng có cái lợi. Phần tháp thụt vào phía sau, tháp cao thì móng cũng phải sâu, có những tầng hầm. Thì những tầng hầm này, ngoài việc cung cấp nơi đậu xe, cũng phải nghĩ đến chuyện có một phần là những thương xá kết nối thẳng vào những tầng hầm của trạm métro sắp xây. Như vậy khi ra khỏi métro người ta sẽ đi thẳng vào nhà luôn, không cần phải đi lên công trình ở trên. Nếu bạn nào đã từng đi Montréal, sẽ thấy đây là một mô hình rất thành công, đem lại giá trị cho sinh hoạt của người dân và cũng giải quyết được vấn đề kẹt xe vào giờ cao điểm.
Theo nhận định của kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, thương xá Tax nằm ngay góc một ngã tư rất quan trọng của khu vực trung tâm Saigon. Nếu bất đắc dĩ phải xây cao tầng, thì nhà thiết kế cần chọn cách xử lý sao cho hạn chế được tối đa việc phá vỡ cảnh quan.
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ từ hồi thành lập thành phố cho tới giờ vẫn là một ngã tư rất quan trọng. Hiện nay có những công trình đã giữ được tới ngày nay rồi : một đầu là Ủy ban Nhân dân, một đầu là Nhà hát Thành phố, đầu kia là chợ Bến Thành và ngay ở góc ngã tư này đã giữ được khách sạn Rex. Vincom Center B sau những góp ý của thành phố và người dân, khi xây lại họ cũng không xây cao lắm, và phong cách bán cổ điển tương đối tương hợp.
Như vậy Tax cũng như góc tư còn lại, bốn góc tư này khối đế của nó tức là podium không nên xây cao quá, chừng năm, bảy tầng thôi, và trên mái nên có vườn. Khối tháp nếu muốn xây nên thụt vào, giựt thấp, chuyển từ từ. Nếu xây một cục 40 tầng to đùng thì rất phản cảm ! Phải chia thành những khối tháp chuyển tiếp dần và có những mái có cây xanh.
Cái lõi giới hạn bởi tuyến đường Hàm Nghi – Nguyễn Huệ - Lê Lợi, khu vực đó thật ra có thể xây nhà cao tầng. Nhưng khu gần ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi thì không nên xây cao. Nếu muốn làm 40 tầng đi nữa thì phải xa hơn một tí, tức là khi đứng ở ngã tư này thì tầm nhìn được mở lên không bị ngăn cản ; và cây xanh tầng tầng lớp lớp chuyển lên thì sẽ nhẹ nhàng hơn.
Về nghề nghiệp thì nói ngoài lề vậy thôi. Thật sự ra tôi cũng rất mong dự án này không nên để chủ đầu tư đưa ra một thiết kế mang tính áp đặt. Thành phố nên yêu cầu nhà đầu tư tổ chức cuộc thi, và trong ban giám khảo có những người có trách nhiệm của thành phố, và những người quan tâm đến việc tổ chức không gian lại như thế nào, để chọn một phương án phù hợp.
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, việc khoanh vùng một khu vực có giá trị lịch sử là hết sức cần thiết :
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Để định vị khu giá trị lịch sử, chúng ta có thể lấy đầu tiên là Ủy ban Nhân dân, kế đến là thương xá Tax, chợ Bến Thành rồi Dinh Độc lập, trường Lê Quý Đôn, nhà thờ Đức Bà rồi đến bệnh viện Grall, nay là bệnh viện Nhi Đồng, và trở lại Nhà hát Thành phố. Chúng ta sẽ có ý niệm một khu lõi lịch sử. Trong khu lõi này, phải rất cẩn trọng việc xây nhà cao tầng.
Thương xá Tax nằm ở rìa khu lõi lịch sử này. Như vậy tôi cho rằng nếu người kiến trúc sư hiểu văn hóa thành phố, hiểu giá trị lịch sử thì khi làm dự án sẽ có sự chuyển tiếp. Chuyển tiếp về mặt phong cách kiến trúc cũng như về mặt không gian, về mặt sử dụng như thế nào cho phù hợp.
Nếu chúng ta nhìn xung quanh, những đô thị đã phát triển cả trăm năm trở lên nổi tiếng trên thế giới, cũng luôn có vấn đề khu cũ và khu mới. Thường thường cách ứng xử của tất cả các thành phố đó đều có khoanh vùng khu lịch sử. Và những công trình cao tầng trong khu lịch sử đó thì không được xây đâu, muốn xây thì xây ở xa.
Thành ra khi thăm thành phố có điều rất thú vị là có thể thăm từng khu. Thành phố mình ba trăm năm, mà nếu giới thiệu được khu này là 300, 200 năm, khu kia 100 năm, khu nọ là hiện đại, thì sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Nó nói lên lịch sử, cho người dân thấy được sự phát triển của thành phố, và giới thiệu được văn hóa của nơi này cho du khách.
Việc giữ gìn khu trung tâm lịch sử rất quan trọng. Đầu tiên chúng ta phải khoanh vùng khu này. Nhiều năm nay tôi cũng ráng vận động xác định cái ranh giới ấy. Nhiều năm nay tôi cũng ráng vận động xác định cái ranh giới này. Vì nếu không xác định được sẽ rất là khó, chúng ta suốt ngày cứ chạy theo đuôi các nhà đầu tư. Họ mua được miếng đất rồi họ cứ xây lên, báo chí cứ xúm vô nói này kia…Tôi thấy tốt nhất là cứ khoanh vùng nó, và trong khu đó nếu xây dựng cao tầng thì phải cân nhắc.
Có một điểm nguy hiểm như thế này. Hồi xưa có câu chuyện một người mặc áo trắng, đi đâu cũng sợ dơ. Nhưng chỉ cần một lần bị cái xe đi ngang làm bắn bùn lên áo thì họ không cần giữ nữa. Tương tự như vậy, tôi cũng lo là cái khu lịch sử nếu chúng ta không quản một cách chu đáo, một ngày nào đó khu này cũng hư luôn, và sau đó người ta không còn giữ gìn nó nữa thì rất là đáng tiếc.
Được biết hiện nay đang có một kiến nghị trên mạng yêu cầu chính quyền thành phố nên xem xét lại việc xóa sổ thương xá Tax. Lá thư kêu gọi các bạn sinh viên kiến trúc và những người yêu không gian kiến trúc trung tâm Saigon tham gia chiến dịch ký tên phản đối, chụp hình kỷ niệm ở thương xá Tax, và thực hiện nghiên cứu khoa học chi tiết để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn không gian lịch sử.
Trên thực tế, bên cạnh những tiếng nói tâm huyết, vẫn còn những người cho rằng đã cũ thì phá đi xây mới cho hiện đại, chẳng có gì phải kêu ca, thậm chí còn lớn tiếng miệt thị những ai hoài cổ. Thái độ vô cảm, cũng như việc làm quy hoạch mà không quan tâm đến ý kiến của cư dân khiến người ta không thể không nhớ đến câu nói nổi tiếng : « Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác ».
Tax đang sống những giờ phút cuối cùng, sau 134 năm chứng kiến những thăng trầm của “Hòn ngọc Viễn Đông” năng động. Được xây dựng từ năm 1880 và khai trương vào năm 1924, tên gọi ban đầu của tòa nhà “Grands Magasins Charner”, viết tắt là GMC, là niềm hãnh diện của Saigon vì ra đời rất sớm cùng với các thương xá tương tự trên thế giới.
Tại Pháp, đó là thương xá Le Bon Marché (1852), Printemps và Samaritaine (1865), Galerie Lafayette (1896). Cùng trong năm 1865, một thương xá khác cũng mang tên Le Bon Marché ra đời tại Bỉ, Rinascente tại Milano (Ý), Marshall Field tại Chicago (Hoa Kỳ)…Các thương xá, tiếng Pháp là grand magasin và tiếng Anh là department store, là hiện thân của một cuộc cách mạng về thương mại trong nửa đầu thế kỷ 20.
Thương xá nằm ở những vị trí đắc địa, thường chiếm trọn một góc ngã tư sầm uất ngay trung tâm thành phố, với các mặt hàng hết sức phong phú, trong một không gian rộng lớn, sang trọng, phục vụ cho nhu cầu mua sắm của cư dân thành thị. Đây là một quan niệm rất mới mẻ vào thời đó : chỉ cần bước vào một « grand magasin », người mua có thể tìm thấy mặt hàng mình cần với rất nhiều chọn lựa. Giá cả được ấn định với mức lời thấp, ghi rõ trên bảng giá, không hài lòng được trả hàng lại và hoàn tiền, giá trị của món hàng được tôn lên với cách trưng bày lịch sự. Thương xá không chỉ bán hàng, mà còn gợi lên ý muốn mua hàng.
Một bài báo trên tờ L’Echo Annamite (Tiếng vọng An Nam) ngày 27/11/1924 mô tả hôm khai trương thương xá: “Tối qua, khi màn đêm vừa buông xuống, một đám đông khổng lồ chen chúc trước Magasins Charner sang trọng, sáng rực ánh đèn. Kiến trúc hoành tráng này chiếm ngự góc đường chọn lọc của Saigon Hòn ngọc Viễn Đông, giống như một góc của Kinh đô Ánh sáng mọc lên trên mặt đất dưới chiếc đũa thần của nàng tiên Pháp : Société coloniale des Grands Magasins.
Những người tò mò, già trẻ lớn bé, thuộc mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tập hợp lại theo nhiều hàng, dưới tòa nhà rộng mênh mông, trước những tủ kính lộng lẫy hay những quầy hàng bày biện một cách nghệ thuật những món hàng hết sức đa dạng, niềm kiêu hãnh của kỹ nghệ Pháp.
Nhiều người đàn ông lịch lãm trong bộ smoking tiếp đón khách tham quan tại cửa vào với phong cách lịch sự của những thương nhân hoàn hảo. « Xin mời vào, quý bà và quý ông, xin mời vào ! Ở đây có tất cả mọi thứ, cho đủ loại gu khác nhau »…
… Grands Magasins Charner bán những sản phẩm nhập cảng đắt tiền dành cho giới thượng lưu người Pháp và thuộc địa. Đến năm 1942, tòa nhà được xây thêm một tầng lầu, và đến năm 1960 đổi tên là thương xá Tax. Đây là điểm hẹn mua sắm của người Saigon trong thập niên 60 và 70, bày bán từ những mặt hàng sang trọng cho đến bình dân dành cho mọi giới. Tax cũng đã đi vào thơ, nhạc, như trong một bài hát nói lên tâm tình của một người lính chiến, khi nhớ về người yêu trong đô thị bình yên giữa thời loạn lạc.
Sau năm 1975, thương xá Tax trở nên im lìm, chỉ là nơi trưng bày hàng của các công ty quốc doanh. Đến năm 1978 Tax bị đổi tên thành « Cửa hàng phục vụ thiếu nhi thành phố », và năm 1981 biến thành « Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố », nhưng người Saigon vẫn quen gọi là Tax. Mãi đến tháng Giêng năm 1998, thương xá Tax mới được phục hồi tên gọi cũ.
Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu ở Saigon nói lên cảm tưởng khi nghe thương xá Tax bị đóng cửa :
TS Nguyễn Thị Hậu: Bản thân tôi dưới góc độ nghề nghiệp thôi, chứ chưa nói đến việc là một người đã sinh sống ở Saigon gần bốn mươi năm, thực sự nghe tin này tôi rất buồn. Bởi vì khu vực trung tâm Saigon chỗ bùng binh Nguyễn Huệ và thương xá Tax rất quen thuộc với những người đã từng sống ở Saigon, và bất cứ ai đến Saigon thì cũng phải đến nơi đấy. Đây là biểu tượng văn hóa của Saigon.
Theo tôi, khu vực trung tâm nên được coi là một khu vực điển hình cho văn hóa đô thị của Saigon đã được hình thành hơn một trăm năm. Trải qua nhiều chính quyền, chính thể khác nhau, có nhiều công trình cũng đã được xây dựng lại, ví dụ như ngay thương xá Tax bây giờ cũng không còn được nguyên vẹn như hình ảnh ban đầu mà người Pháp xây dựng. Tuy nhiên nếu chúng ta lại phá đi, xây lên một công trình mới mà nhất là lại đến 40 tầng, thì theo tôi chúng ta lại lặp lại sai lầm của người đi trước.
Và với mắt nhìn của người bình thường thôi – tôi không phải là kiến trúc sư, thì tôi cũng thấy là ở một địa điểm tương đối hẹp về không gian như vậy, mà xây lên một tòa nhà 40 tầng như vậy, chắc chắn sẽ không cân đối với tất cả cảnh quan xung quanh.
Đặc biệt quanh đấy còn hai công trình cổ rất có giá trị là Nhà hát lớn và Tòa đô chính cũ, mà bây giờ gọi là Ủy ban Nhân dân Thành phố. Chưa kể là việc phá bỏ rồi xây dựng một tòa nhà khác, trên một khu đất có thể nói là « khu đất vàng ». Ở đây, không phải chỉ là « vàng » về mặt kinh tế đâu, mà về mặt văn hóa và lịch sử. Rõ ràng là phải hết sức cân nhắc, vì như vậy vô tình chúng ta đã phá bỏ đi một di sản văn hóa của thành phố Saigon.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, không phải vì chưa bao giờ được chính thức coi là di sản, mà vai trò của thương xá Tax không được tính đến.
TS Nguyễn Thị Hậu: Không cứ phải có danh hiệu thì mới trở thành di sản. Theo tôi, khu vực bùng binh Nguyễn Huệ và Lê Lợi, toàn bộ cảnh quan và kiến trúc của khu vực đấy nên coi là di sản văn hóa của quy hoạch đô thị. Đừng xem xét tòa nhà thương xá Tax chỉ như một nơi bán hàng hay một công trình đơn lẻ, mà phải đặt vào trong tổng thể quy hoạch chung của cả khu vực trung tâm đó thì mới thấy cái giá trị của tòa nhà.
Có một điều mà nhiều người không để ý, hoặc chưa quan tâm : bất cứ một di sản, một tòa nhà cổ nào cũng luôn luôn hiện diện trong ký ức của những con người đã sống ở khu vực đó, ở thành phố đó. Tình yêu của người ta đối với nơi họ đang sống, đã sống phụ thuộc rất nhiều vào những ký ức của họ. Có thể là tình cảm gia đình, người thân và đối với cảnh quan, nơi họ đã từng có những kỷ niệm. Điều này rất có giá trị. Cho nên nếu chỉ đánh giá thương xá Tax chỉ là một địa điểm thương mại, bây giờ đã cũ thì phá đi xây cái mới, thì vô hình chung đã xóa bỏ ký ức của rất nhiều người. Như vậy hoàn toàn bất lợi cho việc nuôi dưỡng một tình yêu, nuôi dưỡng tình cảm đối với một đô thị có rất nhiều người sinh sống.
Kiến trúc sư trẻ Trần Hữu Khoa nhận định giá trị của thương xá Tax rất lớn, nếu so sánh với các thương xá khác có tuổi đời tương đương trên thế giới đã được xếp hạng di sản.
KTS Trần Hữu Khoa: Năm ra đời của thương xá Tax là khoảng năm 1880, tính đến nay được 134 năm. Đối với những công trình có chức năng thương mại trên thế giới có cùng độ tuổi, thì nay những công trình đó đã trở thành những di sản của các quốc gia sở hữu. Qua đó chúng ta có thể thấy được giá trị của thương xá Tax rất lớn.
Ngoài ra, phiên bản ban đầu của thương xá Tax đánh dấu một giá trị về kiến trúc riêng biệt cho Việt Nam thời thuộc địa Pháp. Nó mang dáng dấp vừa là art-décor, vừa có những nét truyền thống của Việt Nam như là mái ngói. Kiến trúc thuộc địa là nền kiến trúc đang bị bỏ ngỏ, chưa được đào sâu nghiên cứu.
Việc người ta chuẩn bị đập đi thương xá Tax cũ và xây lên công trình 40 tầng tại vị trí hiện nay, theo tôi, trước tiên là nhu cầu về cao ốc của Saigon đang bị chững lại. Rất nhiều cao ốc hiện nay diện tích thuê không đạt quá nửa, thì việc xây cao ốc mới sẽ không giúp giải quyết được bài toán kinh tế, mà lại đánh mất đi giá trị về lịch sử, văn hóa của thương xá Tax.
Về mặt cảnh quan đô thị, Saigon hiện nay đang có một lợi thế so với các nước xung quanh, là giữ được hệ thống đô thị có từ thời Pháp qua đến thời Việt Nam Cộng Hòa cho đến nay. Những công trình đặc biệt tiêu biểu như Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Thành phố, chỉ khi được đặt bên trong cảnh quan một đô thị đã sống cùng với mình qua năm tháng thì mới có giá trị thật sự.
Còn nếu những công trình xung quanh các công trình lịch sử này bị phá bỏ, thay thế hoàn toàn bằng những công trình hiện đại, thì giá trị lịch sử sẽ bị giảm đi rất nhiều. Và có thể đến một lúc nào đó, chúng trở nên trơ trọi, không còn ý nghĩa gì nữa, đối với Saigon và những thế hệ trẻ sau này muốn tìm hiểu về lịch sử của thành phố họ đang sinh sống.
Nhắc đến kinh nghiệm giữ gìn các công trình cổ ở những nước khác, bà Nguyễn Thị Hậu cho rằng nếu chỉ chú ý đến mặt kinh tế và không quan tâm đến cộng đồng thì nhiều di sản có thể sẽ tiếp tục mất đi.
TS Nguyễn Thị Hậu: Các đô thị của các nước mà tôi đã có dịp đến, tôi thấy tất nhiên trước đấy cũng đã từng có những sai lầm như chúng ta bây giờ, nhưng họ đã giải quyết tốt từ vài chục năm nay. Có những khu vực họ xây dựng những đô thị mới, hoàn toàn hiện đại với rất nhiều vật liệu và kiểu dáng hiện đại ; để phục vụ cho những nhu cầu về thẩm mỹ mới, nhu cầu cuộc sống mới của con người, cũng như cho sự phát triển của đô thị, của đất nước.
Nhưng ở những đô thị cũ, hoặc những khu trung tâm của các thành phố lớn, rất nổi tiếng về văn hóa chẳng hạn, thì người ta cố gắng gìn giữ lại những gì cổ xưa đã làm nên bản sắc của thành phố đó. Những gì mà du khách đến hoặc đã rời đi, người ta nhớ về thành phố đó là nhớ đến những di tích như vậy.
Bản thân tôi cũng đã đến Paris vài lần. Tôi nhận thấy thành phố cũng đã cố gắng gìn giữ vốn di sản rất tốt. Bên trong các tòa nhà cổ, họ có thể thay đổi về nội thất, nhưng bên ngoài mặt tiền các ngôi nhà đó, người ta quan niệm đấy là không gian công cộng của đô thị. Và không gian công cộng này khi đã được coi là di sản thì cá nhân hay bất cứ tổ chức nào đều không được phép thay đổi, nếu như không có ý kiến, không có sự đồng thuận của cộng đồng.
Nếu chúng ta phát huy được tinh thần của cộng đồng, thì chắc chắn việc bảo tồn hay không bảo tồn, phát triển như thế nào… sẽ được phù hợp hơn. Nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách thuần túy, với cách nhìn như vậy thì chắc chắn còn nhiều di sản sẽ phải mất đi.
Về giải pháp, so sánh với các nước xung quanh như Thái Lan, kiến trúc sư Trần Hữu Khoa đề nghị :
KTS Trần Hữu Khoa: Việc hiện đại hóa một công trình thì trên thế giới có nhiều cách, và họ làm rất tốt. Nhìn sang bên cạnh, có thể so sánh với thương xá Siam của Thái Lan trước đây, có không gian bên trong và hoạt động gần giống với thương xá Tax hiện nay, quy mô cũng tương đương. Siam Center qua năm tháng vẫn giữ lại cấu trúc, vẫn là một công trình thấp tầng giữa những công trình cao tầng xung quanh. Họ chỉ thay đổi mặt đứng, kèm với thay đổi không gian bên trong để trở thành một công trình hiện đại vào bậc nhất của Bangkok.
Qua đó tôi tin rằng không nhất thiết phải xây dựng một công trình cao ốc 40 tầng mà vẫn có thể tạo ra được một công trình thương mại hiện đại dựa trên cấu trúc cũ của thương xá Tax, kết hợp cải tạo những phần đất xung quanh vẫn còn trống như bãi xe hiện tại.
Khả năng Saigon làm được một công trình mới hoàn toàn và phù hợp với những công trình lịch sử xung quanh là rất khó. Vì vậy chúng ta nên chọn việc dễ hơn là giữ lại phần mặt đứng hiện nay, đồng thời cải tạo không gian bên trong để phù hợp với nhu cầu hiện đại. Theo tôi, đó có thể là phương án tốt nhất hiện nay.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đồng thời là chuyên gia về quy hoạch đô thị nhận xét :
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Tôi cho rằng những dự án có tính chất nhạy cảm như vậy, có dính đến lịch sử, bảo tồn, đến những khu vực trung tâm có những công trình cổ - chẳng hạn như Tax nằm gần Rex, gần Ủy ban Nhân dân, Nhà hát Thành phố, thì có hai chuyện nên làm.
Thứ nhất, những công trình như thế luôn luôn phải có cuộc thi. Sẽ có những phương án, ngoài giới chuyên môn chấm rồi cũng nên triển lãm cho người dân góp ý. Sau đó quyết định sao thì tùy, nhưng ít nhất là phải tham vấn ý kiến rộng rãi, như vậy mới dễ đạt được sự đồng thuận, gắn bó người dân thành phố lại với nhau.
Điểm thứ hai, khi tổ chức một cuộc thi như vậy, người dân cảm thấy gắn bó với nó thì cũng có lợi cho nhà đầu tư. Vì người đầu tư sẽ có được một công trình có giá trị văn hóa lịch sử và hiện đại, chứ không chỉ là công trình kinh doanh.
Điển hình là công trình Vincom Center B, trước là thương xá Eden, khi muốn phá bỏ người dân không ủng hộ lắm, nhưng cũng có một số người muốn làm. Cuối cùng tuy phương án B không phải là hoàn hảo lắm, chưa vừa lòng mọi người, nhưng trong giới chuyên môn trong và ngoài nước mà tôi được tiếp xúc, người ta vẫn khen trung tâm B này nhiều hơn trung tâm A có hai tháp cao xây phía trước. Như vậy chứng tỏ những công trình nhạy cảm như thế nên có thông tin cho người dân.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng thật ra chỉ có tòa nhà Grands Magasins Charner lúc mới ra đời là kiến trúc đẹp nhất, sau nhiều lần sửa sang, Tax nay đã mất đi vẻ đẹp cổ kính ban đầu. Ông đề nghị một giải pháp dung hòa : vừa cải tạo vừa xây thêm.
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Trở lại với thương xá Tax, về góc độ chuyên môn thì mình phải thấy mấy điểm. Về mặt giá trị kiến trúc, nếu xem lại lịch sử, khu thương xá Tax đẹp nhất vào lúc mới được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, với những hình khối rất đẹp. Có một điểm nghịch lý là càng sửa, càng nâng tầng thì nó càng xấu. Hiện nay giá trị của nó về mặt kiến trúc không còn nhiều, chỉ còn ở một số nơi như khu cầu thang, hay một số khu vực lát mosaique, đẹp lắm. Nhưng về mặt cấu trúc thì chỉ là một cấu trúc bê-tông bình thường thôi, và giá trị sâu xa hơn là tình cảm của người dân.
Như vậy về một giải pháp cho thương xá Tax, tôi thấy có một giải pháp dung hòa. Công trình này có thể xem xét vừa cải tạo vừa xây mới. Mình sẽ bàn với những nhà văn hóa, lịch sử xem phần nào nên giữ, phần nào không cần giữ. Trường hợp phải đập thương xá Tax đi, thì khi xây lại, cái podium cũng không được cao hơn tòa nhà khách sạn Rex. Khối tháp phải thụt vào, chứ không phải đập rồi xây một cái thiệt to ngay ngã tư thì tôi cho rất là phản cảm. Tôi thấy dự án của một nhà thiết kế Hồng Kông hay Đài Loan gì đó, cách đây cũng lâu rồi, rất hy vọng đó không phải là phương án được chọn để xây.
Khi chúng ta xây mới thật ra cũng có cái lợi. Phần tháp thụt vào phía sau, tháp cao thì móng cũng phải sâu, có những tầng hầm. Thì những tầng hầm này, ngoài việc cung cấp nơi đậu xe, cũng phải nghĩ đến chuyện có một phần là những thương xá kết nối thẳng vào những tầng hầm của trạm métro sắp xây. Như vậy khi ra khỏi métro người ta sẽ đi thẳng vào nhà luôn, không cần phải đi lên công trình ở trên. Nếu bạn nào đã từng đi Montréal, sẽ thấy đây là một mô hình rất thành công, đem lại giá trị cho sinh hoạt của người dân và cũng giải quyết được vấn đề kẹt xe vào giờ cao điểm.
Theo nhận định của kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, thương xá Tax nằm ngay góc một ngã tư rất quan trọng của khu vực trung tâm Saigon. Nếu bất đắc dĩ phải xây cao tầng, thì nhà thiết kế cần chọn cách xử lý sao cho hạn chế được tối đa việc phá vỡ cảnh quan.
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ từ hồi thành lập thành phố cho tới giờ vẫn là một ngã tư rất quan trọng. Hiện nay có những công trình đã giữ được tới ngày nay rồi : một đầu là Ủy ban Nhân dân, một đầu là Nhà hát Thành phố, đầu kia là chợ Bến Thành và ngay ở góc ngã tư này đã giữ được khách sạn Rex. Vincom Center B sau những góp ý của thành phố và người dân, khi xây lại họ cũng không xây cao lắm, và phong cách bán cổ điển tương đối tương hợp.
Như vậy Tax cũng như góc tư còn lại, bốn góc tư này khối đế của nó tức là podium không nên xây cao quá, chừng năm, bảy tầng thôi, và trên mái nên có vườn. Khối tháp nếu muốn xây nên thụt vào, giựt thấp, chuyển từ từ. Nếu xây một cục 40 tầng to đùng thì rất phản cảm ! Phải chia thành những khối tháp chuyển tiếp dần và có những mái có cây xanh.
Cái lõi giới hạn bởi tuyến đường Hàm Nghi – Nguyễn Huệ - Lê Lợi, khu vực đó thật ra có thể xây nhà cao tầng. Nhưng khu gần ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi thì không nên xây cao. Nếu muốn làm 40 tầng đi nữa thì phải xa hơn một tí, tức là khi đứng ở ngã tư này thì tầm nhìn được mở lên không bị ngăn cản ; và cây xanh tầng tầng lớp lớp chuyển lên thì sẽ nhẹ nhàng hơn.
Về nghề nghiệp thì nói ngoài lề vậy thôi. Thật sự ra tôi cũng rất mong dự án này không nên để chủ đầu tư đưa ra một thiết kế mang tính áp đặt. Thành phố nên yêu cầu nhà đầu tư tổ chức cuộc thi, và trong ban giám khảo có những người có trách nhiệm của thành phố, và những người quan tâm đến việc tổ chức không gian lại như thế nào, để chọn một phương án phù hợp.
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, việc khoanh vùng một khu vực có giá trị lịch sử là hết sức cần thiết :
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Để định vị khu giá trị lịch sử, chúng ta có thể lấy đầu tiên là Ủy ban Nhân dân, kế đến là thương xá Tax, chợ Bến Thành rồi Dinh Độc lập, trường Lê Quý Đôn, nhà thờ Đức Bà rồi đến bệnh viện Grall, nay là bệnh viện Nhi Đồng, và trở lại Nhà hát Thành phố. Chúng ta sẽ có ý niệm một khu lõi lịch sử. Trong khu lõi này, phải rất cẩn trọng việc xây nhà cao tầng.
Thương xá Tax nằm ở rìa khu lõi lịch sử này. Như vậy tôi cho rằng nếu người kiến trúc sư hiểu văn hóa thành phố, hiểu giá trị lịch sử thì khi làm dự án sẽ có sự chuyển tiếp. Chuyển tiếp về mặt phong cách kiến trúc cũng như về mặt không gian, về mặt sử dụng như thế nào cho phù hợp.
Nếu chúng ta nhìn xung quanh, những đô thị đã phát triển cả trăm năm trở lên nổi tiếng trên thế giới, cũng luôn có vấn đề khu cũ và khu mới. Thường thường cách ứng xử của tất cả các thành phố đó đều có khoanh vùng khu lịch sử. Và những công trình cao tầng trong khu lịch sử đó thì không được xây đâu, muốn xây thì xây ở xa.
Thành ra khi thăm thành phố có điều rất thú vị là có thể thăm từng khu. Thành phố mình ba trăm năm, mà nếu giới thiệu được khu này là 300, 200 năm, khu kia 100 năm, khu nọ là hiện đại, thì sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Nó nói lên lịch sử, cho người dân thấy được sự phát triển của thành phố, và giới thiệu được văn hóa của nơi này cho du khách.
Việc giữ gìn khu trung tâm lịch sử rất quan trọng. Đầu tiên chúng ta phải khoanh vùng khu này. Nhiều năm nay tôi cũng ráng vận động xác định cái ranh giới ấy. Nhiều năm nay tôi cũng ráng vận động xác định cái ranh giới này. Vì nếu không xác định được sẽ rất là khó, chúng ta suốt ngày cứ chạy theo đuôi các nhà đầu tư. Họ mua được miếng đất rồi họ cứ xây lên, báo chí cứ xúm vô nói này kia…Tôi thấy tốt nhất là cứ khoanh vùng nó, và trong khu đó nếu xây dựng cao tầng thì phải cân nhắc.
Có một điểm nguy hiểm như thế này. Hồi xưa có câu chuyện một người mặc áo trắng, đi đâu cũng sợ dơ. Nhưng chỉ cần một lần bị cái xe đi ngang làm bắn bùn lên áo thì họ không cần giữ nữa. Tương tự như vậy, tôi cũng lo là cái khu lịch sử nếu chúng ta không quản một cách chu đáo, một ngày nào đó khu này cũng hư luôn, và sau đó người ta không còn giữ gìn nó nữa thì rất là đáng tiếc.
Được biết hiện nay đang có một kiến nghị trên mạng yêu cầu chính quyền thành phố nên xem xét lại việc xóa sổ thương xá Tax. Lá thư kêu gọi các bạn sinh viên kiến trúc và những người yêu không gian kiến trúc trung tâm Saigon tham gia chiến dịch ký tên phản đối, chụp hình kỷ niệm ở thương xá Tax, và thực hiện nghiên cứu khoa học chi tiết để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn không gian lịch sử.
Trên thực tế, bên cạnh những tiếng nói tâm huyết, vẫn còn những người cho rằng đã cũ thì phá đi xây mới cho hiện đại, chẳng có gì phải kêu ca, thậm chí còn lớn tiếng miệt thị những ai hoài cổ. Thái độ vô cảm, cũng như việc làm quy hoạch mà không quan tâm đến ý kiến của cư dân khiến người ta không thể không nhớ đến câu nói nổi tiếng : « Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác ».
No comments:
Post a Comment