Thursday, August 28, 2014

Bình Ngô đại cáo và sự xuất hiện của loại văn học phản kháng thời hiện đại



Published on August 29, 2014   ·   
(tác giả : Lê Minh Khải ; dịch giả : Hoa Quốc Văn)
Một bình luận gần đây về Bình Ngô đại cáo (平吳大誥), một tư liệu được viết vào cuối giai đoạn nhà Minh chiếm đóng đồng bằng sông Hồng đầu thế kỷ XV khiến tôi nghĩ về loại “văn học phản kháng” (resistance literature) hay “văn học căn cước dân tộc” (national identity literature) mà nhiều người ngày nay cho là tài liệu này thuộc về nó.
平吳大誥1
Một trong những chỗ đầu tiên mà tôi từng gặp được tài liệu này là trong một tuyển tập bản dịch các tư liệu do người Việt sáng tác qua nhiều thế kỷ có tên Những tấm gương ứng phó với sự can thiệp từ bên ngoài của người Việt : 1858 - 1900 (Patterns of Vietnamese response to foreign intervention : 1858 – 1900). Các tài liệu trong tuyển tập này đều được dịch và chú sâu bởi học giả Trương Bửu Lâm, và được xuất bản năm 1967 vào lúc cao điểm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (Vietnam/American War).
Trong khi tuyển tập này tập trung vào giai đoạn từ 1858 đến 1900, khi người Pháp đang thiết lập sự cai trị Việt Nam của họ, Trương Bửu Lâm gộp vào đó một số tư liệu sớm hơn để đặt “ứng phó với sự can thiệp từ bên ngoài” (response to foreign intervention) thế kỷ XIX trong một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn. Những tài liệu sớm hơn này ngày nay đều rất nổi tiếng, tức là bài Nam quốc sơn hà (南國山河) mà một số người cho là của Lý Thường Kiệt, bài hịch của Trần Hưng Đạo hướng tới binh lính của mình (thường được biết đến dưới cái tên Hịch tướng sĩ / 諭諸裨將檄文), Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và lời hịch của Nguyễn Huệ (Hịch đánh Trịnh) kêu gọi quân đội của ông.
Patterns of Vietnamese response to foreign intervention, 1858 - 1900
Patterns of Vietnamese response to foreign intervention, 1858 - 1900 2
Trên thực tế, nhiều tác phẩm ở Việt Nam ngày nay gọi tư liệu đầu tiên và thứ ba trên đây là những “tuyên ngôn độc lập” (declarations of independence), và tất cả các tư liệu đó nhiều lần được viện dẫn như là minh chứng cho một “ý thức dân tộc” (“national consciousness) dài lâu và về một truyền thống “chống ngoại xâm” (resistance to foreign aggression/intervention) dài lâu không kém. Tuy nhiên, liệu chúng ta có biết rằng đây là cách mà những tư liệu này luôn được hiểu và chúng có nghĩa gì hay không ?
Khoảng hơn một thập kỷ trước khi Trương Bửu Lâm thực hiện bản dịch tiếng Anh cho Bình Ngô đại cáo, Ưng Quả (Nguyễn Phúc Ưng Quả / 阮福膺果) đã công bố bản dịch tiếng Pháp của cũng tư liệu đó trên tờ Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient (46.1 [1952] : 279-95). Trong lời dẫn nhập cho bản dịch của mình, Ưng Quả lưu ý rằng nguyên bản Bình Ngô đại cáo đã xuất hiện trong quá khứ trong những văn bản như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, và những văn tuyển như Hoàng Việt văn tuyển và Ức Trai [thi] tập. Hơn nữa, Ưng Quả cũng khẳng định rằng Bình Ngô đại cáo đã được truyền miệng trong giới tinh hoa hàn lâm – những người học để đi thi thời trước – khi họ xem nó như là một “kiểu mẫu của thể loại”. Nếu đó là sự thật, thì nó hợp với “thể loại” nào ? Liệu có một phần nào đó trong các cuộc thi nói về “văn học phản kháng” hay “tuyên ngôn độc lập” không ? Một sự xem xét cái cách Bình Ngô đại cáo xuất hiện trong bộ văn tuyển cuối thế kỷ XVIII, Hoàng Việt văn tuyển (皇越文選), có thể giúp trả lời những câu hỏi này.
Binh Ngo dai cao 1
Binh Ngo dai cao 2
Binh Ngo dai cao 3
Bình Ngô đại cáo có thể được tìm thấy trong chương 15 của Hoàng Việt văn tuyển, chương dành cho các thể “cáo” (誥), “chế” (制) và “sách” (冊). Điều này là do mục đích của Hoàng Việt văn tuyển không phải để chứng minh cho bất kỳ dạng chủ đề hay tư tưởng chủ đạo nào, mà thay vào đó, là để cung cấp mẫu của những bài văn hay thuộc nhiều thể loại khác nhau. Chương 1 vì vậy được dành cho thể cổ phú (古賦). Chương 2 dành cho thể ký (記), như những ghi chép về các chuyến du hành đến các địa điểm khác nhau. Chương 3 là tuyển các bài minh (銘), và chương 4 bao gồm các bài văn tế (祭文). Có tất cả các thể văn mà giới tinh hoa có học thức lúc bấy giờ cần thông thạo, và Bình Ngô đại cáo được đưa vào tuyển tập các bài văn này như là kiểu mẫu cho một thể văn mà các học giả có hoài bão cần phải học.
皇越文選 2
Vậy thì làm thế nào Bình Ngô đại cáo được chuyển từ một kiểu mẫu của một thể văn mà các học giả cần học thành một kiểu mẫu của “văn học phản kháng” ? Để điều đó xảy ra, nhiều thứ khác phải xảy ra. Cụ thể, một thế giới quan tổng thể phải thay đổi, và đây rõ ràng là cái đã xảy ra ở Việt Nam trong thế kỷ XX. Chúng ta có thể thấy những hệ quả của những biến đổi này trong các công trình như cuốn Việt Nam tranh đấu sử của Phạm Văn Sơn. Được xuất bản năm 1949 ở lúc cao điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp, bài Bình Ngô đại cáo không được bàn đến trong cuốn sách này như là một kiểu mẫu hoàn hảo của một thể văn mà các học giả cần học hỏi, bởi các học giả không cần học cách viết các bài cáo tí nào. Thế giới ấy đã kết thúc rồi. Thay vào đó, Bình Ngô đại cáo được giới thiệu trong cuốn sách này (cùng với bàiHịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo) với tư cách một tác phẩm có dụng ý khích lệ người ta chiến đấu. Người ta chiến đấu cho cái gì ? Tất nhiên là dân tộc, như Ưng Quả đã giải thích ba năm về trước, đây là ý nghĩa lớn nhất của Bình Ngô đại cáo – nó chứng minh cho sự tồn tại của một tình cảm dân tộc.
Việt Nam tranh đấu sử 1949
Việt Nam tranh đấu sử 1949 2
Việt Nam tranh đấu sử 1951
Sử gia Phạm Văn Sơn
Những công trình trước đó như Hoàng Việt văn tuyển và Đại Việt sử ký toàn thư không lý giải tầm quan trọng của Bình Ngô đại cáo như thế. Trên thực tế, chúng không nói vì về tư liệu này. Tuy nhiên, khi chúng ta xem xét Bình Ngô đại cáo trong Hoàng Việt văn tuyển bên cạnh các bài văn khác không dính dáng gì đến tình cảm dân tộc, chúng ta dù sao cũng có thể hiểu được tư liệu này đã được nhìn nhận theo cách thức khác biệt thế nào trong quá khứ. Tương tự, khi chúng ta nhìn vào cái cách nó được giới thiệu trong một công trình hiện đại như Việt Nam tranh đấu sử của Phạm Văn Sơn, chúng ta cũng có thể thấy được nguồn gốc cái nhìn hiện tại về tư liệu này.

No comments:

Post a Comment