Không quân Mỹ chuyên sử dụng máy bay không người lái «Scan Eagle» trước các chiến dịch oanh kích - (Shannon Arledge - USMC)
RFI-Đức Tâm
Nhằm ngăn chặn sự lan tỏa của lực lượng Hồi giáo cực đoan, Nhà nước Hồi giáo tại Syria, Hoa Kỳ có ý định dùng không quân tấn công. Công việc này phải có sự hỗ trợ của hoạt động tình báo. Ngược với tình hình tại Pakistan, Afghanistan, Irak, Cục tình báo trung ương – CIA và tình báo quân đội Mỹ hầu như không xây dựng được mạng lưới chân rết ở Syria trong những năm qua và giờ đây, đang đứng trước thách thức lớn là làm thế nào lùng sục và phát hiện được các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo.
Theo giải thích của ông Michael Rubin, thuộc trung tâm tư vấn American Enterprise Institute, ở Washington, tại Pakistan, các điệp viên dựa vào mạng lưới « chỉ điểm » để có được thông tin về vị trí của các lãnh đạo cấp cao của tổ chức khủng bố Al Qaida và qua đó, có thể oanh kích, triệt hạ các đối tượng này. Thế nhưng, tại Syria, tình báo Mỹ không có loại mạng lưới cộng tác viên kiểu này.
Tại Irak, Afghanistan, Pakistan hay Yemen, Hoa Kỳ còn dùng máy bay không người lái để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu. Loại máy bay này có thể hoạt động nhiều giờ trên không, chờ đợi thời điểm thuận lợi để hành động.
Thế nhưng, ông Adam Schiff, dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, tiểu bang California, cho biết, trong hồ sơ Syria, Hoa Kỳ « không có các nguồn » nhân lực, vật lực như ở Irak. Mặt khác, Syria không có một chính phủ khả dĩ nào để Mỹ có thể bắt tay làm việc, nhằm ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo.
Đương nhiên, CIA cũng tuyển mộ các cộng tác viên trong hàng ngũ phe nổi dậy ôn hòa, nhưng quy mô mạng lưới rất nhỏ so với tình hình tại Pakistan.
Vẫn theo ông Rubin, các đồng minh của Mỹ như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ lại không sẵn sàng chia sẻ thông tin với tình báo Hoa Kỳ. Bởi vì, cho dù luôn luôn chối bỏ là có quan hệ với Nhà nước Hồi giáo, cả Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đều « chơi trò chơi hai mặt » và ủng hộ các phần tử cực đoan trong hàng ngũ phe nổi dậy.
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho phép tiến hành các phi vụ do thám trên không phận Syria, nhưng khó có thể đoán trước được phản ứng của chế độ Bachar al Assad khi các máy bay không người lái và máy bay trinh sát Mỹ hoạt động trên không phận các vùng phía đông Syria, nơi mà chính quyền Damas mất quyền kiểm soát.
Đối với ông Gary Samore, nguyên là cố vấn của Tổng thống Obama về giải trừ quân bị, thì vấn đề này đơn giản : Ít có rủi ro là chính quyền Assad muốn bắn hạ máy bay Mỹ, nếu như các phi cơ này oanh tạc Nhà nước Hồi giáo » vì cùng với thời gian, lực lượng Hồi giáo cực đoan này trở thành kẻ thù chung của Washington và Damas. Do vậy, chuyên gia này dự đoán : « Tôi nghĩ rằng chính phủ Syria sẽ chấp thuận các vụ không kích » nhắm vào lực lượng thánh chiến và « không có lý do gì mà Damas dính líu vào việc này ».
Ông Huw Williams, chuyên gia quốc phòng thuộc nhóm IHS Jane’s có cùng nhận định : Các máy bay không người lái của Mỹ Reaper và Predator bay khá cao, còn phe nổi dậy thì chỉ có tên lửa địa-không tầm rất thấp. Do vậy, « nếu hệ thống phòng không của Syria không nhằm vào các máy bay không người lái của Mỹ, thì về mặt kỹ thuật, Hoa Kỳ sẽ không có quá nhiều khó khăn trong việc nhắm vào Nhà nước Hồi giáo và triển khai các loại công nghệ do thám và vũ khí mà họ sử dụng trên các chiến trường khác ».
Tuy nhiên, còn một câu hỏi chủ chốt cần giải đáp : Trên thực địa, lực lượng nào giữ và quản lý những khu vực lấy lại được từ tay Nhà nước Hồi giáo, sau các vụ không kích của Mỹ ? Chuyên gia Samore nhận định : « Vấn đề cần biết là phải chăng lực lượng trên mặt đất có đủ khả năng triển khai sau các vụ không kích và kiểm soát các vùng đất, ở phía đông Syria. Rất có thể là không ».
Hôm thứ Hai, 25/08, Ngoại trưởng Syria nói rằng chính quyền Damas, bị cô lập từ ba năm nay, sẵn sàng hợp tác với quốc tế chống lại Nhà nước Hồi giáo. Tuyên bố này làm cho phe nổi dậy lo ngại là các vụ không kích của Mỹ phục vụ cho lợi ích của chính quyền Assad và họ không muốn Washington hợp tác với Damas.
Tình báo không có mạng lưới cơ sở và cộng tác viên tại chỗ, khó có thể hợp tác với chế độ Damas, phe nổi dậy thì yếu kém, vậy làm thế nào tiến hành không kích ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo một cách có hiệu quả tại Syria, đó là một vấn đề lớn đối với Hoa Kỳ vào lúc này.
Theo giải thích của ông Michael Rubin, thuộc trung tâm tư vấn American Enterprise Institute, ở Washington, tại Pakistan, các điệp viên dựa vào mạng lưới « chỉ điểm » để có được thông tin về vị trí của các lãnh đạo cấp cao của tổ chức khủng bố Al Qaida và qua đó, có thể oanh kích, triệt hạ các đối tượng này. Thế nhưng, tại Syria, tình báo Mỹ không có loại mạng lưới cộng tác viên kiểu này.
Tại Irak, Afghanistan, Pakistan hay Yemen, Hoa Kỳ còn dùng máy bay không người lái để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu. Loại máy bay này có thể hoạt động nhiều giờ trên không, chờ đợi thời điểm thuận lợi để hành động.
Thế nhưng, ông Adam Schiff, dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, tiểu bang California, cho biết, trong hồ sơ Syria, Hoa Kỳ « không có các nguồn » nhân lực, vật lực như ở Irak. Mặt khác, Syria không có một chính phủ khả dĩ nào để Mỹ có thể bắt tay làm việc, nhằm ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo.
Đương nhiên, CIA cũng tuyển mộ các cộng tác viên trong hàng ngũ phe nổi dậy ôn hòa, nhưng quy mô mạng lưới rất nhỏ so với tình hình tại Pakistan.
Vẫn theo ông Rubin, các đồng minh của Mỹ như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ lại không sẵn sàng chia sẻ thông tin với tình báo Hoa Kỳ. Bởi vì, cho dù luôn luôn chối bỏ là có quan hệ với Nhà nước Hồi giáo, cả Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đều « chơi trò chơi hai mặt » và ủng hộ các phần tử cực đoan trong hàng ngũ phe nổi dậy.
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho phép tiến hành các phi vụ do thám trên không phận Syria, nhưng khó có thể đoán trước được phản ứng của chế độ Bachar al Assad khi các máy bay không người lái và máy bay trinh sát Mỹ hoạt động trên không phận các vùng phía đông Syria, nơi mà chính quyền Damas mất quyền kiểm soát.
Đối với ông Gary Samore, nguyên là cố vấn của Tổng thống Obama về giải trừ quân bị, thì vấn đề này đơn giản : Ít có rủi ro là chính quyền Assad muốn bắn hạ máy bay Mỹ, nếu như các phi cơ này oanh tạc Nhà nước Hồi giáo » vì cùng với thời gian, lực lượng Hồi giáo cực đoan này trở thành kẻ thù chung của Washington và Damas. Do vậy, chuyên gia này dự đoán : « Tôi nghĩ rằng chính phủ Syria sẽ chấp thuận các vụ không kích » nhắm vào lực lượng thánh chiến và « không có lý do gì mà Damas dính líu vào việc này ».
Ông Huw Williams, chuyên gia quốc phòng thuộc nhóm IHS Jane’s có cùng nhận định : Các máy bay không người lái của Mỹ Reaper và Predator bay khá cao, còn phe nổi dậy thì chỉ có tên lửa địa-không tầm rất thấp. Do vậy, « nếu hệ thống phòng không của Syria không nhằm vào các máy bay không người lái của Mỹ, thì về mặt kỹ thuật, Hoa Kỳ sẽ không có quá nhiều khó khăn trong việc nhắm vào Nhà nước Hồi giáo và triển khai các loại công nghệ do thám và vũ khí mà họ sử dụng trên các chiến trường khác ».
Tuy nhiên, còn một câu hỏi chủ chốt cần giải đáp : Trên thực địa, lực lượng nào giữ và quản lý những khu vực lấy lại được từ tay Nhà nước Hồi giáo, sau các vụ không kích của Mỹ ? Chuyên gia Samore nhận định : « Vấn đề cần biết là phải chăng lực lượng trên mặt đất có đủ khả năng triển khai sau các vụ không kích và kiểm soát các vùng đất, ở phía đông Syria. Rất có thể là không ».
Hôm thứ Hai, 25/08, Ngoại trưởng Syria nói rằng chính quyền Damas, bị cô lập từ ba năm nay, sẵn sàng hợp tác với quốc tế chống lại Nhà nước Hồi giáo. Tuyên bố này làm cho phe nổi dậy lo ngại là các vụ không kích của Mỹ phục vụ cho lợi ích của chính quyền Assad và họ không muốn Washington hợp tác với Damas.
Tình báo không có mạng lưới cơ sở và cộng tác viên tại chỗ, khó có thể hợp tác với chế độ Damas, phe nổi dậy thì yếu kém, vậy làm thế nào tiến hành không kích ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo một cách có hiệu quả tại Syria, đó là một vấn đề lớn đối với Hoa Kỳ vào lúc này.
Tại Irak, Afghanistan, Pakistan hay Yemen, Hoa Kỳ còn dùng máy bay không người lái để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu. Loại máy bay này có thể hoạt động nhiều giờ trên không, chờ đợi thời điểm thuận lợi để hành động.
Thế nhưng, ông Adam Schiff, dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, tiểu bang California, cho biết, trong hồ sơ Syria, Hoa Kỳ « không có các nguồn » nhân lực, vật lực như ở Irak. Mặt khác, Syria không có một chính phủ khả dĩ nào để Mỹ có thể bắt tay làm việc, nhằm ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo.
Đương nhiên, CIA cũng tuyển mộ các cộng tác viên trong hàng ngũ phe nổi dậy ôn hòa, nhưng quy mô mạng lưới rất nhỏ so với tình hình tại Pakistan.
Vẫn theo ông Rubin, các đồng minh của Mỹ như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ lại không sẵn sàng chia sẻ thông tin với tình báo Hoa Kỳ. Bởi vì, cho dù luôn luôn chối bỏ là có quan hệ với Nhà nước Hồi giáo, cả Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đều « chơi trò chơi hai mặt » và ủng hộ các phần tử cực đoan trong hàng ngũ phe nổi dậy.
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho phép tiến hành các phi vụ do thám trên không phận Syria, nhưng khó có thể đoán trước được phản ứng của chế độ Bachar al Assad khi các máy bay không người lái và máy bay trinh sát Mỹ hoạt động trên không phận các vùng phía đông Syria, nơi mà chính quyền Damas mất quyền kiểm soát.
Đối với ông Gary Samore, nguyên là cố vấn của Tổng thống Obama về giải trừ quân bị, thì vấn đề này đơn giản : Ít có rủi ro là chính quyền Assad muốn bắn hạ máy bay Mỹ, nếu như các phi cơ này oanh tạc Nhà nước Hồi giáo » vì cùng với thời gian, lực lượng Hồi giáo cực đoan này trở thành kẻ thù chung của Washington và Damas. Do vậy, chuyên gia này dự đoán : « Tôi nghĩ rằng chính phủ Syria sẽ chấp thuận các vụ không kích » nhắm vào lực lượng thánh chiến và « không có lý do gì mà Damas dính líu vào việc này ».
Ông Huw Williams, chuyên gia quốc phòng thuộc nhóm IHS Jane’s có cùng nhận định : Các máy bay không người lái của Mỹ Reaper và Predator bay khá cao, còn phe nổi dậy thì chỉ có tên lửa địa-không tầm rất thấp. Do vậy, « nếu hệ thống phòng không của Syria không nhằm vào các máy bay không người lái của Mỹ, thì về mặt kỹ thuật, Hoa Kỳ sẽ không có quá nhiều khó khăn trong việc nhắm vào Nhà nước Hồi giáo và triển khai các loại công nghệ do thám và vũ khí mà họ sử dụng trên các chiến trường khác ».
Tuy nhiên, còn một câu hỏi chủ chốt cần giải đáp : Trên thực địa, lực lượng nào giữ và quản lý những khu vực lấy lại được từ tay Nhà nước Hồi giáo, sau các vụ không kích của Mỹ ? Chuyên gia Samore nhận định : « Vấn đề cần biết là phải chăng lực lượng trên mặt đất có đủ khả năng triển khai sau các vụ không kích và kiểm soát các vùng đất, ở phía đông Syria. Rất có thể là không ».
Hôm thứ Hai, 25/08, Ngoại trưởng Syria nói rằng chính quyền Damas, bị cô lập từ ba năm nay, sẵn sàng hợp tác với quốc tế chống lại Nhà nước Hồi giáo. Tuyên bố này làm cho phe nổi dậy lo ngại là các vụ không kích của Mỹ phục vụ cho lợi ích của chính quyền Assad và họ không muốn Washington hợp tác với Damas.
Tình báo không có mạng lưới cơ sở và cộng tác viên tại chỗ, khó có thể hợp tác với chế độ Damas, phe nổi dậy thì yếu kém, vậy làm thế nào tiến hành không kích ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo một cách có hiệu quả tại Syria, đó là một vấn đề lớn đối với Hoa Kỳ vào lúc này.
No comments:
Post a Comment