Saturday, August 9, 2014

Mỹ can dự Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp phải sức ép ngoại giao to lớn


(GDVN) - Sáng kiến của Philippines nhằm ngăn chặn các hành động làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Biển Đông, nhanh chóng xây dựng COC dựa trên luật pháp quốc tế.

Tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 4 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Philippines sẽ tiếp tục đưa vấn đề Biển Đông ra Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)".
Ngày 2 tháng 7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Bài viết cho rằng, tại Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar, chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra vấn đề Biển Đông "tồn tại tranh chấp lãnh thổ" với Trung Quốc (thực ra là Trung Quốc nhảy vào xâm lược, ăn cướp, gây ra tranh chấp), đồng thời yêu cầu thảo luận về vấn đề này.
Đối với Trung Quốc - nước đang lợi dụng sức mạnh quân sự để thực hiện các tham vọng trên biển, Philippines yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động làm thay đổi hiện trạng.
Theo bài báo, động thái này của Philippines được cho là nhằm tận dụng khuôn khổ nhiều nước (đa phương) để kiềm chế Trung Quốc, do đó, một cuộc đối đầu với sự can dự của Nhật Bản và Mỹ sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt.
Ngoài Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, các nước như Nga và CHDCND Triều Tiên cũng sẽ tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN, tiến hành thảo luận về bảo đảm an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần này, CHDCND Triều Tiên và Nhật Bản phải chăng có tiến hành tiếp xúc để giải quyết vấn đề người Nhật Bản bị bắt cóc hay không, các bên có phát biểu gì về cuộc khủng hoảng Ukraine hay không sẽ được dư luận quan tâm.
Trong tình hình này, Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn với tính chất là một chủ đề, tức là họ muốn giành được sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
Trung Quốc hung hăng khiêu khích trên Biển Đông
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Philippines dự định đề xuất 2 điểm tại Diễn đàn khu vực ASEAN như sau: (1) Ngăn chặn hành động làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Biển Đông của các nước liên quan như Trung Quốc. (2) Nhanh chóng xây dựng bộ quy tắc ứng xử dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết vấn đề.
Về tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, hoạt động của giàn khoan 981 được Trung Quốc hung hăng đưa vào vùng biển "quần đảo Hoàng Sa" (thực chất là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa là quần đảo của Việt Nam) đã kết thúc vào trung tuần tháng 7.
Có quan điểm cho rằng, gần đây, Trung Quốc đã có các hành động xuống thang, ít bị chú ý, họ làm như vậy là để tránh bị phê phán tại Diễn đàn khu vực ASEAN.
Nhưng, vùng biển do Philippines chủ trương vẫn tiếp tục nằm dưới sự "kiểm soát thực tế" của Trung Quốc (Đáng chú ý là Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines mà không mất một viên đạn nào).
Vào tháng 7, Ngoại trưởng Philippinese del Rosario đã đến thăm Việt Nam, tổ chức hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ông còn gặp gỡ Ngoại trưởng các nước chủ chốt của ASEAN như Thái Lan, Indonesia, tìm kiếm sự ủng hộ của họ. Ngoài ra, Philippines còn tăng cường công tác thuyết phục đối với châu Âu và Nhật Bản.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam trên Biển Đông
Bài viết cho rằng, Philippines đang cân nhắc tận dụng cơ hội của Diễn đàn khu vực ASEAN, tổ chức hội nghị Ngoại trưởng với các nước liên quan trong đó có Trung Quốc, nhưng Trung Quốc phải chăng có đồng ý hay không thì còn chưa rõ. Có thể dự đoán, các nước được coi là "phe thân Trung Quốc" như Campuchia sẽ tiến hành phản đối.
Năm 2013, ASEAN và Trung Quốc nhất trí đồng ý triển khai tham vấn về xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhưng việc này còn chưa đạt được tiến triển cụ thể.
Theo hãng AFP, ngày 4 tháng 8, Philippines cho biết, kế hoạch làm dịu tình hình căng thẳng Biển Đông do nước này đưa ra đã được Việt Nam, Indonesia và Brunei ủng hộ, Philippines dự định sẽ trình kế hoạch này lên hội nghị khu vực tổ chức trong tuần này để thảo luận.
Trung Quốc và nhiều nước láng giềng Đông Nam Á đang rơi vào "tranh chấp lãnh thổ" (Trung Quốc nhảy vào ăn cướp, cố tạo, gây ra tranh chấp) ngày càng nghiêm trọng xung quanh vùng biển mang tính chiến lược này. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông (trong khi không có bất cứ bằng chứng lịch sử và pháp lý nào, bất chấp luật pháp quốc tế).
Trong kế hoạch này, Philippines kêu gọi lập tức tạm dừng tất cả các hoạt động gây ra leo thang tình hình căng thẳng, đồng thời đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Vùng biển này là tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới, đáy biển rất có thể tàng trữ tài nguyên dầu khí phong phú.
Trung Quốc muốn biến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, kế hoạch này được đưa ra khi Ngoại trưởng Philippinese del Rosario thăm Brunei, Việt Nam và Indonesia gần đây, kế hoạch sẽ đệ trình lên hội nghị ASEAN tổ chức tại Myanmar trong tuần này.
Charles Jose cho biết: "Ông ấy (Ngoại trưởng Philippines) đã tận dụng các chuyến thăm để đưa ra kế hoạch hành động này. Đến nay, ba nước này đều bày tỏ ủng hộ đối với sáng kiến này".
Bài viết cho rằng, tình hình Biển Đông những năm gần đây đột ngột leo thang, Trung Quốc đã áp dụng cách hành xử ngày càng cứng rắn (hung hăng, hăm dọa) để thực thi yêu sách (vô lý, ngông cuồng, tham lam vô độ) của họ.
Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt (phi pháp) giàn khoan 981 ở "vùng biển tranh chấp" (đây là bịa đặt của phía Trung Quốc, trên thực tế đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp), ở Việt Nam đã nổ ra các cuộc biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc.
Kế hoạch của Philippines bao gồm kêu gọi thực hiện Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002, đồng thời tìm kiếm lấy luật pháp quốc tế làm nền tảng, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp.
Tàu chiến, máy bay quân sự Trung Quốc hung hăng đe dọa ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Philippines chi mạnh cho quốc phòng đối phó Trung Quốc
Trong một bài viết khác trên tờ “Tin tức tham khảo” Trung Quốc ngày 21 tháng 7 cũng đã nói về việc Philippines gần đây công bố chương trình mua sắm trang bị quốc phòng (tại Triển lãm quốc phòng-an ninh và quản lý khủng hoảng châu Á lần đầu tiên do lực lượng vũ trang Philippines tổ chức tại Manila từ ngày 17 – 18 tháng 7 năm 2014).
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Philippines sắp ký kết hợp đồng với phía Israel mua 3 radar phòng không EL/M-2288, một radar trong số đó sẽ triển khai ở tỉnh Palawan – bao trùm lên Biển Đông. Giai đoạn 2 của chương trình này, Philippines sẽ mua 4 hệ thống trong 5 năm tới.
Lực lượng vũ trang Philippines đã nhận được lô súng trường M4 cỡ 5,56 mm đầu tiên từ công ty Reminton, đến cuối năm nay còn bàn giao 50.269 khẩu súng trường M4.
Công nghiệp trong nước Philippines cũng có tiến triển, năm 2010 nhà máy sản xuất vũ khí của Philippines đã sản xuất được 57% đạn dược vũ khí hạng nhẹ cho lực lượng vũ trang Philippines, hiện nay có thể đáp ứng 100% nhu cầu.
Nhà máy vũ khí này có kế hoạch sản xuất súng trường tấn công M16, công ty Colt và công ty Reminton đều vui vẻ thành lập công ty liên doanh ở Philippines.
Một công ty Hàn Quốc xác nhận, họ đã bàn giao 1.200 xe ô tô cho lực lượng vũ trang Philippines.
Trung Quốc có hành động như khủng bố  với tàu thuyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm dã man tàu kiêm ngư KN951
Tổ công tác phát triển công nghệ máy bay không người lái của Philippines đang nghiên cứu phát triển máy bay không người lái, đối tác hợp tác Philippines – công ty Opcentec đã trưng bày máy bay cánh xoay T.Re.X4 và T.Re.X8 tại triển lãm.
Hai loại máy bay này có thể dùng cho địa hình rừng cây, tổ công tác đang nghiên cứu phát triển máy bay không người lái trang bị vũ khí, sử dụng súng phóng lựu đạn để tấn công mục tiêu.
Đồng thời, họ sẽ còn trang bị cả cho loại máy bay không người lái Jump-5 của công ty Arcturus, đây là loại máy bay không người lái có cả cánh quạt và cánh cố định.
Công ty Opcentec còn mang đến triển lãm loại xe việt dã lưỡng thê. Trong tương lai, loại xe này có khả năng mang theo 8 binh sĩ, tốc độ có thể đạt 40 km/giờ, trang bị hệ thống thông tin vệ tinh và trạm vũ khí điều khiển từ xa để điều khiển máy bay không người lái.
Chính phủ Philippines đang xem xét mua sắm thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 máy bay tuần tra tầm xa, 6 máy bay chi viện trên không tầm gần, 2 máy bay trực thăng săn ngầm và 3 tàu tên lửa tấn công đa năng.
Tàu kiểm Ngư của Việt Nam được báo TQ đăng tải
Từ năm 2010 đến nay, Chính phủ Philippines đã chi 916,9 triệu USD để hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Loạt trang bị cỡ lớn được mua sắm gồm có 12 chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI - Korea Aerospace Industries); và 2 tàu tiếp tế trên biển chiến lược 7.200 tấn - chiếc thứ nhất sẽ bắt đầu chế tạo vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm 2015, dự kiến sẽ bàn giao vào tháng 8 năm 2016, chiếc thứ hai sẽ bàn giao 1 năm sau đó
.

No comments:

Post a Comment