Thursday, June 26, 2014

Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc



Thứ năm, 2014-06-26 16:45:06 - Nguồn: Internet
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc Thứ tư, thời điểm xuất hiện của “đường lưỡi bò” còn chưa được các tác giả Trung Quốc thống nhất, lúc thì nói là năm 1948, lúc thì nói là năm 1947, có lúc lại nó...
Việc tung ra tấm bản đồ biến đường 9 đoạn thành đường 10 đoạn nuốt trọn Biển Đông xét về bản chất chính là một cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc.
Tiếp theo một loạt các động thái như cho hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, liên tiếp đâm va, gây hấn, phun vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, đến nay, Trung Quốc lại ngang ngược công bố tấm bản đồ biến đường 9 đoạn thành đường 10 đoạn nuốt trọn Biển Đông, xét cho cùng, thì đây chính là một cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc.
Tân Hoa xã vừa công bố tấm bản đồ do Nhà xuất bản bản đồ Hồ Nam phát hành vào ngày 25/6/2014, với tên gọi: “Địa hình Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Tiến sĩ Trần Công Trục – Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Không ai lạ lẫm gì khi nhìn tấm bản đồ này, bởi điểm nhấn của nó chính là đường biên giới biển mang hình lưỡi bò liếm sát bờ biển của các nước xung quanh Biển Đông hầu như không có gì thay đổi, có chăng chỉ là số lượng các đoạn gẫy khúc, lúc  thì 11, lúc thì 9, còn  nay lại là 10 (?) .
Nhận xét, đánh giá về “cái lưỡi bò” này của dư luận quốc tế có thể nói là đã quá nhiều, quá đủ để nhận rõ bản chất phi lý, ngang ngược của nó. Còn nhớ, ngày 7/5/2009, cùng với công hàm gửi Tổng Thư ký LHQ phản đối việc Việt Nam và Malaysia nộp Báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ theo quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, Trung Quốc đã gửi kèm một bản đồ trên đó thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của mình trên Biển Đông.
Trong Công hàm viết: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó (kèm theo bản đồ). Đây là quan điểm nhất quán của chính phủ Trung Quốc và đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng quốc tế”.
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Bản đồ mới bất hợp pháp của Trung Quốc – Ảnh: China Daily.
Công hàm ngày 7/5/2009 là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố bản đồ “đường lưỡi bò” với toàn thế giới. Trước đó, mặc dù “đường lưỡi bò” đã được thể hiện nhiều lần trong một số bản đồ lưu hành trong nước, nhưng chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào trước cộng đồng quốc tế.
“Đường lưỡi bò”, “đường chữ U” hay “đường 9 đoạn”…  là những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc, chạy sát bờ biển của các nước có chung Biển Đông, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 đến 100 km. Đường này còn chạy sát bãi James Shoal của Malaysia và đảo Natuna của Indonesia, đảo Luzon thuộc quần đảo Philippines và chiếm đến khoảng trên 80% diện tích Biển Đông. “Đường lưỡi bò” ban đầu gồm 11 đoạn. Năm 1953 đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ và nay là 10 đoạn.
Theo các học giả Trung Quốc, “đường lưỡi bò” lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong Biển Đông được Vụ Địa lý của Bộ Nội vụ thuộc Chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản tháng 02/1948. Một số người cố đẩy thời gian xuất hiện của “đường lưỡi bò” xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. Họ cho rằng “đường lưỡi bò” do một người tên Hu Jinjie vẽ từ năm 1914 và đến tháng 12/1947 một viên chức của chính quyền Trung Hoa Dân quốc tên là Bai Meichu vẽ lại đường này trong một bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa năm 1933.
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Trước đó, để bảo vệ cho giàn khoan trái phép, các tàu Trung Quốc luôn chủ động đâm va các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không thể được coi là yêu sách nghiêm túc của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì nó hoàn toàn không có cơ sở lịch sử, pháp lý và thực tiễn, với những lý do sau:
Thứ nhất, Trung Quốc đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với “đường lưỡi bò”, có nghĩa là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 . Điều này trái với Công ước (Trung Quốc cũng là thành viên của Công ước từ năm 1996) vì vùng biển mà đường lưỡi bò chiếm đến khoảng trên 80% diện tích Biển Đông, nằm cách xa bờ biển Trung Quốc hàng nghìn km (chỗ xa nhất). Theo quy định của Công ước, các vùng biển này không thể là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc.
Thứ hai, cho đến trước khi Trung Quốc yêu sách chính thức về đường lưỡi bò (tháng 5/2009), đường này không hề được đề cập, hay được quy định trong các văn bản pháp luật của Trung Quốc như: Tuyên bố về lãnh hải năm 1958, Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về đường cơ sở lãnh hải năm 1996, Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998…
Thứ ba, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, theo quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, của các quốc gia khác ven Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, cũng đều là thành viên của Công ước.
Thứ tư, thời điểm xuất hiện của “đường lưỡi bò” còn chưa được các tác giả Trung Quốc thống nhất, lúc thì nói là năm 1948, lúc thì nói là năm 1947, có lúc lại nói năm 1914, nguồn gốc đường này chỉ là một dạng xuất bản tư nhân, lúc thì vẽ 11 đoạn, lúc thì vẽ 9 đoạn một cách tùy tiện, không có tọa độ rõ ràng, không thể xác định trên thực tế. Chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn giữ im lặng về việc giải thích tọa độ chính xác của các đường đứt đoạn trong yêu sách.
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Việt TQ tung ra bản đồ nuốt trọn Biển Đông trong thời điểm giàn khoan Hải Dương 981 vẫn đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN chính là một mũi giáp công đáng lưu ý của cuộc “xâm lược mềm” mà TQ đang phát động trong bối cảnh hiện nay.
Thứ năm, Trung Quốc không chứng minh được là các chính quyền của họ đã thực thi “chủ quyền” trong “đường lưỡi bò”một cách thực sự, liên tục và hòa bình trong lịch sử. Thực tế từ trước đến nay các nước xung quanh Biển Đông vẫn tiến hành thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của mình theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982; các nước trong và ngoài khu vực vẫn tiến hành các hoạt động tự do hàng không, tự do hàng hải bình thường trong khu vực “đường lưỡi bò” (trong đó có các vùng biển nằm ngoài các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các quốc gia xung quanh Biển Đông).
Thứ sáu, thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các đòi hỏi của Philippines, Malaysia, Brunei đối với toàn bộ hoặc một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông mà Trung Quốc đòi hỏi đã được các nước khác công nhận.
Sự thật là như vậy, nhưng Trung Quốc đã không ngừng tìm mọi cách để hợp thức hóa và cố  “nhồi nhét” vào đầu của người dân Trung Quốc “cái lưỡi bò”nguy hiểm này.
Việc xuất bản bản đồ lần này chính là kết quả tất yếu của phương thức tuyên truyền “phát xít” đó. Điều đáng nói là nó lại xuất hiện vào thời điểm mà giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đó cũng chính là một mũi giáp công đáng lưu ý của cuộc “xâm lược mềm” mà Trung Quốc đang phát động trong bối cảnh hiện nay!
Theo Đời sống & Pháp luật

No comments:

Post a Comment