Thursday, June 26, 2014

Chiêu lừa mới từ việc giao hàng mua bán online



Thứ sáu, 2014-06-27 00:00:06 - Nguồn: Internet
Chiêu lừa mới từ việc giao hàng mua bán online Nếu nhận thấy cách trò chuyện, giọng nói người thân qua điện thoại có biểu hiệu nghi vấn, người dân cần hỏi kỹ các thông tin liên quan để tự kiểm tra. Khi kết t...
Người đàn ông tự nhận là xe ôm tìm đến cửa hàng điện thoại của anh Tuấn xin gặp để chuyển gói đồ mỹ phẩm. Thấy ông ta đọc đúng số máy của mình, bị hại cả tin rút ví trả tiền.
Anh Tuấn (nhân viên một cửa hàng bán điện thoại trên phố Thái Hà, quận Đống Đa) kể, tối 25/6, đang ở cửa hàng cùng đồng nghiệp có người đàn ông trên 40 tuổi, nhận là xe ôm đến xin gặp anh.
Nhiều lần nhận hàng giúp vợ theo phương thức thanh toán qua online nên khi thấy người đàn ông lạ mặt đọc đúng số điện thoại, Tuấn đã chuẩn bị tiền để trả. Trước khi giao tiền, nam nhân viên gọi điện hỏi vợ nhưng không được.
Thấy thái độ nhiệt tình của người đưa hàng, Tuấn không chút nghi ngờ đưa 1,7 triệu đồng cho ông ta.
Chiêu lừa mới từ việc giao hàng mua bán online
Anh Tuấn (đứng) điện thoại cho vợ không được, nên nhờ bạn trả tiền cho người đến ship hàng. Ảnh: Cắt từ clip.
Khi nhận điện thoại của vợ, anh Tuấn mới phát hiện mình bị lừa. Bóc gói hàng kiểm tra, bên trong có 2 lọ mỹ phẩm dán tem nhập khẩu, nhưng đều là sản phẩm không thương hiệu. "Tôi tìm giá loại mỹ phẩm này trên mạng nhưng không thấy", anh Tuấn chia sẻ.
Theo bị hại, lúc anh gọi điện thoại cho vợ, kẻ lừa đảo cũng loay hoay bấm số gọi cho ai đó. "Nếu vợ tôi bắt máy, phát giác hành vi, rất có thể kẻ gian sẽ vờ điện trách móc đầu giao hàng đã ghi nhầm địa chỉ, số điện thoại khiến chuyển nhầm sản phẩm, rồi hắn cáo lỗi ra về”, anh Tuấn nhận định.   
Cũng theo phán đoán của nhân viên này, người đàn ông tự nhận là xe ôm có thể đã tìm kiếm trên thông tin trên mạng xã hội các trường hợp anh em, vợ chồng nhờ chuyển hàng hàng đến cho nhau để nắm địa chỉ, số điện thoại thực hiện hành vi phạm pháp.  
Nói về việc chia sẻ đoạn clip, anh Tuấn hi vọng những người hay giao dịch, mua bán qua mạng như gia đình anh cần cảnh giác, tránh bị lừa đảo.
Trao đổi với PV, một cảnh sát hình sự đánh giá, hành vi trên có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vị cán bộ này cho biết, cơ quan công an vừa tiếp nhận thông tin về một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản tinh vi. Kẻ gian có dấu hiệu sử dụng một phần mềm hoặc thiết bị nhại số điện thoại để gây án.
Có trong tay phần mềm này, chúng sẽ nhắn tin, gọi điện cho bất kể ai (nhắm tới người giàu có), song trên điện thoại người nhận cuộc gọi lại hiện lên số những người thân quen của họ (nhờ thiết bị nhại số). Vờ là người nhà, chúng lựa hỏi vay tiền để chiếm đoạt.
"Nếu nhận thấy cách trò chuyện, giọng nói người thân qua điện thoại có biểu hiệu nghi vấn, người dân cần hỏi kỹ các thông tin liên quan để tự kiểm tra. Khi kết thúc cuộc gọi, hãy dùng điện thoại của mình gọi lại cho người thân từ số điện lưu trong máy để xác thực", cán bộ này khuyến cáo.
Theo Zing News

No comments:

Post a Comment