VRNs (30.4.2014) – Sài Gòn - Có một nỗi buồn không thể gọi tên, có những nỗi đau không thể nói thành lời. Trước tiên, xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của những người lính và những người dân vô tội đã chết trong cuộc chiến phi nghĩa giai đoạn 1954-1975.
Nỗi buồn không thể gọi tên là khi tôi tận mắt nhìn thấy những Thương Phế Binh (TPB), cho tôi được phép viết hoa danh xưng đó vì tôi dành cho họ một tình thương cảm khác.
Tôi đứng đó, nhìn thấy họ từng con người, từng hoàn cảnh cứ xuất hiện dần trong tôi như một màu sắc khác của cuộc sống mà đến giờ tôi mới biết nó tồn tại.
Họ chưa bao giờ xuất hiện hay tồn tại trong ký ức tôi. Vì sao thế? Không phải tôi không học hỏi mà những điều đó tôi không được học. Nếu có thì những điều người ta cho tôi biết về họ là những người nhu nhược, sống bám bằng đồng đô la Mỹ, là đội quân hèn nhát…
Với tôi họ mờ nhạt, rất rất mờ nhạt, để rồi hôm nay đây tôi phải nghẹn đắng và sống mũi cay cay. Tôi khóc. Khi nhìn thấy họ- những người TPB ở chính mảnh đất họ chiến đấu.
Tôi chỉ biết đến sự hi sinh nhiều vô kể của hàng triệu lính Bắc Việt mà không hề biết đến sự hi sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi chỉ biết đến những người thương binh của miền Bắc cũng có những hoàn cảnh khó khăn được trao ít quà mỗi dịp nào đó. Nhưng những đồng tiền hay món quà đó đã bị chặn đầu chặn đuôi rất nhiều. Và họ cũng khổ, nhưng chí ít họ được nhắc nhớ.
Còn rất nhiều điều tôi biết mà hoá ra không biết để rồi ngày hôm đó (28/4/2014) tôi mới hiểu thêm được một trang sử khác, khác rất nhiều những trang sử tôi được đọc, được học.
Chiến tranh phút này còn, giây của phút sau đã mất. Sự tàn khốc của chiến tranh là điều không ai phủ nhận. Vậy tại sao lại phủ nhận rất nhiều nhân chứng lịch sử của cuộc chiến tranh ấy?
Không có sự thật lịch sử nhưng có những dữ kiện lịch sử mới làm nên bức tranh lịch sử chân thực. Cộng sản Việt Nam đã viết một trang lịch sử bằng máu đỏ. Màu đỏ ấy đã chiếm hết lịch sử để rồi giờ đây không chỉ tôi mà có rất nhiều người trẻ không biết đến một màu cờ vàng từng tồn tại phồn vinh và tự do trên mảnh đất hình chữ S.
Tôi đứng đó chết lặng khi nhìn thấy những người mất hết tay chân, đi trên đôi nạng gỗ, những người mù mắt vì xác pháo bắn vào, đa số họ đã mất khả năng lao động nhưng vẫn phải mưu sinh vì miếng cơm manh áo hàng ngày.
Họ đã một thời là những thanh niên khoẻ mạnh dũng cảm. Họ là những người lính có những phút giây lãng mạn của thời thanh niên trai tráng, có những mẹ già, em thơ hay một hình bóng người con gái… Tôi chợt nhận ra họ rất người nhưng sao họ không được đối xử công bằng? Họ phải đi tù cải tạo, bị đối xử rất tồi tệ có thể điều đó cũng khiến họ buồn, nhưng điều đáng buồn hơn cả là họ bị lãng quên.
Tôi đứng đó, nhìn thấy họ từng con người, từng hoàn cảnh cứ xuất hiện dần trong tôi như một màu sắc khác của cuộc sống mà đến giờ tôi mới biết nó tồn tại.
Họ chưa bao giờ xuất hiện hay tồn tại trong ký ức tôi. Vì sao thế? Không phải tôi không học hỏi mà những điều đó tôi không được học. Nếu có thì những điều người ta cho tôi biết về họ là những người nhu nhược, sống bám bằng đồng đô la Mỹ, là đội quân hèn nhát…
Với tôi họ mờ nhạt, rất rất mờ nhạt, để rồi hôm nay đây tôi phải nghẹn đắng và sống mũi cay cay. Tôi khóc. Khi nhìn thấy họ- những người TPB ở chính mảnh đất họ chiến đấu.
Tôi chỉ biết đến sự hi sinh nhiều vô kể của hàng triệu lính Bắc Việt mà không hề biết đến sự hi sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi chỉ biết đến những người thương binh của miền Bắc cũng có những hoàn cảnh khó khăn được trao ít quà mỗi dịp nào đó. Nhưng những đồng tiền hay món quà đó đã bị chặn đầu chặn đuôi rất nhiều. Và họ cũng khổ, nhưng chí ít họ được nhắc nhớ.
Còn rất nhiều điều tôi biết mà hoá ra không biết để rồi ngày hôm đó (28/4/2014) tôi mới hiểu thêm được một trang sử khác, khác rất nhiều những trang sử tôi được đọc, được học.
Chiến tranh phút này còn, giây của phút sau đã mất. Sự tàn khốc của chiến tranh là điều không ai phủ nhận. Vậy tại sao lại phủ nhận rất nhiều nhân chứng lịch sử của cuộc chiến tranh ấy?
Không có sự thật lịch sử nhưng có những dữ kiện lịch sử mới làm nên bức tranh lịch sử chân thực. Cộng sản Việt Nam đã viết một trang lịch sử bằng máu đỏ. Màu đỏ ấy đã chiếm hết lịch sử để rồi giờ đây không chỉ tôi mà có rất nhiều người trẻ không biết đến một màu cờ vàng từng tồn tại phồn vinh và tự do trên mảnh đất hình chữ S.
Tôi đứng đó chết lặng khi nhìn thấy những người mất hết tay chân, đi trên đôi nạng gỗ, những người mù mắt vì xác pháo bắn vào, đa số họ đã mất khả năng lao động nhưng vẫn phải mưu sinh vì miếng cơm manh áo hàng ngày.
Họ đã một thời là những thanh niên khoẻ mạnh dũng cảm. Họ là những người lính có những phút giây lãng mạn của thời thanh niên trai tráng, có những mẹ già, em thơ hay một hình bóng người con gái… Tôi chợt nhận ra họ rất người nhưng sao họ không được đối xử công bằng? Họ phải đi tù cải tạo, bị đối xử rất tồi tệ có thể điều đó cũng khiến họ buồn, nhưng điều đáng buồn hơn cả là họ bị lãng quên.
Tôi hiểu vì sao 30/4 lại là ngày quốc hận.
Hình ảnh thứ hai tôi xúc động là giọt nước mắt của Cha Giám tỉnh Vinh Sơn. Tôi không nghĩ một người như Ngài có thể khóc, bởi tôi gặp người lần nào cũng là sự vui vẻ và những câu chuyện khiến tôi cười không dứt. Những người anh em cùng thời với Cha, người còn, người mất và bị xã hội này cố tình lãng quên. Để hôm nay đây, bất chấp sự độc ác của chế độ này lần thứ hai Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức gặp mặt để họ ôn lại những điều đáng nhớ.
Tôi thấy họ hào hùng hơn bao giờ hết khi họ hát lên bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”. Tôi thấy được hình ảnh của họ thời đó, một chút gì đó trong họ sống lại. Tôi thấy giọt nước mắt xúc động của không chỉ một mà rất nhiều các ông, các bác và các chú TPB hôm nay.
Chỉ trong khoảng bốn tiếng đồng hồ tôi được nhìn thấy một bức tranh khác về lịch sử. Tôi tự hỏi những người thương binh Bắc Việt có biết có những người giống hệt hoàn cảnh của họ.
Tôi đã thấy hình ảnh khác của người lính không phải “ba lô, súng, mũ tai bèo” nữa.
Tôi thương cảm cho những anh linh của những người lính đã ngã xuống ở hai phía. Nhưng đôi khi cái chết đó có khi còn may mắn hơn là sống dưới chế độ này, họ bị coi rẻ, họ bị tâm lý của “bên thua cuộc”, song có một sự thật khác họ cũng không hơn gì những người thương binh của “bên thắng cuộc”.
Cuộc chiến phi nghĩa ấy đã khiến cho mảnh đất hình chữ S một trang sử đen tối. Nếu thực sự muốn hoà giải, cộng sản nên hoà giải với người sống trước, đừng chỉ hoà giải với người đã chết.
Cộng sản luôn nói đến hoà giải nhưng tôi chưa thấy họ làm được điều gì đáng cho 1 điểm trong việc này. Đừng nhắc đến chữ hoà giải khi những ngày này vẫn còn nói về sự “chiến thắng”.
Tôi thấy họ hào hùng hơn bao giờ hết khi họ hát lên bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”. Tôi thấy được hình ảnh của họ thời đó, một chút gì đó trong họ sống lại. Tôi thấy giọt nước mắt xúc động của không chỉ một mà rất nhiều các ông, các bác và các chú TPB hôm nay.
Chỉ trong khoảng bốn tiếng đồng hồ tôi được nhìn thấy một bức tranh khác về lịch sử. Tôi tự hỏi những người thương binh Bắc Việt có biết có những người giống hệt hoàn cảnh của họ.
Tôi đã thấy hình ảnh khác của người lính không phải “ba lô, súng, mũ tai bèo” nữa.
Tôi thương cảm cho những anh linh của những người lính đã ngã xuống ở hai phía. Nhưng đôi khi cái chết đó có khi còn may mắn hơn là sống dưới chế độ này, họ bị coi rẻ, họ bị tâm lý của “bên thua cuộc”, song có một sự thật khác họ cũng không hơn gì những người thương binh của “bên thắng cuộc”.
Cuộc chiến phi nghĩa ấy đã khiến cho mảnh đất hình chữ S một trang sử đen tối. Nếu thực sự muốn hoà giải, cộng sản nên hoà giải với người sống trước, đừng chỉ hoà giải với người đã chết.
Cộng sản luôn nói đến hoà giải nhưng tôi chưa thấy họ làm được điều gì đáng cho 1 điểm trong việc này. Đừng nhắc đến chữ hoà giải khi những ngày này vẫn còn nói về sự “chiến thắng”.
Vân Hà, cộng tác viên VRNs
No comments:
Post a Comment