Wednesday, April 30, 2014

3 nhà báo, blogger VN được RSF vinh danh 'Anh Hùng Thông Tin'

Hoài Hương-VOA-30.04.2014


Tổ chức Ký giả Không biên giới lần đầu tiên công bố danh sách của '100 Anh Hùng Thông Tin' nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế giới 3 tháng 5, 2014. Trong số các anh hùng thông tin được vinh danh có 3 người Việt Nam.

Nhà báo Antôn Lê Ngọc Thanh là một Linh mục Công giáo. Bắt đầu tường trình tin tức cho Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam từ những năm 1990, Linh mục Thanh đã gặp nhiều rắc rối với nhà chức trách. Ông bị bắt và bị thẩm vấn khi đang trên đường tới Bạc Liêu, nơi mẹ của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu để phản đối việc con gái bà bị đưa ra xét xử. Linh mục Thanh lại bị bắt hồi năm ngoái trong một cuộc biểu tình để ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy. Ông bị theo dõi thường trực và thường xuyên bị ngăn chặn, cấm không được tường trình về các vụ vi phạm nhân quyền mà ông đã chứng kiến.
Blogger Trương Duy Nhất bị truy tố vì cho đăng những bài viết mà giới hữu trách gọi là 'xuyên tạc đảng Cộng Sản'. Ông bị tuyên án 2 năm tù sau phiên xử nửa ngày tại Đà Nẵng ngày 4/3/2014.
Blogger Trương Duy Nhất bị truy tố vì cho đăng những bài viết mà giới hữu trách gọi là 'xuyên tạc đảng Cộng Sản'. Ông bị tuyên án 2 năm tù sau phiên xử nửa ngày tại Đà Nẵng ngày 4/3/2014.

Người Việt Nam thứ nhì được Tổ chức Ký giả Không biên giới vinh danh trong danh sách Anh Hùng Thông Tin là Blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân trang blog 'Một góc nhìn khác'. Ông Nhất trước đây cộng tác với nhật báo Đại Đoàn Kết, nhưng tới năm 2010, ông từ chức vì không muốn tiếp tục cộng tác với truyền thông nhà nước. Trong khoảng 3 năm, Blogger Trương Duy Nhất đã tải lên mạng 1.000 bài viết, đa số là do ông viết. Cuối cùng vào tháng Năm 2013, blogger Trương Duy Nhất bị bắt và bị tuyên án hai năm tù liên quan tới 12 bài viết chỉ trích nhà nước gay gắt nhất.

7 tháng trước khi bị bắt, ông Trương Duy Nhất viết 'Tôi không phải là một tội phạm hay một kẻ phản động. Không nên dùng gông cùm và súng ống để tấn công các blogger đã hy sinh lợi ích cá nhân để duy trì những trang blog thẳng thắn phản biện để tiếp tay thay đổi đảng và nhân dân'.

Người Việt Nam thứ ba được vinh danh là nhà báo Phạm Chí Dũng. Ông từng làm cán bộ Ban An ninh Nội Chính Thành Ủy TPHCM, và đã có thời gian làm phụ tá cho ông Trương Tấn Sang, trước khi ông Sang lên nắm chức Chủ tịch nước vào năm 2011.

Nhà báo Phạm Chí Dũng từng bắt giữ về tội danh 'âm mưu lật đổ chính phủ và tuyên truyền chống chính phủ' vào tháng Bảy năm 2012, vì những bài viết chỉ trích nạn tham nhũng và những khiếm khuyết trong bộ máy chính quyền.
Nhà báo Phạm Chí Dũng từng bắt giữ về tội danh 'âm mưu lật đổ chính phủ và tuyên truyền chống chính phủ' vào tháng Bảy năm 2012, vì những bài viết chỉ trích nạn tham nhũng và những khiếm khuyết trong bộ máy chính quyền.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng là một Tiến sĩ Kinh tế bị bắt giữ về tội danh 'âm mưu lật đổ chính phủ và tuyên truyền chống chính phủ' vào tháng Bảy năm 2012, vì những bài viết chỉ trích nạn tham nhũng và những khiếm khuyết trong bộ máy chính quyền, tuy nhiên vụ án không được tiến hành và ông được trả tự do 7 tháng sau đó.

Nói chuyện với Ban Việt Ngữ Đài VOA, Nhà báo Phạm Chí Dũng chia sẻ cảm nghĩ của ông, sau khi nhận được tin ông và blogger Trương Duy Nhất, cùng Linh mục Lê Ngọc Thanh được RSF vinh danh là 'Anh Hùng Thông Tin'.

“Sáng nay một số anh em trong Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam cũng chúc mừng tôi, và tôi nghĩ ngay tới Trương Duy Nhất còn đang nằm trong tù. Tình trạng của tôi thì tôi nói với mọi người rằng nói gì thì nói, một trong những tiêu chí đánh giá một nhà báo có vững tâm, vững chãi và có đóng góp được nhiều cho xã hội hay không chính là việc anh ta ở trong tù, và ở trong tù bao lâu. Điều đó mới xứng đáng nhất để có thể đánh giá bản lĩnh của một người làm báo. Và tôi nghĩ ngay tới Điếu Cày Nguyễn văn Hải, đó là người xứng đáng nhất vẫn còn nằm trong nhà tù chế độ. Anh đã nằm ròng rã như vậy là 6 năm rồi, mặc dù có thể một số người đánh giá là Điếu Cày không phải là một nhà báo thực thụ, cũng không phải là người viết nhiều, nhưng mà với tôi thì anh chính là một nhà báo. Là một nhà báo đầu tiên anh phải giữ cái tâm, và thứ hai, đó là thể hiện sức thu hút, sức tập hợp đối với số đông quần chúng. Đó chính là hiệu ứng dư luận và dư luận xã hội, cho nên xã hội và một nhà báo có thể tạo ra được.Tổ chức Phóng viên Không biên giới cũng đã không ít lần vinh danh đối với Điếu Cày và một số nhà báo sau này, cho nên cảm giác của tôi rất đơn giản thôi, là tôi nghĩ tới những người còn đang nằm trong nhà tù. Tôi nghĩ rằng họ cần được trả tự do càng sớm càng tốt, và càng được vinh danh càng sớm càng tốt.”
 

Trong một thông cáo báo chí công bố hôm 29 tháng Tư, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ra thông cáo, nêu tên 10 nhà báo của nhiều quốc gia cần được trả tự do ngay lập tức. Điếu Cày Nguyễn văn Hải cũng có tên trong 3 nhà báo đứng đầu danh sách này. Thông cáo của CPJ nói rằng trong lần thăm nuôi mới nhất, blogger Điếu Cày nói năng và đi lại vô cùng khó khăn. Cùng với blogger Điếu Cày, hai nhà báo kia là biên tập viên người Uzbek Muhammad Bek janov, đã bị cầm tù 15 năm, một trong các nhà báo bị giam cầm lâu nhất trên thế giới, và phóng viên nổi tiếng người Iran, Siamak Ghaderi, người đã bị đánh đập tàn bạo trong khi bị câu lưu.

 "Tôi nghĩ tới Điếu Cày Nguyễn văn Hải, đó là người xứng đáng nhất vẫn còn nằm trong nhà tù chế độ. Anh đã nằm ròng rã như vậy là 6 năm rồi, mặc dù có thể một số người đánh giá là Điếu Cày không phải là một nhà báo thực thụ, cũng không phải là người viết nhiều, nhưng với tôi thì anh chính là một nhà báo.Nhà báo Phạm Chí Dũng."

Ủy ban Bảo vệ Ký giả cũng phát động chiến dịch đòi trả tự do cho 10 nhà báo trong danh sách công bố hôm qua. Giám đốc Điều hành CPJ Joel Simon nói:

“Những xã hội bất khoan dung, đàn áp dân sử dụng cái nhãn“khủng bố” để trấn áp tinh thần, bắt giữ và tống giam các nhà báo. Trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới, chúng ta phải tập hợp lại trong tư cách là những công dân toàn cầu, chia sẻ những câu chuyện về những cá nhân can trường này, và kêu gọi các chính quyền đàn áp hãy phóng thích tất cả các nhà báo ra khỏi nhà tù.”

Ủy ban Bảo vệ Ký giả đã thu thập tài liệu cho thấy những vụ bỏ tù nhà báo đã tăng từ năm 2000, một năm trước các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 nhắm vào Hoa Kỳ, biến cố này đã dẫn tới việc củng cố và nới rộng các luật chống khủng bố và việc siết chặt các luật về an ninh quốc gia. Chính quyền nhiều nước đã lợi dụng các luật lệ về an ninh nội địa để bịt miệng các nhà báo chỉ trích họ, hay tường trình về những vấn đề nhạy cảm.

Trong số 211 nhà báo đang bị cầm tù trong cuộc khảo sát mới nhất của Ủy ban Bảo vệ Ký giả vào cuối năm 2013, 124 người, tức 60%, bị bỏ tù về những tội danh chống chính quyền, nhiều hơn bất cứ tội danh nào khác.

Trang mạng của CPJ hôm 10 tháng Tư nhắc đến cái chết của nhà giáo Đinh Đăng Định không lâu sau khi được trả tự do. CPJ nói rằng với cái chết của nhà giáo này, hiện còn ít nhất 17 nhà báo bị cầm tù tại Việt Nam. Trung Quốc và Iran đứng đầu bảng các quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất, Việt Nam là quốc gia đứng hạng 5 kể từ cuối bảng, chỉ trước Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Eritrea.

Với danh sách 100 vị anh hùng thông tin mới phổ biến, Tổ chức Ký giả Không biên giới nói rằng bằng tính quả cảm và những hoạt động tích cực của họ, các anh hùng thông tin đã giúp cổ vũ quyền tự do đã được ghi trong điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, đó là quyền tự do được tìm, nhận và phát tán thông tin và ý kiến thông qua bất cứ phương tiện truyền thông nào, bất chấp ranh giới.

No comments:

Post a Comment