Thời gian gần đây, dư luận rất bức xúc việc các chủ đầu tư huy động
vốn theo kiểu bán nhà “trên giấy”. Và hệ hụy là người mua vẫn chưa có nhà, còn
tiền góp vốn có nguy cơ mất trắng.
“Thượng đế” đi “hầu” Có thể nói chưa khi nào thị trường BĐS lại chứng kiến nhiều vụ tranh chấp nảy lửa như hiện nay. Nhiều cuộc “xung đột” giữa chủ đầu tư và khách hàng vây quanh vấn đề thuế phí, chậm bàn giao, huy động góp vốn sử dụng sai mục đích. Trong đó, đỉnh điểm là các cuộc tranh chấp tại dự Keangnam Landmark Tower, chung cư Đại Thanh, dự án B5 Cầu Diễn, Tricon Towers, chung cư 409 Lĩnh Nam,..
Vào ngày 4/12 vừa qua, hàng chục khách hàng mua căn hộ tại dự án Thảo Loan Plaza, huyện Bình Chánh đã kéo đến trụ sở Công ty Thảo Loan ở chung cư Mỹ Vinh (quận 3, Tp.HCM) treo băng rôn tố cáo Công ty này chiếm dụng vốn, lừa đảo, chậm bàn giao căn hộ cho khách hàng.
Theo cam kết của Công ty Thảo Loan, tại điều 8 của hợp đồng, trong quý II/2012 sẽ bàn giao căn hộ cho khách hàng, như vậy đã trễ gần một năm rưỡi, nếu tính luôn cả thời gian hoàn thiện thì trễ hẹn hơn hai năm.
Dự án Thảo Loan Plaza được khởi công từ năm 2011, do Công ty TNHH đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Thảo Loan làm chủ đầu tư, gồm 9 block, khoảng 664 căn hộ. Do khó khăn về nguồn vốn nên chủ đầu tư mới xây dựng xong phần thô được hai block với hơn 160 căn hộ và hiện đã dừng thi công.
Trước đó, khoảng cuối tháng 8/2013, tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân (Tp.HCM) đã xét xử đơn kiện chủ đầu tư chậm giao nhà thuộc dự án chung cư Nhất Lan 3. Đây là dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh (BCCI) làm chủ đầu tư. Theo đơn kiện, mấy năm trước, bà Nguyễn Thị Hồng (69 tuổi, quận Bình Tân) có ký hợp đồng mua một căn hộ trị giá 1,2 tỉ đồng tại dự án chung cư Nhất Lan 3 và sẽ giao nhà vào ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, bà Hồng đã đóng hơn 877 triệu đồng và vẫn phải đi thuê nhà trọ.
Nguy cơ trắng tay
Theo đánh giá của giới trong ngành, hầu hết các giao dịch BĐS tại các khu đô thị, khu nhà ở hiện nay được thực hiện dưới hình thức hợp đồng vay vốn, góp vốn.
Tại điều 39 Luật Nhà ở quy định, chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Trong khi đó Nghị định 153 hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản cho phép huy động vốn từ khi bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng.
Từ sự rối rắm trong quy định đã tạo kẽ hở để các chủ đầu tư “lách luật”, tìm cách huy động vốn bằng việc thông qua các công ty môi giới để ký “hợp đồng góp vốn”. Do đó, khi tham gia đầu tư dưới hình thức này, phần thua thiệt bao giờ cũng nằm ở phía khách hàng nếu có biến động hoặc tranh chấp xảy ra.
Bởi khi thực hiện giao dịch “mua bán nhà trên giấy”, khách hàng có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã nộp khi chủ đầu tư lợi dụng hình thức huy động vốn, góp vốn vào dự án không có thật để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Hoặc khi chủ đầu tư sử dụng vốn góp vào mục đích khác, bị thất thoát, mất khả năng thu hồi.
Khách hàng không được nhận bàn giao nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, khi chủ đầu tư sử dụng nguồn tiền huy động vốn của khách hàng không hiệu quả, hoặc đầu tư nhỏ giọt vào xây dựng dự án. Tuy không bị chiếm đoạt tiền góp vốn nhưng rủi ro cao bởi thiệt hại của khách hàng nằm ở chỗ tiền vốn đầu tư không hiệu quả, luôn bị động, chỉ biết chờ đợi ngày được nhận nhà và kết quả đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào đạo đức kinh doanh của chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư đã cạn năng lực tài chính, nhà đầu tư chỉ có thể vận dụng một số hình thức như kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tất cả thủ tục ấy dù có đi đến đích cuối cùng cũng trở nên vô nghĩa vì doanh nghiệp đã hết tiền.
Giới luật gia nhận định, để hạn chế rủi ro, người mua bất động sản cần phải tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của chủ đầu tư, yêu cầu được cung cấp đầy đủ về hồ sơ pháp lý, hồ sơ pháp lý của dự án cũng như tiến độ. Đồng thời cần nghiên cứu kỹ nội dung điều khoản, điều kiện trong hợp đồng trước đặt bút ký hợp đồng góp vốn.
Theo Song Yến(Cafeland)
“Thượng đế” đi “hầu” Có thể nói chưa khi nào thị trường BĐS lại chứng kiến nhiều vụ tranh chấp nảy lửa như hiện nay. Nhiều cuộc “xung đột” giữa chủ đầu tư và khách hàng vây quanh vấn đề thuế phí, chậm bàn giao, huy động góp vốn sử dụng sai mục đích. Trong đó, đỉnh điểm là các cuộc tranh chấp tại dự Keangnam Landmark Tower, chung cư Đại Thanh, dự án B5 Cầu Diễn, Tricon Towers, chung cư 409 Lĩnh Nam,..
Vào ngày 4/12 vừa qua, hàng chục khách hàng mua căn hộ tại dự án Thảo Loan Plaza, huyện Bình Chánh đã kéo đến trụ sở Công ty Thảo Loan ở chung cư Mỹ Vinh (quận 3, Tp.HCM) treo băng rôn tố cáo Công ty này chiếm dụng vốn, lừa đảo, chậm bàn giao căn hộ cho khách hàng.
Theo cam kết của Công ty Thảo Loan, tại điều 8 của hợp đồng, trong quý II/2012 sẽ bàn giao căn hộ cho khách hàng, như vậy đã trễ gần một năm rưỡi, nếu tính luôn cả thời gian hoàn thiện thì trễ hẹn hơn hai năm.
Dự án Thảo Loan Plaza được khởi công từ năm 2011, do Công ty TNHH đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Thảo Loan làm chủ đầu tư, gồm 9 block, khoảng 664 căn hộ. Do khó khăn về nguồn vốn nên chủ đầu tư mới xây dựng xong phần thô được hai block với hơn 160 căn hộ và hiện đã dừng thi công.
Trước đó, khoảng cuối tháng 8/2013, tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân (Tp.HCM) đã xét xử đơn kiện chủ đầu tư chậm giao nhà thuộc dự án chung cư Nhất Lan 3. Đây là dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh (BCCI) làm chủ đầu tư. Theo đơn kiện, mấy năm trước, bà Nguyễn Thị Hồng (69 tuổi, quận Bình Tân) có ký hợp đồng mua một căn hộ trị giá 1,2 tỉ đồng tại dự án chung cư Nhất Lan 3 và sẽ giao nhà vào ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, bà Hồng đã đóng hơn 877 triệu đồng và vẫn phải đi thuê nhà trọ.
Sau nhiều năm khởi công, hàng loạt dự án bắt đầu lộ nguyên hình “đầu voi đuôi chuột”. Ảnh minh họa |
Theo đánh giá của giới trong ngành, hầu hết các giao dịch BĐS tại các khu đô thị, khu nhà ở hiện nay được thực hiện dưới hình thức hợp đồng vay vốn, góp vốn.
Tại điều 39 Luật Nhà ở quy định, chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Trong khi đó Nghị định 153 hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản cho phép huy động vốn từ khi bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng.
Từ sự rối rắm trong quy định đã tạo kẽ hở để các chủ đầu tư “lách luật”, tìm cách huy động vốn bằng việc thông qua các công ty môi giới để ký “hợp đồng góp vốn”. Do đó, khi tham gia đầu tư dưới hình thức này, phần thua thiệt bao giờ cũng nằm ở phía khách hàng nếu có biến động hoặc tranh chấp xảy ra.
Bởi khi thực hiện giao dịch “mua bán nhà trên giấy”, khách hàng có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã nộp khi chủ đầu tư lợi dụng hình thức huy động vốn, góp vốn vào dự án không có thật để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Hoặc khi chủ đầu tư sử dụng vốn góp vào mục đích khác, bị thất thoát, mất khả năng thu hồi.
Khách hàng không được nhận bàn giao nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, khi chủ đầu tư sử dụng nguồn tiền huy động vốn của khách hàng không hiệu quả, hoặc đầu tư nhỏ giọt vào xây dựng dự án. Tuy không bị chiếm đoạt tiền góp vốn nhưng rủi ro cao bởi thiệt hại của khách hàng nằm ở chỗ tiền vốn đầu tư không hiệu quả, luôn bị động, chỉ biết chờ đợi ngày được nhận nhà và kết quả đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào đạo đức kinh doanh của chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư đã cạn năng lực tài chính, nhà đầu tư chỉ có thể vận dụng một số hình thức như kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tất cả thủ tục ấy dù có đi đến đích cuối cùng cũng trở nên vô nghĩa vì doanh nghiệp đã hết tiền.
Giới luật gia nhận định, để hạn chế rủi ro, người mua bất động sản cần phải tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của chủ đầu tư, yêu cầu được cung cấp đầy đủ về hồ sơ pháp lý, hồ sơ pháp lý của dự án cũng như tiến độ. Đồng thời cần nghiên cứu kỹ nội dung điều khoản, điều kiện trong hợp đồng trước đặt bút ký hợp đồng góp vốn.
Theo Song Yến(Cafeland)
No comments:
Post a Comment