Hương Khê (Danlambao) - Đã hơn một tuần trôi qua, sau khi Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng hàng trăm giáo dân giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh đi nộp đơn khởi kiện Formosa vì đã gây nên thảm họa tại vùng biển miền Trung, đã bị nhà cầm quyền Nghệ An giở mọi thủ đoạn đê hèn và man rợ đàn áp khốc liệt, làm hơn hai chục người bị thương, đã dẫy lên làn sóng phẫn nộ trong nhân dân cả nước.
Nhà cầm quyền đã cho công an giả dạng côn đồ ra tay đánh đập không chỉ với những người bình thường, mà ngay cả những người tàn tật, bà già trẻ con họ cũng không tha. Họ coi những người đi khởi kiện ôn hòa, tuân thủ pháp luật như những kẻ thù cần phải tiêu diệt.
Điều gây phẫn nộ cho người dân ven biển Nghệ An là tại sao nước thải của Formosa không chỉ làm thiệt hại cá chết các tỉnh từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên-Huế, người dân ở đó đã được nhà nước bồi thường một ít dù chưa thỏa đáng, nhưng ngư dân Nghệ An là tỉnh giáp với Hà Tĩnh lại không được bồi thường? Đành rằng dòng hải lưu chảy từ Bắc vào Nam mang chất độc trôi theo hướng đó. Nhưng theo quy luật khuếch tán thì vùng nước biển Nghệ An cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc này.
Theo Thuyết Động học phân tử: “khuếch tán hay khuếch tán phân tử là sự dao động nhiệt của tất cả các phần tử (chất lỏng hay chất khí) ở nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối. Tốc độ của chuyển động nhiệt là hàm số của nhiệt độ, độ nhớt của dòng chảy và kích thước (khối lượng) của các phần tử nhưng không phải là hàm số của nồng độ.
Sự khuếch tán dẫn đến sự dịch chuyển các phân tử từ một khu vực có nồng độ cao hơn đến khu vực có nồng độ thấp hơn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là sự khuếch tán cũng xảy ra khi không có gradient nồng độ. Kết quả của sự khuếch tán là một pha trộn vật chất. Trong một giai đoạn với nhiệt độ đồng nhất, không có sự tác động của lực từ bên ngoài lên các phần tử thì kết quả cuối cùng của quá trình khuếch tán là sự san bằng nồng độ” (1).
Vì vậy nước độc thải ra từ Formosa Hà Tĩnh bị nhiễm qua vùng biển Nghệ An là hợp theo quy luật tự nhiên. Hơn nữa với lượng nước thái bình quân mỗi ngày 12.000 m3 nước cực độc khủng khiếp như thế, vẫn có khả năng gây nhiễm biển Thanh Hóa nữa là khác.
Nếu nói như cựu Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát khi trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 17/11/2015 rằng, muốn xử lý thực phẩm bẩn thì người sử dụng phải lăn đùng ra chế mới xử lý được. Thì đây, thực tế ở Nghệ An đã một số trường hợp ngộ độc do ăn hải sản:
“Từ ngày 22/5/2016, tại Nghi Lộc, Nghệ An đã xảy ra tình trạng người dân ăn cá, mực, tép biển bị ngộ độc, đã có người tử vong.
Nạn nhân trúng độc mới nhất hiện đang trong tình trạng nguy kịch là bà Nguyễn Thị Liên (58 tuổi), trú tại xóm 11, xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An do ăn tép biển mua từ chợ...
Ngày 26/5/2016, bệnh viện xã Đoài tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Liên trong tình trạng đau họng, rộp, bong hết niêm mạc, liệt, không ăn được, ngộ độc đã 4 ngày, tình trạng nguy kịch.
Ông Ngô Văn Linh (chồng bà Liên) cho biết, ở xóm 1, đã có hai vợ chồng ông Luyện cũng bị ngộ độc sau khi ăn mực biển. Ông Luyện đã tử vong, còn bà vợ đang trong tình trạng nguy kịch.
Cũng trên vùng biển Nghệ An, ngày 25/5/2016, người dân xóm 9B, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu đã giải cứu một con cá nặng hàng chục tấn bị mắc cạn. Hai ngày sau, ngày 27/5/2016, một con cá voi khác nặng hơn 7 tấn được phát hiện đã chết cũng tại vùng biển này.
Tại các vùng biển thuộc tỉnh Nghệ An có hiện tượng hàng chục con cá voi mắc cạn, chết dạt vào bờ bất thường, khiến nhiều người dân lo lắng và nghi là do biển bị nhiễm độc.
Đặc biệt, từ tháng 4/2016, sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, tình trạng nước biển và thủy hải sản ở các khu vực xung quanh liệu có bị nhiễm độc hay không vẫn là một câu hỏi lớn chưa được các cơ quan chức năng trả lời.
Thảm họa môi trường, sinh thái biển nhiễm độc - đã có người dân thiệt mạng sau khi ăn đồ biển, nhà cầm quyền còn định im lặng”. (2)
Phẫn nộ trước việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường như thế, có người đã phải thốt lên một cách bất lực rằng, nếu Formosa còn tồn tại thì người dân Việt sẽ bị diệt vong.
Để đánh lừa dư luận rằng biển đã sạch, nhiều đoàn cán bộ tổ chức tắm biển và ăn cá, quay phim chụp hình đăng lên các bào để tuyên truyền. Người dân nghi ngờ rằng ai mà biết được thứ hải sản mấy ông đang ăn được đánh bắt từ vùng nào?
Ngày 22/8/2016, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tổ chức hội nghị công bố kết quả, đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra kết luận, chất lượng nước biển ở 4 tỉnh miền Trung nằm trong giới hạn cho phép, an toàn cho nuôi trồng và các hoạt động thể thao dưới nước. Nhưng khi được hỏi vậy biển sạch thì cá đã ăn được chưa? Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói cái đó phải hỏi Bộ Y tế?.
Một ngư dân nói, chúng tôi là người dân ít học, không có máy móc thiết bị như các ông và nếu có chúng tôi cũng không biết sử dụng, nhưng kinh nghiệm cha ông truyền lại là muốn biết biển sạch hay chưa là khi nhìn thấy biển đã có cá hay chưa. Một khi biển có cá sinh sống chứng tỏ biển đã sạch.
Họ còn nói hiện tại cá ở tầng nổi ăn được nhưng tầng đáy chưa ăn được. Có người đã mỉa mai nói rằng, vậy khi đánh bắt được cá lên thì phải cá xem em ở tầng nào?
Mao Trạch Đông từng có câu nói nổi tiếng rằng, trí thức không bằng cục phân. Câu nói ấy rất đúng trong trường hợp này, với những vị quan chức học hàm học vị đầy mình, nhưng “đầu thì to mà óc không bằng quả nho”.
Việc đi kiện đòi công bằng cho ngư dân là hợp pháp và hợp lòng dân. Thế nhưng thay vì hỗ trợ người dân thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của mình như trước đây nhà cầm quyền đã hỗ trợ người dân Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đi kiện nhà máy bộ ngọt Vê Đan đã xả trộm chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải làm cá chết hàng loạt, thì lần này nhà cầm quyền đã khủng bố, ngăn cản, dùng mọi mưu hèn kế bẩn để gây khó khăn cho linh mục và giáo dân.
Họ trả lại đơn đã gửi lần trước và không nhận đơn lần sau với lý do là người dân không đưa ra chứng cứ, tài liệu để chứng minh bị thiệt hại. Nên biết rằng việc điều tra tìm chứng cứ để chứng minh việc người dân bị thiệt hại là việc của nhà cầm quyền chứ không phải việc của dân.
Thảm họa khủng khiếp này đã đẩy hàng triệu người dân nghèo bốn tỉnh miền Trung điêu đứng. Thế nhưng nhà cầm quyền cố lấp liếm, không dám gọi đúng tên của sự kiện là THẢM HỌA, mà chỉ nói qua loa là SỰ CỐ.
Trở lại vụ đàn áp giáo dân của nhà cầm quyền ngày 14/02/2017 vừa qua. Để che đậy và lấp liếm cho tội ác của mình, nhà cầm quyền đã dựng hiện trường giả để để vu không linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc tấn công lực lượng công an, làm cho Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu “bị trọng thương”. Họ gào thét đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn giáo dân” và “phải bắt giam ngay linh mục Nguyễn Đình Thục”. Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu” ấy, người dân phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh. Đúng là giọng lưỡi của bọn côn đồ lưu manh.
Hơn hai chục người dân hiền lành, từ người tàn tật đến bà già trẻ con bị bọn công an giả dạng côn đồ đánh đập te tua, máu chảy đầy mặt thì họ không nói đến.
Họ rất gian xảo nhưng rất ngu muội. Tấm hình chiếc xe màu trắng mới toanh mang biển số 37A 6688 của công an Nghệ An mà báo Nghệ An trưng ra đã được đập bể kiếng hình trụ tròn nằm ngang trên đầu xe với một hòn đá to tướng như quả mít còn vướng trong kiếng. Họ nói bị giáo dân ném đá nên vỡ kiếng. Họ không biết một kiến thức cơ bản trong vật lý: Lực tác dụng bằng lực phản tác dụng. Nếu muốn ném hòn đá to như vậy vào cái kiếng trên đầu xe để làm vỡ kiếng, thì phải dùng một lực rất mạnh. Và một khi hòn đá ném vào cái kiếng, lực phản tác dụng sẽ làm hòn đá văng ra chứ không thể còn nằm yên nơi kiếng vỡ được. Chiếc xe lúc đầu thì chỉ bị vỡ kiếng chứ xung quanh và hai bên hông và phía sau xe không hề trầy xước tí nào, mặc dù được bố trí hiện trường xung quanh chiếc xe gạch đá vương vãi lung tung. Hình ảnh này đã bị cư dân mạng nhạo báng, tại sao chiếc xe bị tấn công với đống gạch đá bừa bộn xung quanh mà xe không hề bị trầy xước tí nào?
Bị vạch mặt gian dối, sau đó họ đã photoshop thành hình chiếc xe bị nhiều vết trầy xước hai bên và phía sau, để đổ cho người dân phá hư hại. Cộng đồng mạng lại lột mặt nạ hành vi gian dối này bằng cách để hình hai chiếc xe lúc trước và lúc sau khi photoshop với lời bình dí dỏm là “còn hơi ngu một tý”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao nhà cầm quyền CSVN miệng thì luôn nói nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhưng thực tế không đứng về phía dân mà luôn tìm mọi cách bao che và bảo vệ cho Formosa?
Vì họ đã quen thói kiêu ngạo cộng sản, luôn tự cho mình là đúng, không chịu đối thoại với những người bị hại, lại còn “ngậm máu phun người”, “bốc lửa bỏ tay người”.
Một nhà nước dân chủ là một nhà nước trong đó nhà cầm quyền có trách nhiệm phục vụ dân và bảo vệ dân. Nhưng đối với nhà cầm quyền CSVN hiện nay, thì không phải là bảo vệ dân và phục vụ dân, mà là chống đối nhân dân và ra sức bảo vệ bọn tội phạm đã gây ra tội ác.
Đó là dấu hiệu ngày tàn của chế độ đang đến. Những tội ác họ gây ra cho nhân dân hôm nay chính là những nhát cuốc họ đang tự đào mồ chôn chính mình.
Nói như tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng rằng: “đó là những đòn thù của giới tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, nhưng đánh dưới đũng quần phụ nữ... một xã hội do những kẻ bất nhân cai trị thì đẻ ra muôn vàn kẻ bất nghĩa... xã hội này sẽ không có chỗ cho những kẻ bất nhân tồn tại... những hành động man rợ của nhà cầm quyền càng phơi bay sự hèn hạ thấp kém của họ mà thôi.”
Hãy nhìn tầm gương Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ v.v... sau bao nhiêu năm phục vụ cho ai và kết thúc bằng cái chết như thế nào?
Hãy trở về với chính nghĩa, với nhân dân. Hỡi những kẻ theo đóm ăn tàn, rước voi về giày mả tổ, tôn thờ bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh.
23.02.2017
_________________________________
Chú thích:
No comments:
Post a Comment