Tuesday, January 3, 2017

Tìm câu trả lời sau thảm hoạ nhà máy thép Formosa

Phương Thảo-02-01-2017
(VNTB) - Tám tháng sau thảm hoạ môi trường ở Miền Trung Việt nam do nhà máy thép Formosa gây ra, thảm hoạ môi trường được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử Việt nam, các nhóm dân sự Đài Loan đang yêu cầu chính quyền và công ty Formosa phải đưa ra các câu trả lời.

Trong phiên điều trần công khai tại cơ quan Lập pháp hôm thứ Sáu, đại diện các tổ chức nhân quyền và môi trường Đài Loan đã xem xét về nguyên nhân và hậu quả của thảm hoạ môi trường xảy ra hồi tháng Tư năm 2016 đồng thời thảo luận về việc phải chăng sơ xuất của chính phủ và kẽ hở pháp lý đã góp phần vào thảm hoạ này.

                         Đài Loan họp báo lên án Formosa

Xin lỗi nhân dân Việt nam

Phiên điều trần do các dân biểu thuộc Đảng Dân Tiến (DPP) là Chen Man-li (陳曼麗) và Ngô Kuen-yuh (吳 焜 裕) tổ chức, trước đó trong tháng này họ đã mời linh mục đến từ Việt Nam nói chuyện với các nhà lập pháp Đài Loan về vấn đề này.

"Tôi muốn xin lỗi nhân dân Việt Nam vì, do bản chất của pháp luật Đài Loan, chính phủ của chúng tôi có thể không thể giám sát lẫn không thể trừng phạt các công ty trong nước đã đưa các nhà máy cũng như các thảm họa đến các quốc gia khác", ông Chen nói.

Tổ chức Quan Sát Giao Ước (人權 公約 施行 監督 聯盟) triệu tập ông Huang Song-lih (黃 嵩 立) để chất vấn về việc chính phủ của Đài Loan có kế hoạch ra sao để ngăn chặn những bi kịch tương tự xảy ra nữa, như "Chính sách hướng Nam mới" của Đài Loan đã được thực hiện nhằm tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á bằng việc khuyến khích các công ty Đài Loan đầu tư vào các quốc gia này.

"Công bằng mà nói thì lý do nhiều nước Đông Nam Á lại hấp dẫn đối với các công ty Đài loan là vì pháp luật về bảo vệ môi trường và quyền con người ở các quốc gia này tương đối dễ dàng hơn với các doanh nghiệp hơn so với ở Đài Loan", luật sư Chang Yu-yin (張 譽 尹) của Hội Luật gia môi trường cho biết.

"Phải chăng chính phủ chỉ ngồi xem người dân ở các quốc gia mà chúng ta đang cố gắng tăng cường quan hệ nhìn quyền lợi của họ bị xâm phạm? Liệu chính phủ sẽ cho phép những bất công trước kia Đài Loan đã hứng chịu lại sẽ xảy ra ở các quốc gia khác?", Chang tuyên bố.

Đại diện của bộ Tư Pháp, Ủy ban Doanh nghiệp Nhà nước, Ủy ban Đầu tư thuộc Bộ Kinh tế, Văn phòng Chính sách mới hướng Nam và Hội đồng phát triển quốc gia đều đồng ý để "xem xét vấn đề" nhưng lại không đưa ra được lời hứa đáng kể.

Khoản tiền phạt bí ẩn

Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra ô nhiễm cho hơn 200 km bờ biển trong tháng Tư, giết chết hơn 100 tấn cá và tàn phá môi trường, công ăn việc làm và nền kinh tế của bốn tỉnh miền Trung.

Trong tháng Sáu, chính phủ Việt Nam bị phạt công ty trên 500 triệu USD do vi phạm luật môi trường.

Tuy nhiên, làm khoản tiền phạt đã được tính toán ra sao, dựa theo luật nào mà chính phủ Việt Nam đã xử phạt công ty này như thế và chính phủ Việt có kế hoạch sử dụng số tiền phạt ra sao vẫn chưa được biết.

Formosa Hà Tĩnh Steel đã ký một thỏa thuận bí mật với chính phủ của Việt Nam, để người bên ngoài kể cả chính phủ Đài Loan không hề hay biết.

Không có người đại diện nào của Công Ty Nhựa Formosa hiện diện tại buổi điều trần vào ngày thứ sáu rồi. Tuy nhiên có sự tham gia của ông Lai Yong-chi (賴永智) một trưởng bộ phận thuộcTổng công ty thép Trung Quốc (CSC, 中 鋼 公司) – một nhà đầu tư lớn tại nhà máy thép Formosa Việt Nam.

Ông Lai né tránh hầu hết các câu hỏi bằng cách nói rằng ông "không có thông tin", ông Lai cho hay CSC đã "hoàn toàn tin tưởng" Formosa trong việc kiểm soát ô nhiễm trước khi sự cố xảy ra và sau đó đã "hoàn toàn choáng váng" về thảm hoạ môi trường và món tiền phạt.
Các nhóm dân sự cho biết người dân Đài Loan có quyền được biết khoản tiền 500 triệu USD đã được sử dụng như thế nào, bởi vì 20% cổ phần của CSC thuộc về chính phủ, có nghĩa là toàn bộ người dân nộp thuế phải trả giá.

Nghị sĩ Chen yêu cầu các cơ quan chính phủ cung cấp tài liệu và kế hoạch có liên quan vào ngày thứ tư tới và hứa sẽ tổ chức một buổi điều trần khác về vấn đề này trước khi phiên họp nghị viện tiếp theo bắt đầu.

--------------------

No comments:

Post a Comment