Theo Người đưa tin-09.04.2016 | 13:15 PM
Sau học kỳ I năm học 2015 - 2016, tình trạng bỏ học trên địa bàn Nghệ An gia tăng. Đặc biệt, không những học sinh miền núi, tỷ lệ học sinh ngay tại thành phố bỏ học cũng đang ở mức đáng báo động.
Sau học kỳ I năm học 2015 - 2016, tình trạng bỏ học trên địa bàn Nghệ An gia tăng. Đặc biệt, không những học sinh miền núi, tỷ lệ học sinh ngay tại thành phố bỏ học cũng đang ở mức đáng báo động.
Học sinh thành phố ăn chơi, đua đòi nên bỏ học?
Nếu như trước đây, học sinh bỏ học tại tỉnh Nghệ An chỉ tập trung ở các huyện vùng sâu, vùng xa thì nay xu hướng gia tăng ở vùng biển, khu vực đồng bằng và thành thị. Điều đáng ngạc nhiên là tình trạng bỏ học ngay tại Thành phố Vinh cũng đang ở mức đáng báo động.
Ngay tại trường THPT VTC (đường Ngư Hải, phường Lê Mao, TP Vinh) cuối năm nay học sinh lớp 12 tốt nghiệp, trường có hơn 120 học sinh nhưng đã có 6 học sinh bỏ học chỉ sau học kỳ I năm học 2015 – 2016.
Trong đó, có 2 em học sinh lớp 12, 4 học sinh lớp 11, còn chưa tính đến một số em vào lớp 10 đã xin chuyển trường. Mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện hết mức cho các em học sinh tiếp tục học, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà tình trạng bỏ học đang càng lúc càng cao theo các năm.
“Trong các em bỏ học năm nay, có một học sinh nữ lớp 12 xin nghỉ về nhà lấy chồng, một em lớp 11 xin tạm nghỉ, còn lại các em vì điều kiện gia đình nên nghỉ để đi làm. Tất cả các trường hợp đó, gia đình các em đều đến trường gửi đơn, mặc dù nhà trường đã động viên, nhưng vì hoàn cảnh nên không thể nào làm khác, đành cho các em nghỉ học”, cô Trần Thị Mậu, Hiệu phó trường THPT VTC cho biết.
Mặc dù gia đình có điều kiện nhưng nhiều em vẫn bỏ học.
Đến nhà học sinh Trương Mạnh H. (SN 1998), trú tại phường Hồng Sơn (TP Vinh)-một học sinh xin nghỉ học lấy lý do vì hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng, hoàn cảnh của em khác hoàn toàn với tưởng tượng. Gia đình em làm ăn buôn bán cầm đồ, rất có điều kiện, ngôi nhà 3 tầng nổi bật giữa con đường. Vì thế, nguyên nhân gia đình khó khăn nên em bỏ học là không đúng.
Trò chuyện với một người hàng xóm thì được biết, em H. đi học nghề làm tóc, lâu nay cũng không thấy về nhà. Trước nay, Hoàn cũng nổi tiếng ăn chơi đua đòi vì gia đình có điều kiện, không chú ý học hành. Sau đó, gia đình kiên quyết ngăn cấm thì H. tự ý bỏ học. Không thể quản lý được nên gia đình cho con thích làm gì thì làm.
Với các trường hợp còn lại các em bỏ học cũng vì muốn đi làm kiếm tiền sớm chứ không phải điều kiện gia đình quá khó khăn. Theo nhiều người đánh giá, vì cuộc sống thành phố nhu cầu ăn chơi cao hơn các vùng khác, nên việc kiếm tiền để hưởng thụ cũng đã ảnh hưởng đến các em. Gia đình không thể chu cấp được nên tất yếu việc các em đã bỏ học để tự kiếm tiền.
Tình trạng bỏ học tập trung ở các trường dân lập
Trong các trường có học sinh bỏ học thì tỷ lệ trong các trường dân lập cao hơn các trường công lập. Rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan trong vấn đề này, ví dụ như: học phí cao, chất lượng đào tạo, việc phân luồng học lực cho các em từ cấp 2, gia đình khó khăn…
Tuy nhiên, tại thành phố, một trong những nguyên nhân hàng đầu là vì các em ham chơi, chểnh mảng học tập. Trong khi đó, gia đình cũng mải mê làm ăn, không chú ý đến việc học của các em, đến khi phát hiện thì các em đã mất đi nền tảng cơ bản, không thể học được nữa.
Vào lúc đó, biện pháp giải quyết là cho các em vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trường dân lập hoặc vào các trường nghề vừa học vừa làm. Tuy nhiên, khi các em đã nhận thấy giá trị thiết thực của đồng tiền, thì việc bỏ học chỉ là vấn đề thời gian.
Trò chuyện với một người hàng xóm thì được biết, em H. đi học nghề làm tóc, lâu nay cũng không thấy về nhà. Trước nay, Hoàn cũng nổi tiếng ăn chơi đua đòi vì gia đình có điều kiện, không chú ý học hành. Sau đó, gia đình kiên quyết ngăn cấm thì H. tự ý bỏ học. Không thể quản lý được nên gia đình cho con thích làm gì thì làm.
Với các trường hợp còn lại các em bỏ học cũng vì muốn đi làm kiếm tiền sớm chứ không phải điều kiện gia đình quá khó khăn. Theo nhiều người đánh giá, vì cuộc sống thành phố nhu cầu ăn chơi cao hơn các vùng khác, nên việc kiếm tiền để hưởng thụ cũng đã ảnh hưởng đến các em. Gia đình không thể chu cấp được nên tất yếu việc các em đã bỏ học để tự kiếm tiền.
Tình trạng bỏ học tập trung ở các trường dân lập
Trong các trường có học sinh bỏ học thì tỷ lệ trong các trường dân lập cao hơn các trường công lập. Rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan trong vấn đề này, ví dụ như: học phí cao, chất lượng đào tạo, việc phân luồng học lực cho các em từ cấp 2, gia đình khó khăn…
Tuy nhiên, tại thành phố, một trong những nguyên nhân hàng đầu là vì các em ham chơi, chểnh mảng học tập. Trong khi đó, gia đình cũng mải mê làm ăn, không chú ý đến việc học của các em, đến khi phát hiện thì các em đã mất đi nền tảng cơ bản, không thể học được nữa.
Vào lúc đó, biện pháp giải quyết là cho các em vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trường dân lập hoặc vào các trường nghề vừa học vừa làm. Tuy nhiên, khi các em đã nhận thấy giá trị thiết thực của đồng tiền, thì việc bỏ học chỉ là vấn đề thời gian.
Nhiều trường tư thục trên TP Vinh đang gặp khó khăn vì học sinh bỏ học.
Trao đổi về vấn đề này, ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết: “Sở đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, nắm bắt các học sinh có nguy cơ bỏ học; đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chủ động nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh của các em để tuyên truyền, vận động, giúp đỡ các em đến trường”.
Theo đó, ngay khi nhận biết được tình trạng học sinh bỏ học, ngành Giáo dục và Đào tạo đã lập tức chỉ đạo các nhà trường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học sát đối tượng, thông qua giải pháp này giúp giáo viên kịp thời phát hiện điểm yếu của học sinh, động viên khích lệ các em trong quá trình học tập.
Mặc dù vậy, việc vận động các em đến trường gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó, các trường học đã đưa ra nhiều biện pháp vận động các em đến trường nhưng tình trạng bỏ học vẫn diễn ra nhất là vào dịp đầu năm học mới và sau Tết Nguyên đán".
|
No comments:
Post a Comment