Theo Việt Báo-02/04/201600:00:00
HANOI -- Có một câu hỏi được một đại biểu Quốc hội nêu lên: Tại sao cán bộ hay cho con cháu định cư ở nước ngoài...
Câu trả lời hẳn là đơn giản: con cháu định cư ở nước ngoàì, sẽ làm giấý tờ bảo lãnh cha mẹ sang định cư luôn...
Có thê trả lời thêm: đây là cách tuồn tài sản ra nước ngoài an toàn hơn.
Báo Tuổi Trẻ ghi lời Đại biểu Trương Trọng Nghĩa khi thắc mắc: tại sao cán bộ không giữ con cháu ở lại với thiền đường xã hội chủ nghĩa?
Trong khi đó, báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nêu lời báo nguy từ Vũ Thành Tự Anh rằng nợ công quá nặng, và cơ nguy vay nợ để trả nợ hoài...
Báo Tuổi Trẻ hôm 1-4-2016 có đoạn ghi lời Đại biểu Trương Trọng Nghĩa:
“...Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?".
“Không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy cũng biết!” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tự hỏi và trả lời.
“Phải bảo đảm cho người dân nếu chưa giàu thì cũng phải được tự do dân chủ, an toàn, an ninh và công lý, được xã hội quan tâm, sống với nhau có tình nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Nhân dân tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam, cho dù chúng ta còn nghèo và chưa phát triển” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa mong muốn.”(ngưng trích)
Có phaả ông Nghĩa đang nằm mơ, khi hy vọng Đảng CSVN ban phát dân chủ?
Trong khi đó, qua bài viết tựa đề “Không còn dư địa ngân sách!” của Vũ Thành Tự Anh (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright) trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có lời báo động như sau:
“Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ. Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên.
Điều này cũng có nghĩa là để đầu tư phát triển buộc phải đi vay, và kết quả tất yếu là thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần.
Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ
Với sự năng nổ của ngành tài chính, tốc độ tăng thu ngân sách danh nghĩa của Việt Nam khá cao, trung bình 16% trong giai đoạn 2003-2015 (số liệu của 2014 và 2015 là ước tính), trong khi chỉ số giá tiêu dùng trung bình trong cùng giai đoạn chỉ là 8,8%. Thế nhưng ngay cả với tốc độ tăng nhanh như thế mà ngân sách hiện nay cũng không đủ để bù đắp chi thường xuyên và trả nợ.
Như minh họa trong hình 1, trong giai đoạn 2003-2011, chênh lệch giữa một bên là thu ngân sách (gồm cả viện trợ) và bên kia là chi thường xuyên và trả nợ (bao gồm cả nợ gốc và lãi) liên tục tăng. Thế nhưng trạng thái này thay đổi đột ngột từ năm 2012: từ mức thặng dư khá lớn là 112.000 tỉ đồng, thu ngân sách bị hụt so với chi thường xuyên và trả nợ tới 14.000 tỉ đồng. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục và ước tính mức hụt của năm 2015 sẽ lên tới gần 100.000 tỉ đồng.
Khi thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi thường xuyên và trả nợ thì hệ quả tất yếu là để có ngân sách cho đầu tư phát triển, Chính phủ buộc phải đi vay. Điều này có nghĩa là Chính phủ cứ đầu tư thêm đồng nào thì ngân sách sẽ thâm hụt thêm và nợ công sẽ tăng thêm đồng ấy...”(ngưng trích)
Bi quan....
Câu cuối của bài viết là lời cản báo của Vũ Thành Tự Anh:
“...Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là điều không thể tránh khỏi.”
No comments:
Post a Comment