Sunday, January 31, 2016

Du đãng kiểm soát công nhân, chi phối các công ty


BÌNH DƯƠNG (NV) - Công nhân vốn đã đói khổ còn bị du đãng chèn ép, bóc lột. Tương tự, ngoài chuyện “chiến đấu” trên thương trường, nhiều công ty phải đối phó với du đãng. 

Do nghèo, khổ nên công nhân trở thành “cô thân, yếu thế,” phải “hầu” cả du đãng. (Hình: Lao Động)

Đó là chuyện phổ biến ở Bình Dương và thực trạng này vừa được tờ Lao Động đề cập qua một bài viết có tựa là “Cơ quan chức năng bất lực, công nhân cam chịu để đầu gấu bảo kê, trấn lột.”

Tờ báo này cho biết phóng viên của họ đã đọc được nhiều tin nhắn đòi công nhân của nhiều công ty phải nộp tiền bảo kê cho du đãng và gần như tất cả những người nghèo khổ từ miền Bắc, miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ tìm tới Bình Dương làm công nhân để có tiền nuôi thân, nuôi cha mẹ già, con dại ở quê nhà đều phải nộp tiền bảo kê để được yên thân. Cũng có tháng, có người không phải nộp tiền bảo kê mà được du đãng “mời” đi nhậu. Sau khi ăn nhậu phủ phê, những tay du đãng này bỏ về, người được “mời” phải cắn răng thanh toán hết.

Một công nhân tâm sự với tờ Lao Động, con thèm một cây kem chỉ 5,000 đồng, anh không dám cho nhưng tháng nào cũng phải đóng cho du đãng 100,000 hay 200,000 đồng! Những công nhân này không dám từ chối nộp tiền vì sợ bị đánh trọng thương hay chết vừa khổ thân vừa khổ người thân vì không còn ai nuôi họ.

Nhiều người khẳng định, họ không tin công an nên không tố cáo. Chưa kể không còn du đãng này thì sẽ có du đãng khác! Công nhân không dám phản ứng vì thực tế cho thấy du đãng có rất nhiều “tai, mắt” biết tường tận mọi chuyện trong công ty, biết cả số điện thoại từ giám đốc trở xuống.

Chẳng riêng công nhân sợ du đãng mà các doanh nghiệp cũng phải “chiều” du đãng. Du đãng biết công ty cần công nhân, tự đứng ra nhận hồ sơ để thu lệ phí rồi đem những hồ sơ đó gửi cho bộ phận nhân sự của công ty, quản đốc của các phân xưởng. Nếu những nơi hoặc các cá nhân này không giải quyết, du đãng sẽ trực tiếp “hỏi thăm sức khỏe.”

Hôm 1 Tháng Bảy năm ngoái, một du đãng tên là Nguyễn Văn Sẻn phá cổng của công ty Vĩnh Hưng Đạt, tọa lạc tại phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một. Sẻn còn xách dao chém máy chấm công, chém cả bảo vệ lẫn công nhân vì không nhận người do “anh em gửi hồ sơ” vào làm việc.

Công ty Vĩnh Hưng Đạt báo với cả công an phường Phú Tân, công an thành phố Thủ Dầu Một, và công an tỉnh Bình Dương, nhưng đến nay, Sẻn vẫn bình an vô sự và tiếp tục “hành nghề bảo kê.”


Tờ Lao Động đã đem trường hợp của Sẻn hỏi chủ tịch và trưởng công an phường Phú Tân. Cả hai trả lời giống hệt nhau là... “Địa bàn quá rộng nên trước mắt, doanh nghiệp phải tự bảo vệ tài sản của mình.”

Qua báo chí, một thượng tá trưởng công an phường Phú Tân khuyên doanh giới nên “xây dựng mô hình thanh niên tự quản, đội xung kích tự quản để cùng với lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, bảo vệ tài sản của mình!” Cũng theo ông này thì dù có muốn bảo vệ công nhân, công an phường cũng không thể làm xuể. Công an phường đã đi tìm Sẻn nhưng Sẻn không có mặt ở nơi tạm trú!

Tương tự, khi báo giới hỏi tới, một phó chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Bình Dương bảo là sẽ báo cáo thự
 01-31- 2016 5:57:11 PM

No comments:

Post a Comment