GNsP (01.02.2016) – Bất ngờ vì tiền điện tăng cao bất thường, anh Nguyễn Văn An đã kiểm tra công tơ điện và phát hiện ra gia đình mình bị ghi sai 88 kWh điện, tổng số tiền mà tháng này anh phải đóng thêm là hơn 130.000 đồng.
Đối chiếu hóa đơn biên nhận và đồng hồ công tơ điện, anh Nguyễn Văn An – người xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An – phát hiện ra sự sai lệnh lên hơn gấp đôi số tiền phải trả.
Đến 21/12, gia đình anh sử dụng điện để xây nhà nên đã dùng hết 100 Kwh điện, dừng lại ở mức 986h kWh. Đến ngày thông báo điện tháng 1/2016 thì công suất điện sử dụng lên tới 1.131 kWh, nhưng khi kiểm tra công tơ thực tế thì chỉ hết 1.043 kWh. Tức là tháng này gia đình chỉ dùng 57 kWh điện, nhưng bị ghi sai thêm 88 kWh.
Theo cách tính giá điện hiện tại thì từ sau 50 kWh điện đầu tiên, giá điện tính ở mức 1.533 đ/1 kWh, như vậy anh phải đóng thêm 130.654 đ.
Anh Nguyễn Văn An cho biết: “Tháng trước gia đình tôi xây nhà, dùng điện nhiều hơn mà số tiền điện chưa đến một nửa bây giờ.Tháng này trời lạnh nên nhu cầu sử dụng điện ít, chỉ để thắp vài cái bóng và nấu cơm nước thôi, thế mà lại phải trả gấp đôi.”
Khi báo cho cơ quan điện lực biết việc mình bị lạm thu thêm 130.000 đồng, anh An chỉ nhận được một câu ngắn gọn: đưa phiếu lại cho nhân viên thu tiền điện, họ phụ lại cho.
Anh An nói: “không biết mình đã bị ăn gian bao nhiêu lần rồi? Tôi không chấp nhận cách trả lời của cơ quan điện lực. 130 ngàn với người nông dân đâu phải là nhỏ.Tết gần đến rồi, nhà thì điều kiện không dư giả gì mà lại bị gánh hơn 200.000 tiền điện mỗi tháng thì sao chịu nổi.”
Một số người trong xóm 4, xã Nghi Yên cũng hoang mang nói: trước giờ cũng có khi so sánh và thấy chênh lệch nhưng vì đã trả tiền rồi nên không đòi nữa cũng bởi do thủ tục rất phiền phức.
Việc ăn chặn tiền điện không phải là hiếm, báo chí cũng đã phanh phui việc EVN gian lận hàng tỉ đồng tiền điện của các công ty. Còn những hộ gia đình đơn lẻ mất tiền oan do nhân viên điện ghi sai cũng xảy ra thường xuyên. Bộ trưởng Bộ Công Thương mấy tháng trước đã khẳng định: sẽ đuổi việc nhân viên nào ghi sai tiền điện. Và trước việc người dân phản đối việc chiếm khống tiền điện, Bộ Công Thương đã dự tính thay đồng hồ điện tử trên toàn quốc, điều này tiếp tục lại gây nên bất bình vì cách mà EVN moi tiền túi người dân.
Hôm 06/01/2016, tại hội nghị tổng kết năm 2015 của Tập đoàn điện lực VN (EVN), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng trong 5 năm qua, giá điện đã điều chỉnh với tần suất cao hơn các giai đoạn trước. Ông cũng phải thừa nhận người dân đang bất bình vì những sai phạm của EVN trong tính tiền điện.
Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN, năm 2015 hiệu quả kinh doanh điện đạt khá. Giá điện bình quân thực hiện 1.629,8 đồng/kWh, tăng 12,8 đồng/kWh so với kế hoạch.
Nhờ đó, tổng doanh thu bán điện của EVN đạt 233.710 tỉ đồng, tăng 18,5% so với năm 2014, hiệu quả doanh thu bán điện tăng thêm 1.800 tỉ đồng so với kế hoạch.
Vì được độc quyền kinh doanh điện trên cả nước nên nghành điện liên tục tăng giá làm cho người dân chao đao vì những điều chỉnh thất thường đó.
Phải chăng hiệu quả kinh doanh của EVN tăng cao là do sự độc quyền và sự gian lận tiền mồ hôi nước mắt của người dân?
Thông Chương
No comments:
Post a Comment