Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Tuyên truyền “…không nên nói trên trời dưới đất, nào là khách quan, chủ quan, nào là tích cực, tiêu cực, nói không đâu vào đâu, không nên lúc nào cũng trích dẫn Các Mác, Lênin, tuyên truyền không cần phải nói tràng giang đại hải…” Đấy! Lời của tổ sư tuyên truyền Hồ Chí Minh trước khi “băng hà” đã răn dạy để lại cho “đảng ta” rồi - (xem ở đây (1). Vậy mà ngày 24/1- VTV (Đài truyền hình VN) và báo Đại biểu Nhân dân, cứ tự sướng rồi tuyên truyền bá láp, bậy bạ, trên trời dưới đất, cho rằng Đại Hội XII là Diên Hồng thời đổi mới? (*).
Hội Nghị Diên Hồng diễn ra năm 1284 do Vua Trần Nhân Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý.
Toàn cảnh của hội nghị Diên Hồng năm 1284 trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Wikipedia trích dẫn) xin mời các bộ não “bã đậu” VTV tham khảo lại… Còn nếu quí vị vì cái ghế, cuốn sổ hưu, cái thẻ đỏ (thì không cần).
Hội nghị Diên Hồng diễn ra khi quân Tàu (Nguyên Mông) đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai sau lần thất bại đầu tiên (1258), trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn, có tới 50 vạn từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với gần 10 vạn quân của Toa Đô mượn đường vương quốc Champa (Phía nam Đèo Ngang) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt.
Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị Diên Hồng - (Trước đó là hội nghị tướng sĩ ở Bình Than - 1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần. Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân Tàu đông đảo của nhà Nguyên, cần thiết phải có sự tham gia tổng lực của toàn dân.
Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay lấm chân bùn, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường.
Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử mà các vị phụ lão được coi là những đại biểu của nhân dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của triều đình nhà Trần thuyết phục gia đình và mọi người dân.
Ý nghĩa chính trị của Hội nghị Diên Hồng:
Thứ nhất, hội nghị này sẽ có tác dụng thăm dò, đo lường mức độ căm phẫn của nhân dân đối với kẻ thù, mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền, từ đó đánh giá được nội lực trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.
Thứ hai, hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão, vốn thuộc hàng trưởng thượng, nghiễm nhiên có “lão quyền” trong xã hội cổ truyền Việt Nam. Hội nghị này có tác dụng đoàn kết củng cố mối quan hệ nhân dân với chính quyền. Mặc dầu địa vị người dân lúc đó còn rất thấp trong nền quân chủ, nhưng tài lực cho cuộc chiến thì bất cứ triều đình vua chúa nào cũng phải dựa vào dân.
Thứ ba, hội nghị này sẽ làm cho hoạt động của chính quyền trở lên minh bạch hơn, tạo niềm tin cao hơn cho người dân; gầy dựng sự chính danh cho chính quyền khi quyết định chuyện hệ trọng của quốc gia. Nếu giữa chừng cuộc chiến có điều gì bất lợi, thì phía xã hội (nhân dân) sẽ đồng thuận gánh vác trách nhiệm với triều đình mà không gây nên chia rẽ hay bất phục.
Thứ tư, chính quyền đã biết sử dụng bô lão là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội làm loa phóng thanh phổ biến đường lối của tầng lớp cầm quyền. Các bô lão khi đã “thông tư tưởng” thì trở thành những tuyên truyền viên tự nguyện cho nhà nước, góp phần tạo ra sự nhất trí cao trong xã hội.
Như vậy, với quyền của người dân được trân trọng qua trưng cầu dân ý - điều này chưa hề xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, cho đến thời điểm ấy (thế kỷ 13) đã được vua Trần áp dụng.
Hai chữ Diên Hồng đã trở thành biểu trưng cho ý chí của một dân tộc, thể hiện sự đồng tâm hiệp lực giữa nhà nước với người dân trong mối quan hệ vua-tôi, và trong chừng mực nào đó cũng biểu hiện nhân tố: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý nhất, sau rồi đến xã tắc, vua là nhẹ nhất trong ba cái ấy) như một giá trị truyền thống mang ý niệm “dân chủ” sau này được xác lập trong thời cận và hiện đại.
“Hội nghị Diên Hồng” sẽ mãi mãi ăn sâu trong tâm thức của người dân Việt Nam như một sức mạnh của truyền thống gắn liền với mục tiêu cho nền dân chủ hiện đại. (Đại Việt sử ký toàn thư (quyển 5).
Vậy thì “VTV” thấy gì qua Đại Hội XII của đảng CSVN mà dám so sánh để nói là Diên Hồng thời đổi mới? Rồi tuyên truyền rất bá láp, bậy bạ, đầy nguy hiểm cho dân tộc?.
2016- “Diên Hồng” thời đổi mới!? (Theo VTV) có Mác-Lê dẫn đường và “trưng cầu Đảng ý” (có thường dân “phụ lão” nào được phép tham dự đâu?) một “màu đỏ” búa liềm của đảng độc diễn chứ “Diên Hồng” mới nào của dân tộc Việt Nam?
Trong 4 ý nghĩa chính trị nổi bật của Hội nghị Diên Hồng đời nhà Trần (nói trên) thì Đại Hội XII CSVN hoàn toàn không tiếp cận với tiêu chí ý nghĩa nào, mà quan trọng nhất là “lấy dân làm gốc” - Với tuyệt đối 1510 đảng viên CS có mặt trong Đại Hội như chà đạp vào đạo lý “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý nhất, sau rồi đến xã tắc, vua là nhẹ nhất trong ba cái ấy).
VTV (Đài truyền hình VN) và báo chí truyền thông “đảng ta” xin vui lòng hãy trả lời sự khác biệt này cho toàn dân Việt:
Năm 1284 Vua Trần Nhân Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý chống lại quân Tàu xâm lược giữ vững bờ cõi.
Thì năm 2016 - (thay vì các phụ lão trước điện Diên Hồng như vua Trần Việt Nam) thì CSVN lấy 2 ông râu xồm Mác-Lê ngoại lai lạ hoắc làm “thái thượng hoàng” và 1510 đảng viên CS tề tựu dưới cái gọi là “bộ cai trị” xem Tàu Cộng (kẻ thù truyền kiếp của dân tộc) là “đồng chí anh em”có chung một “Đại Cục” mà Tàu Cộng thì đang xâm phạm bờ cõi cha ông? Toàn dân đang phẫn nộ, quốc tế chứng kiến-Vậy thì “Diên Hồng đổi mới” là đây sao?
Vậy mà: Lời TBT Nguyễn Phú Trọng đã được nhiều tờ báo dùng làm nhan đề bài viết ngay trên trang nhất ví Đại hội XII của Đảng như một Hội nghị Diên Hồng thời đổi mới. (*)
Trời hỡi - Hồn thiêng các Vua Trần và tiền nhân 4000 năm nước Việt hiển hiện mà nhìn một đám cháu con hậu sinh của một cái đảng vọng ngoại “vong bản”.
______________________________________
No comments:
Post a Comment