Theo VOA-25.01.2016
Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là cuộc chiến “một mất một còn” nhằm giành chức Tổng Bí thư Đảng giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng những người ủng hộ ông Dũng và liên minh chống Dũng do Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Cuộc chiến giành quyền lực này chính thức bùng nổ tại Hội nghị Trung ương 6 họp tháng 10/2012 khi Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng do sai phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế (Vinashin, Vinalines do Dũng trực tiếp thành lập và điều hành sụp đổ, tài chính quốc gia cạn kiệt do tham nhũng…) nhưng ông Dũng đã vận động thành công Ban Chấp hành Trung ương bác kỷ luật này.
Tiếp đó, tại Hội nghị Trung ương 7 họp tháng 5/2013, Trưởng Ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, “kình địch” của ông Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng Ban kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử đã không được bầu vào Bộ Chính trị nhưng thay vào đó, Chủ tịch UBTUW MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được cho là phe Nguyễn Tấn Dũng lại được bầu vào Bộ Chính trị.
"Quy chế bầu cử là rất bất lợi cho việc Nguyễn Tấn Dũng được vào danh sách đề cử chính thức. Do đó, nếu phe ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng chiếm đa số đại biểu tại Đại hội thì chắc chắn Đại hội đã ra Nghị quyết sửa Khoản 1 Điều 13 Quy chế bầu cử thành “Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy” chứ không phải đợi đến khi ông Nguyễn Tấn Dũng từ chối nhận đề cử thì mới ra tay “cứu” Nguyễn Tấn Dũng bằng cách biểu quyết không cho ông Dũng từ chối nhận đề cử."
Hội nghị Trung ương 9 họp tháng 5/2014 đã ra Nghị quyết về Quy chế bầu cử trong Đảng trong đó Khoản 1 Điều 13 quy định “Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy”. Sau đó, ngày 09 tháng 6 năm 2014 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 244-QĐ/TW chính thức ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng. Cũng cần nói thêm rằng Nghị quyết về Quy chế bầu cử trong Đảng là thực hiện nguyên tắc “tập trung dân chủ” của ĐCSVN theo đó một đảng viên có quyền bày tỏ quan điểm riêng, nhưng một khi quyết định của cấp ủy hay của đại hội mà mình tham gia đã được thông qua thì thì không được nói và làm khác với quyết định đó.
Rồi tại Hội nghị Trung ương 10 họp tháng 1/2015, ông Nguyễn Tấn Dũng đã giành được số phiếu tín nhiệm cao nhất trong số các ủy viên Bộ Chính trị. Thế “thắng như chẻ tre” này đã làm cho Nguyễn Tấn Dũng không giấu giếm mưu toan giành chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam để tiếp đó giải tán đảng này nhằm thiết lập độc tài cá nhân – gia đình trị như tôi đã đề cập trong bài “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán đảng CSVN để độc tài cá nhân” ngày 11/10/2015 và “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc” ngày 15/01/2016 trên VOA Việt ngữ.
Thế nhưng tình hình đã đảo ngược khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị Hội nghị Trung ương 14 họp vào đầu tháng 1/2016 gạt ra khỏi danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 trong khi lại đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chức Tổng Bí thư khóa 12 với hơn 75% số phiếu.
Và mới rồi, ngày 20/1 Đại hội 12 ĐCSVN tại phiên trù bị đã thông qua Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW. Sở dĩ Quy chế này được thông qua nhanh vì đã được thông qua tại các Hội nghị Trung ương 13 và 14 và sau đó đã được gửi đến 68 đoàn đại biểu để thảo luận tại từng đoàn. Chương trình làm việc của Đại hội cũng ghi rõ: “Các đại biểu ghi phiếu ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đoàn chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đến các đoàn; Đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử (nếu có); Đoàn chủ tịch xem xét các trường hợp xin rút. Đại hội thực hiện quy trình để biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII”.
"Có một điều chắc chắn rằng ở Việt Nam cộng sản chỉ duy nhất Hồ Chí Minh với tư cách người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam và nền Cộng hòa là người “không thể thay thế được” thì mới không được Đảng cộng sản và Nhà nước chấp nhận cho thôi lãnh đạo Đảng và quốc gia. Tóm lại, ngoài Hồ Chí Minh ra, không ai, kể cả Nguyễn Tấn Dũng, là “không thể thay thế được” và vì vậy sẽ là vô cùng quái đản nếu Đảng cộng sản Việt Nam thông qua Đại hội của mình lại không cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ chối đề cử với lý do đương nhiên hợp lý."
Ngày 24/1, ngay sau khi các đại biểu tiến hành đề cử, BBC Việt ngữ có bài giật tít “Thủ tướng Dũng ‘được đề cử nhiều nhất’” trong đó có đoạn: “Hôm 24/01/2016, tờ Vietnamnet.vn đưa tin kèm dẫn lời của ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSVN, cho biết: ‘Trong số các nhân sự được giới thiệu, đề cử thêm, có khá nhiều người trong nhóm uỷ viên Bộ Chính trị quá tuổi đã xin rút trước đó. Đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành uỷ TP HCM Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị. Được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất. Danh sách được giới thiệu đề cử còn có thêm Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa…’"
Thế nhưng sau khi xem kỹ Vietnamnet.vn ngày 24/1 liên quan đến trả lời báo chí của ông Vũ Ngọc Hoàng thì tôi đã không tìm ra câu “Được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất”! Cụ thể trong bài “Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH được đề cử bổ sung" trên Vietnamnet.vn ngày 24/1 chỉ thấy ghi: “Trao đổi với báo giới bên lề Đại hội, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ Vũ Ngọc Hoàng cho biết, trong số các nhân sự được giới thiệu, đề cử thêm, có khá nhiều người trong nhóm uỷ viên Bộ Chính trị quá tuổi đã xin rút trước đó. Đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành uỷ TP HCM Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị. Danh sách được giới thiệu đề cử còn có thêm Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa…”
Bất luận thế nào, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nhiều đại biểu giới thiệu vào danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 ĐCSVN không có gì lạ. Bởi vì, như trên tôi đã đề cập, Đại hội XII ĐCSVN là “được ăn cả, ngã về không” đối với Nguyễn Tấn Dũng nên con người nổi tiếng gian hùng bậc nhất đang tìm mọi cách để không thành “bên thua cuộc”. Cụ thể là Nguyễn Tấn Dũng “giả chết bắt quạ” như tôi đã đề cập trong bài viết cùng tựa đề đăng trên VOA Việt ngữ ngày 6/01/2016, một mặt làm đơn “xin không tái cử” nhưng mặt khác xui phe “lợi ích” của ông Dũng không ở trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đề cử Dũng tại Đại hội để trên cơ sở đó hy vọng lật ngược thế cờ vào phút chót với đa số đại biểu biểu quyết “không chấp thuận đơn xin không nhận đề cử” của ông Dũng.
"Tóm lại, trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, Nguyễn Tấn Dũng đã thiết lập trên thực tế chế độ độc tài của bản thân và việc ông Dũng quyết giành cho được chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam để rồi giải tán đảng này chỉ là nhằm đáp ứng nhu cầu hợp pháp hóa chế độ độc tài cá nhân này mà thôi!"
Như vậy, khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng được Đại hội đưa vào danh sách đề cử chính thức vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới về lý thuyết là còn. Thế nhưng tôi cho rằng không có khả năng này với những căn cứ sau đây.
Thứ nhất, theo Quy chế bầu cử mà Đại hội đã thông qua tại phiên trù bị, ông Nguyễn Tấn Dũng buộc phải từ chối đề cử của các đại biểu không phải là ủy viên Trung ương khóa 11, đồng nghĩa khả năng Nguyễn Tấn Dũng được vào danh sách đề cử chính thức của Đại hội là rất mong manh. Tóm lại, Quy chế bầu cử là rất bất lợi cho việc ông Nguyễn Tấn Dũng được vào danh sách đề cử chính thức. Do đó, nếu phe ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng chiếm đa số đại biểu tại Đại hội thì chắc chắn Đại hội đã ra Nghị quyết sửa Khoản 1 Điều 13 Quy chế bầu cử thành “Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy” chứ không phải đợi đến khi ông Nguyễn Tấn Dũng từ chối nhận đề cử thì mới ra tay “cứu” Nguyễn Tấn Dũng bằng cách biểu quyết không cho ông Dũng từ chối nhận đề cử.
Thứ hai, ngày 25/1, trước khi Đại hội bỏ phiếu về việc cho hay không cho Nguyễn Tấn Dũng từ chối đề cử thì ông Nguyễn Tấn Dũng buộc nói rõ trước Đại hội lý do mình từ chối đề cử. Có một điều chắc chắn rằng ở Việt Nam cộng sản chỉ duy nhất Hồ Chí Minh với tư cách người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nền Cộng hòa là người “không thể thay thế được” thì mới không được Đảng Cộng sản và Nhà nước chấp nhận cho thôi lãnh đạo Đảng và quốc gia. Việc Hồ Chí Minh khi từ trần ở tuổi 79 do lâm trọng bệnh vẫn đang ở cương vị Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng hẳn là bằng chứng. Tóm lại, ngoài Hồ Chí Minh ra, không ai, kể cả Nguyễn Tấn Dũng, là “không thể thay thế được” và vì vậy sẽ là vô cùng quái đản nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Đại hội của mình lại không cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ chối đề cử với lý do đương nhiên hợp lý.
"Tuyệt đại đa số các đại biểu có tinh thần dân tộc cao độ, lòng yêu nước nồng nàn, quyết chiến với Trung Quốc xâm lược chủ quyền và lãnh thổ quốc gia chắc chắn không thể tiếp tục để lọt Nguyễn Tấn Dũng đã lộ mặt phạm tội phản bội Tổ Quốc Việt Nam khi bán nước cho Trung Quốc vào cơ quan quyền lực quốc gia mà trước hết là Ban chấp hành trung ương Đảng. Nói cách khác, bỏ phiếu cho ông Nguyễn Tấn Dũng là đồng lõa bán nước cho Trung Quốc, hạ sát dân tộc Việt Nam!"
Thứ ba, ông Nguyễn Tấn Dũng đã mất sự ủng hộ của tuyệt đa số ủy viên Trung ương khóa 11 khi hơn 75% số ủy viên Trung ương khóa này tại hội nghị cuối cùng, Hội nghị Trung ương 14, bỏ phiếu đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào vị trí đứng đầu Đảng khóa 12, đó là chưa kể ông Dũng là thiểu số tuyệt đối trong Bộ Chính trị 16 người khi chỉ có 1 phiếu giới thiệu Dũng vào vị trí này. Nói cách khác, đến đa số tuyệt đối ủy viên Trung ương khóa 11 từng giúp ông Dũng “thoát hiểm” tại Hội nghị Trung ương 6 và “đại thắng” tại Hội nghị Trung ương 10 còn quay lưng với ông Dũng, tức ông Dũng là “loại người không thể chơi được”, thì làm sao ông Dũng có nổi sự ủng hộ của đa số trong 1510 đại biểu trong bối cảnh liên minh chống ông Dũng với tinh thần cảnh giác cao độ cũng quyết liệt giành giật sự ủng hộ này.
Thứ tư, với tư cách là những người đứng đầu các cơ quan trung ương và địa phương hơn 75% số ủy viên Trung ương khóa 11 đã “tuyên chiến” với ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Trung ương cuối cùng của khóa 11 chắc chắn có tác động đáng kể đến đoàn đại biểu cơ quan và địa phương trong việc ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm.
Thứ năm, những người đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 dự kiến vào vị trí “tứ trụ” đã được Đại hội công bố, ngoài Nguyễn Phú Trọng cho Tổng Bí thư, gồm Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho Chủ tịch nước, phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho Thủ tướng, phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho Chủ tịch Quốc hội, chắc chắn sẽ chống Nguyễn Tấn Dũng đến cùng vì nếu Dũng làm Tổng Bí thư thì đó sẽ là dấu chấm hết cho các vị trí quyền lực tột đỉnh đang trong tầm tay họ. Vì thế, với tư cách là các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm và cũng đang giữ các vị trí đầy quyền lực trong bộ máy Nhà nước, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân không thể không có “quân nuôi ba năm để sử dụng một giờ”!
"Kết luận lại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chết lâm sàng về chính trị vì việc vĩnh viễn loại bỏ tội phạm quốc gia siêu nghiêm trọng này khỏi chính trường Việt Nam chỉ còn là vấn đề thủ tục khi trước hết Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam biểu quyết cho Nguyễn Tấn Dũng từ chối đề cử vào Ban chấp hành trung ương khóa 12 vào ngày 25/1 tới."
Thứ sáu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phá nát kinh tế quốc gia khi hàng loạt các tập đoàn kinh tế do Dũng trực tiếp thành lập và điều hành như Vinashin, Vinalines phá sản do tham nhũng siêu nghiêm trọng dẫn đến tài chính quốc gia cạn kiệt, dùng quyền lực làm giàu cho con cái và anh em trong gia đình...Tóm lại, trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, Nguyễn Tấn Dũng đã thiết lập trên thực tế chế độ độc tài của bản thân và việc ông Dũng quyết giành cho được chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam để rồi giải tán đảng này chỉ là nhằm đáp ứng nhu cầu hợp pháp hóa chế độ độc tài cá nhân này mà thôi!
Thứ bảy, điều này là quan trọng nhất, tuyệt đại đa số các đại biểu có tinh thần dân tộc cao độ, lòng yêu nước nồng nàn, quyết chiến với Trung Quốc xâm lược chủ quyền và lãnh thổ quốc gia chắc chắn không thể tiếp tục để lọtNguyễn Tấn Dũng đã lộ mặt phạm tội phản bội Tổ quốc Việt Nam khi bán nước cho Trung Quốc vào cơ quan quyền lực quốc gia mà trước hết là Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nói cách khác, bỏ phiếu cho ông Nguyễn Tấn Dũng là đồng lõa bán nước cho Trung Quốc, hạ sát dân tộc Việt Nam!
Kết luận lại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chết lâm sàng về chính trị vì việc vĩnh viễn loại bỏ tội phạm quốc gia siêu nghiêm trọng này khỏi chính trường Việt Nam chỉ còn là vấn đề thủ tục khi Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam biểu quyết cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ chối đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 vào ngày 25/1 tới.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment