Từ sau Hội nghị trung ương 14 vào giữa tháng 1/2016 đến nay, vẫn chưa có bất kỳ tin tức nhân sự nào được hội nghị này tiết lộ, mặc dù một số quan chức về hưu có ảnh hưởng đã phải lên tiếng về “cần công khai minh bạch công tác nhân sự” trên báo chí nhà nước.
Tuy vậy, cũng chưa có bất kỳ phản bác nào của các cơ quan đảng và chính quyền đối với “nguồn tin khả tín” cung cấp cho trang Ba Sàm, về chi tiết kết quả bỏ phiếu của Ban chấp hành trung ương dành cho các chức danh trong “tứ trụ”, bao gồm Nguyễn Phú Trọng – tổng bí thư, Trần Đại Quang – chủ tịch nước, Nguyễn Thị Kim Ngân – chủ tịch quốc hội và Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng chính phủ.
Nhưng cho dù “nguồn tin khả tín” trên là đúng sự thật, e rằng đó không phải là toàn bộ kết quả đề cử “tứ trụ”, và đặc biệt cho chức vụ tổng bí thư của Hội nghị 14.
Bởi ngay sau Hội nghị trung ương 14, đã xuất hiện dư luận trong một số cán bộ đảng viên về vai trò "độc diễn'' của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thiết kế bộ khung nhân sự “tứ trụ”. Dư luận này cũng cho rằng Quyết định 244 của Bộ chính trị (ban hành năm 2014) về thực chất đã hạn chế đến mức tối thiểu vai trò đề cử, ứng cử và nhận đề cử của Ban chấp hành trung ương, mà tập trung quá nhiều quyền lực "định hướng nhân sự" vào tay Bộ chính trị.
Hiện tượng đáng chú ý là 4 ngày trước khi đại hội 12 chính thức khai mạc, ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương đã nêu một đánh giá mới: "Căn cứ vào đó đại hội XII sẽ tiếp tục đề cử, ứng cử. Như thế bỏ phiếu quyết định trúng hay không trúng vẫn là Đại hội, chứ không phải cứ trung ương giới thiệu là đã trúng, vì bầu có số dư".
Nếu tình hình diễn biến đúng như đánh giá trên, không khí tại đại hội 12 có vẻ sẽ "dân chủ" hơn đối với Ban chấp hành trung ương. Sẽ có thể tồn tại không chỉ khung nhân sự của Tiểu ban nhân sự của ông Nguyễn Phú Trọng, mà còn những khung nhân sự khác do Ban chấp hành trung ương đề cử. Có nghĩa là ít nhất, Ban chấp hành trung ương sẽ không tồn tại để "làm vì" và chỉ biết gật, mà có thể đề cử thêm một số ứng cử viên để giảm bớt hình ảnh "độc diễn" của khung nhân sự "tứ trụ" do "tập thể bộ chính trị" giới thiệu.
Hiện tượng đáng chú ý là 4 ngày trước khi đại hội 12 chính thức khai mạc, ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương đã nêu một đánh giá mới: "Căn cứ vào đó đại hội XII sẽ tiếp tục đề cử, ứng cử. Như thế bỏ phiếu quyết định trúng hay không trúng vẫn là Đại hội, chứ không phải cứ trung ương giới thiệu là đã trúng, vì bầu có số dư".
Nếu tình hình diễn biến đúng như đánh giá trên, không khí tại đại hội 12 có vẻ sẽ "dân chủ" hơn đối với Ban chấp hành trung ương. Sẽ có thể tồn tại không chỉ khung nhân sự của Tiểu ban nhân sự của ông Nguyễn Phú Trọng, mà còn những khung nhân sự khác do Ban chấp hành trung ương đề cử. Có nghĩa là ít nhất, Ban chấp hành trung ương sẽ không tồn tại để "làm vì" và chỉ biết gật, mà có thể đề cử thêm một số ứng cử viên để giảm bớt hình ảnh "độc diễn" của khung nhân sự "tứ trụ" do "tập thể bộ chính trị" giới thiệu.
Tuy nhiên, tình thế “có số dư” như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí “một mình một ngựa” của ông Nguyễn Phú Trọng, trên con đường tái nhiệm tổng bí thư. Nếu có ít nhất hai ứng cử viên cho chức vụ tối cao này, ông Trọng sẽ phải cạnh tranh và không loại trừ việc chính ông sẽ phải nhận thất bại.
01/16/2016 - 21:05
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment