Trường Sa (Danlambao) - ...Mỗi năm, người Việt nước ngoài gửi về 9,4 tỉ đô giúp cho sự sống còn của chế độ và 600 triệu đô để giúp người thân. Như vậy, Cộng đồng người Việt hải ngoại có thực sự còn là một cộng đồng tị nạn chính trị và một cộng đồng chống lại chế độ độc tài, đảng trị CSVN?...
Báo Thanh Niên lề đảng đăng bài chạy tít "Hơn 70% kiều hối chảy vào sản xuất"đã đánh tan luận cứ "tiền của người Việt nước ngoài gửi về Việt Nam là chỉ vì tình thương, hỗ trợ thân nhân gia đình".
Theo bài báo này, mỗi năm những người Việt tị nạn cộng sản, vốn từng được các nước Tây phương chấp nhận định cư với lý do tị nạn chính trị, đã gửi về nước hơn 10 tỉ đô la. Con số này gia tăng mỗi năm 10%. Trong vòng 25 năm qua, cộng đồng hải ngoại đã tiếp tế cho nước CHXHCNVN khoảng 120 tỉ đô.
Trong số 120 tỉ đô này, phần lớn đến từ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Theo quan chức cộng sản Nguyễn Hoàng Minh, hiện là Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành Hồ, trong 10 tỉ đô là mỗi năm thì trong tổng số tiền gửi về:
- 72% chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
- 22% là kinh doanh bất động sản,
- Chỉ có 6% là được dùng cho việc hỗ trợ người thân.
Trong nhiều năm qua, để sống còn, đảng CSVN đã bán tháo tài nguyên, nhượng đất nhượng biển cho ngoại bang và vay nợ đời này đời sau trả. Một trong những nguồn nợ lớn là ODA nhưng nguồn vay này luôn có nhiều điều kiện đi kèm. Ngược lại, nguồn vốn của người Việt hải ngoại gửi về thì hoàn toàn không có một điều kiện gì cả. Tất cả đã gián tiếp hay trực tiếp giúp cho sự sống còn của chế độ độc tài.
Với tổng cộng 94% (72% sản xuất kinh doanh + 22% là kinh doanh bất động sản) tức là khoản 9,4 tỉ đô được người Việt nước ngoài tuôn về trong nước mỗi năm để làm ăn đã "giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết bức bối về vốn", theo lời của báo Thanh Niên.
Mỗi năm, người Việt nước ngoài gửi về 9,4 tỉ đô giúp cho sự sống còn của chế độ và 600 triệu đô để giúp người thân. Vậy thì cộng đồng người Việt hải ngoại có thực sự còn là một cộng đồng tị nạn chính trị và một cộng đồng chống chế độ độc tài, đảng trị CSVN?
04.12.2016
No comments:
Post a Comment