Một đoạn clip về bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại một buổi lễ kỷ niệm ở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam hôm 2/12 đang lan truyền nhanh trên mạng xã hội.
Phát biểu nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ADB và 20 năm ngày mở đại diện của ngân hàng này ở Việt Nam, ông Phúc “ghi nhận vai trò của ADB trong hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội và giảm nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng”.
Theo trang web của chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phúc nói rằng “ADB không chỉ là nhà tài trợ mà còn là đối tác trao đổi, tham vấn chính sách cho chính phủ Việt Nam từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu, báo cáo khách quan và độc lập của ADB về kinh tế Việt Nam luôn là tài liệu tham khảo tốt cho chính phủ Việt Nam”.
Phát biểu nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ADB và 20 năm ngày mở đại diện của ngân hàng này ở Việt Nam, ông Phúc “ghi nhận vai trò của ADB trong hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội và giảm nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng”.
Theo trang web của chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phúc nói rằng “ADB không chỉ là nhà tài trợ mà còn là đối tác trao đổi, tham vấn chính sách cho chính phủ Việt Nam từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu, báo cáo khách quan và độc lập của ADB về kinh tế Việt Nam luôn là tài liệu tham khảo tốt cho chính phủ Việt Nam”.
Thủ tướng Việt Nam cho biết, cho tới nay, Hà Nội và ADB đã “thực hiện trên 160 chương trình, dự án với tổng trị giá khoảng 16 tỷ USD...”
Kênh truyền hình nhà nước VTV sau đó cũng trích đoạn bài phát biểu của ông Phúc trong bản tin của mình. Nhiều người sau đó lên mạng bày tỏ sự khó hiểu về những từ viết tắt “ACMECS”, “CLMV” và “CLV” mà người đứng đầu chính phủ Việt Nam đọc lên.
Ông Phúc nói: “Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, chống thất thoát, lãng phí trong đó có nguồn vốn của ADB và mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMECS, CLMV và CLV về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu".
Ông Phúc nói: “Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, chống thất thoát, lãng phí trong đó có nguồn vốn của ADB và mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMECS, CLMV và CLV về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu".
heo các tài liệu của ADB mà VOA tiếng Việt tham khảo, ACMECS viết tắt của từ Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy, tức là một khuôn khổ hợp tác giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trong khi đó, CLMV là từ viết tắt tiếng Anh của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, còn CLV là viết tắt của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trang web của chính phủ Việt Nam sau đó cũng đăng tải trích đoạn bài phát biểu của ông Phúc và vẫn để nguyên các từ viết tắt trên mà không có giải thích.
Trong khi có người chê trách ông Phúc “không diễn giải cụ thể các chữ cái viết tắt để cho người dân hiểu”, cũng có người cho rằng đó là “chuyện nhỏ, không nên làm to chuyện”.
Trong khi đó, CLMV là từ viết tắt tiếng Anh của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, còn CLV là viết tắt của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trang web của chính phủ Việt Nam sau đó cũng đăng tải trích đoạn bài phát biểu của ông Phúc và vẫn để nguyên các từ viết tắt trên mà không có giải thích.
Trong khi có người chê trách ông Phúc “không diễn giải cụ thể các chữ cái viết tắt để cho người dân hiểu”, cũng có người cho rằng đó là “chuyện nhỏ, không nên làm to chuyện”.
Từ chuyện của ông Phúc, nhiều người sử dụng ở trên mạng còn tìm lại được bài viết của tờ Pháp luật TP HCM với tiêu đề, “Việt Nam vẫn đứng trong nhóm “CLMV” kém phát triển”. Tuy nhiên, trong bài viết, tờ báo này cũng đã giải thích “CLMV” là gì.
Theo quan sát của VOA tiếng Việt, nhiều tờ báo ở trong nước cũng cho đăng tải các từ viết tắt trên mà không có sự diễn giải trong ngoặc đơn như thường làm.
Theo quan sát của VOA tiếng Việt, nhiều tờ báo ở trong nước cũng cho đăng tải các từ viết tắt trên mà không có sự diễn giải trong ngoặc đơn như thường làm.
Trong bài viết có tựa đề, “Luật hóa ngôn ngữ để viết đúng, nói đúng: Tình trạng dễ dãi trong sử dụng Tiếng Việt”, Đài tiếng nói Việt Nam dẫn lời một nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói đến tình trạng “phát âm lộn xộn tiếng Việt và tiếng nước ngoài hay Việt hóa tiếng Anh tùy tiện” hoặc “đọc từ viết tắt theo kiểu tiếng Anh”.
No comments:
Post a Comment