Thursday, June 9, 2016

Cá nhiễm độc ở Việt Nam khiến ngành ngư nghiệp lạnh tanh và thử thách chính quyền

Cá chết trên bãi biển tại Bình. Chất thải được nghi là từ một nhà máy thép gần đó, và phản đối khắp nơi đang thử thách chính quyền (Agence France-Presse - Getty Images)


Nhân Trạch, Việt Nam - Kể từ khi hiện tượng cá chết bởi nguồn nước bị tàn phá tại 120 dặm bờ biển miền Trung Việt Nam, hàng trăm người được cho là đã bị bệnh do ăn cá nhiễm độc.

Ở làng chài Nhân Trạch, mực biển, nguồn duy trì nền kinh tế địa phương hầu như biến mất. Và lệnh cấm đánh bắt cá đã khiến hàng trăm cái bẫy bị bỏ không trên các bãi biển và hàng chục tàu thuyền đánh cá nhỏ phải nằm bờ.

"Chúng tôi rất tức giận", bà Phạm Thị Phi, 65 tuổi, chủ một tàu đánh cá ở Nhân Trạch cùng với chồng và ba đứa con trai đã trưởng thành nói. "Nếu chúng tôi biết ai đã đầu độc biển, chúng tôi sẽ giết họ. Chúng tôi thực sự cần phải có câu trả lời từ chính phủ rằng biển sạch và an toàn khi ăn cá".

Trong khi nguyên nhân gần như tập trung vào việc xả chất thải độc hại từ một nhà máy thép gần đó, cơn giận dữ đã bùng nổ thành một vấn đề quốc gia, đặt ra những thách thức lớn nhất đối với chính phủ độc tài kể từ khi xảy ra một loạt các vụ bạo loạn chống Trung Quốc vào năm 2014. Những người biểu tình đòi chính phủ phải hành động tuần hành tại các thành phố lớn và các tỉnh ven biển trong sáu tuần qua, sự việc càng lúc càng leo thang với tranh chấp về môi trường và trách nhiệm giải trình của chính phủ.

Nhưng hai tháng sau khi cá chết thối rữa ở các bãi biển, chính phủ vẫn chưa công bố nguyên nhân gây ra thảm họa hoặc xác định các chất độc đã giết chết sinh vật biển và đầu độc cư dân ven biển.

Ho Huu Sia, 67, mua và làm cá khô tại Nhân Trạch, cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Tâm. Con gái ông đã trở bệnh sau khi ăn cá nhiễm độc.  Với tình trạng không đánh bắt cá, cuộc sống của gia đình ông bị đe doạ.  Credit Richard C. Paddock/The New York Times

Sự thất bại của chính phủ trong việc đáp ứng và hỗ trợ trước đó cho các nhà máy thép Đài Loan sản xuất tại trung tâm của cuộc khủng hoảng đã làm bùng lên mối nghi ngờ chung về việc tham nhũng và ảnh hưởng tiềm ẩn của lợi ích nước ngoài tại các dự án đối với đời sống dân Việt, đây là sự kết hợp thách thức tính hợp pháp của đảng Cộng sản cai trị.

"Rất đơn giản, ở Việt Nam, cuộc sống của con người ít quan trọng hơn so với đời sống chính trị của các tổ chức thuộc chính phủ và chính phủ", Nguyễn Thị Bích Nga, một nhà hoạt động tại Sài Gòn cho biết. "Bằng cách này, chúng ta có thể giải thích tất cả những gì là bất thường ở đất nước này."

Chính phủ đã công bố rất ít thông tin về hiện tượng biển chết trong khi thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình được kêu gọi vào Chủ Nhật hàng tuần kể từ ngày 1 tháng 5, khi hàng ngàn người đã xuống đường tại Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác. Hơn 500 người đã bị bắt, và người biểu tình đã bị đánh đập bởi cảnh sát.

"Phản ứng của chính phủ thật ngu xuẩn", Carlyle Thayer, một chuyên gia phân tích Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc cho biết. Ông nói rằng cá chết là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất với chính phủ trong nhiều năm và phản ánh không hay về chính phủ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, người vừa nhậm chức vào tháng Tư.

Tháng trước, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ tránh sử dụng quá nhiều lực lượng, với lý do "gia tăng mức độ bạo lực" nhằm chống lại những người biểu tình.

Nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.

Ngày Chủ Nhật, hơn 1.000 người đã đổ về một huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, phía bắc của nhà máy thép. Nhiều người mặc áo thun mang một bộ xương cá. Một bảng hiệu kêu gọi "Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch."

"Có vẻ như chính phủ cố gắng để che đậy cho thủ phạm," Linh mục Anthony Nam, một linh mục Công giáo tại Nghệ An, cho biết qua điện thoại. "Chúng tôi sẽ phản đối cho đến khi chính phủ cho biết chuyện gì đã gây ra sự cố này."

Tại Nhân Trạch, khoảng 40 dặm về phía Nam của nhà máy thép, cá chết đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng Tư, trôi nổi trên mặt nước và thối rửa trên bãi biển. Ban đầu, nó có vẻ giống như một vận may bất ngờ, và nhiều người dân ở đây đã ăn và đem bán chúng. Con cá vẫn hàng tấn, ngày qua ngày trong hơn một tháng, người dân cho biết.

"Một số cá đã chết, một số sắp chết, ông Hồ Hữu Sia, 67 tuổi, người thu mua và chế biến cá khô để kiếm sống cho biết. "Chúng tôi ăn những con cá vẫn còn sống trong hai tuần."

Con gái ông, Hồ Thị Đào, 32 tuổi, cho biết cô bị bệnh nôn mửa, tiêu chảy và chóng mặt. Cô đã đi đến bệnh viện địa phương và được truyền dịch. Cô cho biết cô đã thấy những người khác cũng bị ngộ độc.

Sau đó, chính phủ công bố rằng đời sống của các sinh vật biển đã bị đầu độc dọc theo bờ biển của bốn tỉnh. Các nhà chức trách cảnh báo người dân không nên ăn cá và ra lệnh cấm đánh cá.

Để hỗ trợ bồi thường, cán bộ đem các túi gạo đi phân phát và đưa cho ngư dân 50.000 đồng, tương đương khoảng 2.20 đô la.

"Chúng tôi chỉ còn biết ngồi khóc khi nhìn ra biển", bà Phi, người sống bằng nghề đánh bắt cá từ Nhân Trạch cả đời cho hay: "Chúng tôi có thể làm gì với 50.000 đồng?"

Ngư dân ven biển và các nhà báo nhanh chóng mở các cáo buộc nhằm vào nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh được mở cửa vào tháng 12 là thủ phạm.

Theo các tin tức báo cáo, việc cá chết đã xảy ra sau khi các nhà máy xúc rửa đường ống dẫn nước thải bằng hóa chất không xác định. Một đại diện của công ty dường như đã xác nhận những nghi ngờ trong tháng Tư khi ông nói sẽ không có gì ngạc nhiên nếu nước thải của nhà máy đã làm tổn hại đến sinh vật biển.

"Bạn phải quyết định xem có nên bắt cá và tôm hoặc xây dựng một ngành công nghiệp thép hiện đại," ông nói với các phóng viên. "Thậm chí nếu bạn là thủ tướng, bạn không thể chọn cả hai."

Bình luận của ông đã kích động một loạt những lời chỉ trích trên phương tiện truyền thông xã hội và sinh ra một hashtag phổ biến trên phương tiện truyền thông xã hội là #ichoosefish.

Bẫy bắt mực chất đống ở bãi biển Nhân Trạch vào tháng 5. 
Với tình trạng mực gần như biến mất, những chiếc bẫy trở thành vô dụng
Richard C. Paddock/The New York Times


Công ty này sau đó đã trả lời rằng họ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và sa thải người phát ngôn.

Các quan chức lãnh đạo công ty không trả lời các câu hỏi trong buổi họp báo.

Chính phủ đã có buổi họp kín.

Lúc đầu, nguyên nhân được chỉ ra là do một loại tảo nở hoa độc hại. Vào giữa tháng, ông Phạm Công Tắc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ nói với báo giới rằng Bộ đã có một "cơ sở khoa học thuyết phục" để giải thích nguyên nhân làm chết cá, nhưng ông không tiết lộ đó là gì.

Tuần trước, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, nói rằng các nhà chức trách đã xác định được nguyên nhân nhưng chỉ ra rằng họ không thể nói với công chúng vì cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.

Việc thiếu thông tin đã chỉ thúc đẩy sự tức giận của người biểu tình.

Dân làng nói các nhà chức trách đã thu thập mẫu nước ngay lập tức sau khi sự cố xảy ra, và các chuyên gia nước ngoài cho biết kết quả kiểm tra có thể đã được biết trong ngày.

Bà Nguyễn Hoàng Anh, một giáo sư đại học ở Hà Nội, cho biết chính phủ nên đã ngay lập tức tiết lộ các độc tố, đặc biệt là cho các nạn nhân bị ngộ độc và các bác sĩ của họ.

"Thật không công bằng," bà nói. "Đó không phải là đạo đức. Đó là một tội ác."

Bà cho biết việc che giấu nguyên nhân cá chết giống như một sự cố Chernobyl của Việt Nam, thảm họa hạt nhân năm 1986 là nguyên nhân khiến Liên Xô tan rã.

Đó là những gì khiến chính phủ sợ hãi, các nhà phân tích nói, và đó là lý do tại sao nó hoạt động một cách nhanh chóng và có lúc tàn nhẫn để đàn áp cuộc biểu tình trước khi họ bắt cháy một cuộc tổng nổi dậy.

Nhưng các nhà phê bình cho rằng chính phủ có động cơ khác. Chính phủ đã hỗ trợ các nhà máy thép, giao cho công ty nhiều ưu đãi, trong đó có ưu đãi về thuế và một mức giá hời cho bất động sản, được xây dựng trên bờ biển.

Hai năm trước đây, trong khi các nhà máy đã được xây dựng, nó đã trở thành một mục tiêu chính của các cuộc bạo loạn vì lien quan đến vị trí của giàn khoan dầu Trung Quốc nằm ngoài khơi Việt Nam ở Biển Đông. Hơn 200 nhà máy thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài và Trung Quốc khác đã bị cướp phá và đốt cháy trên toàn quốc.

Nhưng các cuộc bạo loạn tồi tệ nhất xảy ra tại Formosa, nơi bốn người thiệt mạng. Công ty có trụ sở tại Đài Loan, nhưng lại có hàng ngàn người lao động từ Trung Quốc đại lục đã đến xây dựng nhà máy. Những người biểu tình dừng xe buýt, kéo các hành khách Trung Quốc ra và đánh họ.

Các nhà chức trách đã cẩn thận hơn không để cho các cuộc biểu tình hiện tại được ra khỏi tay. Nhưng ngay cả khi họ có thể được dập tắt, các chi phí kinh tế vẫn tiếp tục gắn kết.

Vào một buổi sáng gần đây, hơn một chục thương lái cá tụ tập tại một quán rượu trên bãi biển ở đây. Vài người rủ nhau chơi games. Chẳng có gì để làm ngoài việc giết thời gian, một người nói.

Phía xa xa, ông Phan Đình Sơn, 49 tuổi, ngồi trong góc cửa hang nước đá yên tĩnh. Trước đây mỗi ngày ông đã bán hàng trăm cây đá một ngày. Bây giờ ông bán chỉ khoảng 20 cây. Ông nói: Các doanh nghiệp kinh doanh và các tàu cá đã bị đình chỉ vì không ai muốn ăn cá địa phương.

"Chợ cá thật tiêu điều" ông nói. "Tôi hy vọng chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ đưa ra một giải pháp và có câu trả lời rõ ràng để chúng tôi còn có thể kiếm sống."

Nguồn:

Toxic Fish in Vietnam Idle a Local Industry and Challenge the State

Lược dịch:

No comments:

Post a Comment