Tuesday, September 22, 2015

Bài học từ vụ sập nhà ở Hà Nội?

Theo BBC-2 giờ trước
Image copyrightdatleanh
Image captionVụ sập nhà ở phố Trần Hưng Đạo ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vụ sập ngôi biệt thự thời Pháp ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sau một trận mưa lớn có nguyên nhân từ vấn đề 'quản lý' và 'duy tu, bảo dưỡng' các ngôi nhà có độ 'nguy hiểm cao', theo ý kiến một cựu quan chức ở Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 22/9/2015, ngay sau sự cố ngôi nhà ở phố Trần Hưng Đạo bị sụp đổ, Tiến sỹ Đặng Dương Bình, nguyên Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Tài Nguyên của cơ quan trên nói.
"Ở Hà Nội hiện nay có việc là đang bảo tồn, thứ nhất là bảo tồn khu phố cổ, cũng như bảo tồn các khu phố mới, các khu phố như Trần Hưng Đạo gọi là khu phố mới.
"Trong đó có những giá trị về mặt kiến trúc, thí dụ như kiến trúc từ thời Pháp chẳng hạn.
"Thế nhưng bảo tồn hiện nay đang gặp phải thách thức, tức là lịch sử để lại, người dân người ta vẫn đang ở tại đấy.
"Trong khi đó, muốn duy tu bảo tồn, thứ nhất phải có kinh phí, thứ hai là phải sắp xếp lại những nhà, những diện tích khác cho người dân người ta có thể di chuyển.
"Cho nên dạng đó dẫn đến tình trạng là nhiều ngôi nhà không được bảo tồn, hay là được bảo dưỡng, thì gặp thời tiết bất lợi như thế này, rất dễ dẫn đến sự cố giống như việc vừa xảy ra ở phố Trần Hưng Đạo," Tiến sỹ Bình nói.

Tỷ lệ nhà nguy hiểm?

Được hỏi, đâu là tỷ lệ của những ngôi nhà thuộc dạng 'nguy hiểm' cần xử lý để tránh trường hợp như ngôi biệt thự ở phố Trần Hưng Đạo, của Hà Nội, Tiến sỹ Đặng Dương Bình nói:
"Những cái nhà trước đây thuộc nhà nước quản lý mà cho thuê, sau đó bán đi một phần, bán hóa giá, bán lại cho người dân, người thuê, còn lại vẫn còn một tỷ lệ là khá, tương đối, không phải là ít, giá các nhà thì lại không cao.
"Ngay cả những ngôi nhà chúng tôi ở đây, ngay gần ở phố Trần Hưng Đạo đây thôi, trong xóm Hạ Hồi chẳng hạn, thì có những biệt thự thường thường đa số tuổi thọ của nó là xây từ những năm 1940.
"Có nghĩa là nó cũng phải đến bảy, tám chục năm rồi, cái duy tu đầu tiên là duy tu bảo dưỡng hàng năm là cũng kém, bởi vì trước đây giá thuê nhà bao cấp, tiền thuê nhà không thể đủ để bảo dưỡng và cho thuê nhà cho thật tốt, thật đảm bảo.
"Thế thì đã lâu năm, lại bảo dưỡng kém, cộng với hiện nay người ở, điều kiện họ vẫn không phát triển được, cho nên nhiều khi họ có các cơi nới, tăng thêm cái nọ, cái kia... sửa chữa lại, đôi khi động chạm đến cả những kết cấu.
"Tất cả những cái đó dẫn đến đe dọa chất lượng, hay là mức độ nguy hiểm của một số ngôi nhà, có những ngôi nhà người ta quản lý, thì họ có phân loại hàng năm và cũng có nguồn ngân sách bảo dưỡng, sửa chữa, hoặc là cải tạo lớn, hoặc là phải xây dựng lại, ví dụ như thế.
"Cái đó hàng năm người ta theo các công ty nhà của nhà nước, gọi là công ty quản lý kinh doanh nhà người ta quản lý, thế còn nhà tư nhân thì hiện nay không có, thì hoàn toàn không có ai quản lý, trừ những chủ nhà, gia đình nào có điều kiện, thì họ tự động sẽ thuê để sửa chữa...
"Thế còn không có điều kiện thì họ cứ để đấy, thì cái đó tôi cho là cái cũng rất là đe dọa rất nhiều," TS. Đặng Dương Bình nói.
Cũng hôm thứ Ba, Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện bình luận với BBC về vụ sập nhà. Ông nói:
"Chuyện mưa lớn có thể là ngẫu nhiên thôi, còn có thể do ngôi nhà đó đã quá cũ nát rồi.
"Tôi nghĩ là sau sự kiện này, thành phố nên cho rà soát lại," nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói.

No comments:

Post a Comment