Chủ Nhật, 12/07/2015 - 07:41
Như mọi lần, Bắc Kinh nói rằng sự sụp đổ thị trường chứng khoán cực nhanh với mức độ thiệt hại nghiêm trọng đang xảy ra tại nước họ là do “thế lực thù địch nước ngoài”.
Trong thực tế vài năm gần đây, “thế lực thù địch nước ngoài” là cách giải thích duy nhất cho nhiều sự kiện chính trị-kinh tế bất ổn tại Trung Quốc.
Người Trung Quốc vỡ mộng làm giàu trên sàn chứng khoán.
Trong thực tế, việc bốc hơi 3,5 ngàn tỉ USD từ thị trường chứng khoán Trung Quốc (hơn tổng giá trị thị trường chứng khoán Ấn Độ) có nguyên nhân nội tại như được phân tích từ Wall Street Journal (9-7-2015). Bài trên tờ này viết: Bơm phồng thị trường chứng khoán là trọng tâm của chính sách kinh tế nhằm nhanh chóng đạt được “giấc mơ Trung Quốc”.
Các đại công ty được giãn nợ, doanh nghiệp nhà nước thi nhau lên sàn, người người nhà nhà lao vào cơn lốc làm giàu cực nhanh bằng cổ phiếu. Chỉ trong thời gian cực ngắn, thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu “lên đồng”.
Nhiều người nghèo sẵn sàng bán nhà để chơi chứng khoán. Tuy nhiên, nhà nước không đủ kinh nghiệm tài chính chứng khoán để quản lý. Họ yếu đến mức không thể nhận ra những dấu hiệu cơ bản của một thị trường bong bóng.
Cách Bắc Kinh đối phó khi sự sụp đổ xảy ra càng cho thấy họ thiếu quá nhiều kiến thức tài chính trong xử lý khủng hoảng. Và rồi, như một phản xạ, báo chí và diễn đàn xã hội, một lần nữa lại chỉ ra tức thời thủ phạm duy nhất là “thế lực thù địch nước ngoài”!
Với cách đổ lỗi này, quả bóng trách nhiệm đã tạm đẩy sang một góc khác.
Theo Mạnh Kim/Pháp luật TPHCM
No comments:
Post a Comment