- Cứ thấy chỗ thoáng là chen lên, chả cần biết mình đang đi ngược chiều, lấn đường của người khác, không tắc mới là lạ!
Cần nghiên cứu xã hội học về thực trạng giao thông của Hà Nội, nghiên cứu quy mô dân số trong đô thị để đưa ra giải pháp phù hợp. Cần di dời trường học, nhà máy ra khu vực ngoại thành. Cần mở rộng thêm đường xá. Cần xây thêm cầu vượt. Cần tăng thuế để hạn chế mua xe ô tô…Có nghĩ thêm trăm giải pháp nữa mà ý thức tham gia giao thông của dân mình vẫn kiểu “hai con dê qua cầu” thì đường vẫn sẽ tắc kinh niên! Không thể không nói văn hóa đi đường của người Việt kém nhất thế giới?
Mưa tắc đã đành, chẳng ai chịu nhường ai, cứ lao vào nhau mà đi. |
Tôi có cảm giác là cứ mỗi lần mưa, khoác lên người chiếc áo mưa chùm kín cả mặt mũi, là lúc người ta bộc lộ rõ nhất “phần con” của mình. Có lẽ họ nghĩ lúc này sẽ chẳng ai nhìn rõ mặt mình nên họ sẵn sàng lao vào nhau tìm đường đi, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều. Hễ ai quyết giữ “phần người”, dừng đèn đỏ là ăn chửi. Thấy người đi ngược chiều góp ý cũng bị ăn chửi. Thế đấy, muốn làm người lương thiện rất khó khi xung quanh cả một bầy kền kền hung dữ.
Không chỉ ý thức kém, người Việt mình cũng rất kém trong việc quản lý thời gian, tổ chức cuộc sống cá nhân. Đáng ra trời mưa thì phải hiểu là sẽ ngập, sẽ đông, khả năng lớn sẽ tắc đường. Cần tính toán lộ trình, thấy cung đường nào hay tắc thì tránh ra, tìm đường khác thoáng hơn, dù vòng vèo chút cùng được. Thời gian khởi hành cũng căn cho phù hợp. Nếu đi làm xa, giờ giấc yêu cầu chỉnh chu thì nên dậy sớm, đi sớm hơn thường ngày. Nếu giờ giấc du di được thì đợi ngớt mưa, tránh giờ cao điểm ra. Đằng này, cứ đúng giờ ấy cùng nhau lao ra đường thì hỏi sao mà đông, mà tắc!
Nói tóm lại là tắc đường, đi làm muộn đừng đổ lỗi cho mưa gió. Mưa gió là hiện tượng tự nhiên, cả thế giới cùng ảnh hưởng. Nhưng sao người Nhật, người Mỹ, người Hàn chả bao giờ lấy lí do mưa để đi làm muộn. Còn mình cứ mưa cái là công sở hoang tàn, đầu tóc rối bù, muộn giờ cả tiếng. Do đâu? Do mình chứ do đâu.
Anh Quân(bài viết thể hiện quan điểm của độc giả)
No comments:
Post a Comment