Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố phá giá đồng bạc thêm 1% và đây là lần thứ hai trong vòng bảy tháng qua- RFA files
Mới đây Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố phá giá đồng bạc thêm 1% và đây là lần thứ hai trong vòng bảy tháng qua Việt Nam phá giá đồng tiền của mình. Động thái phá giá này nói lên điều gì? Mặc Lâm có cuộc phỏng vần TS Lê Đăng Doanh nguyên Cố vấn kinh tế cho Bộ KHĐT, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương để tìm hiểu thêm vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa TS các chuyên gia kinh tế cho rằng đồng tiền châu Á nói chung đã suy yếu so với đồng đô la trong sáu tháng qua do giả định rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu nâng lãi suất trong năm nay. Như vậy việc phá giá đồng bạc VN có nằm trong lý thuyết này hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Đồng bạc Việt Nam đã được ổn định so với đồng Đô la trong năm 2014. Mức ổn định đó căn cứ trên viêc chỉ giảm giá đồng bạc 2% so với mức lạm phát trung bình cả năm là 4%. Nếu cộng thêm với mức độ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong những năm trước đây thì các nhà kinh tế tính toán rằng tiền đồng Việt Nam thực sự đã lên giá so với đồng đô la tới 30% và điều này thực sự gây khó khăn cho xuất khẩu tại Việt Nam.
Chúng ta thấy xuất khẩu của các mặt hàng do doanh nghiệp trong nước sản xuất ra chứ không phải là mặt hàng gia công nhập khẩu từ bên ngoài vào thì đã có những khó khăn khá lớn. Như vậy cho nên việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm giá đồng tiền VN 1% trong những ngày đầu năm của 2015 là một điều có thể hiểu được, không có gì đáng lo ngại lắm.
Điều đáng lo ngại là VN đang nợ nước ngoài khá nhiều. Nếu giảm giá đồng bạc Việt Nam thì Việt Nam phải chi tiêu thêm nhiều hơn để trả nợ nước ngoàiTS Lê Đăng Doanh
Điều đáng lo ngại là VN đang nợ nước ngoài khá nhiều. Nếu giảm giá đồng bạc Việt Nam thì Việt Nam phải chi tiêu thêm nhiều hơn để trả nợ nước ngoài. Còn tác động đối với xuất khẩu theo tôi thì chỉ tác động với tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước còn nếu như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì họ nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu vào rồi lắp ráp ở Việt Nam thì tỷ lệ giá trị gia tăng tương đối thấp vì vậy cho nên tác động trực thuộc đối với xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là hạn chế.
Mặc Lâm: Việc phá giá lần thứ hai này có liên quan gì đến yếu tố xuất khẩu dầu của Việt Nam hay không vì nền công nghiệp này đóng góp vào GDP rất lớn. Thưa TS?
TS Lê Đăng Doanh: Việc giảm giá dầu chắc chắn đã ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu ngân sách của Việt Nam và điều này Bộ Tài chính đã có công bố nhiều lần. Vấn đề ở đây là việc giảm giá dầu đó đồng thời nó cũng giảm giá các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu như xăng, chất dẻo, phân đạm, như sợi polyester các sản phẩm này đều sản xuất từ dầu lửa cho nên nếu như các sản phẩm đó cũng giảm giá thì tác động với nền kinh tế Việt Nam sẽ tích cực hơn. Vì vậy tôi nghĩ giá dầu giảm sẽ có mặt tích cực cho nền kinh tế và có thể sẽ tích cực đối với sức mua của người dân. Xăng hạ người dân có thể dùng khoản tiền tiết kiệm đó để chi cho các khoản khác.
Tôi nghĩ giá dầu giảm sẽ có mặt tích cực cho nền kinh tế và có thể sẽ tích cực đối với sức mua của người dân. Xăng hạ người dân có thể dùng khoản tiền tiết kiệm đó để chi cho các khoản khácTS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Vâng, TS vừa nói mặt tích cực trong việc sản xuất và chi tiêu của người dân khi giá xăng giảm mạnh vậy thì việc phá giá đồng tiền lần này có ý nghĩa gì nữa thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Đối với việc giảm giá đồng bạc trong tình hình hiện nay thì nó cũng đáp ứng yêu cầu cụ thể của thị trường. Cuối năm thì các doanh nghiệp phải kết toán các hoạt động cho nên họ có nhu cầu mua đô la nhiều hơn và điều ấy thường đem đến cái giá đô la trên thị trường tự do tăng mạnh cho nên sau khi Ngân hàng có điều chỉnh tỉ giá thì ngay lập tức giá đô la cũng đã nâng lên một mức mới. Tôi nghĩ rằng diểu đó cho thấy việc điều chỉnh 1% đối với nền kinh tế Việt Nam không gây ra tác động gì lớn đối với lạm phát cũng như không gây ra biến động lớn đối với kinh tế vĩ mô
Mặc Lâm: Thưa TS đồng tiền phá giá là hình thức chống lạm phát, trong trường hợp này xin cho biết có phải kinh tế VN đang đi vào giai đoạn trì trệ, Sau khi đã phát triển trong mấy năm qua?
Trong tình hình hiện nay thì không thể nào có biện pháp để làm vừa lòng tất cả mọi người. Giảm giá đồng bạc 1% thì có nghĩa là nợ sẽ tăng thêm 1%. Điều ấy cũng đáng lo ngại nhưng theo tôi thì không đến nỗi phải lo ngại một cách quá đángTS Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh: Không. Việt Nam hồi gần đây tăng trưởng trở lại rất mạnh mẽ. Năm 2014 đã tăng trưởng gần 6%. Tôi nghĩ rằng hiện nay không có một dấu hiệu gì cho thấy Việt Nam đang đi vào giai đoạn trì trệ. Hy vọng sắp tới đây chính phủ sẽ đẩy mạnh công cuộc cải cách và tôi hy vọng rằng nền tảng của nền kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Cái việc điều chỉnh tỷ giá này nó cũng góp phần làm cho các biến động của thị trường và sức ép đối với các ngân hàng được ổn định hơn thôi chứ tôi nghĩ rằng không có gây ra khó khăn gì lớn.
Mặc Lâm: Như TS đã nói là phá giá đồng bạc sẽ gây thêm mối lo ngại vể trả nợ nước ngoài vì nợ sẽ tăng theo việc phá giá. Theo TS ông có đề nghị gì giảm bớt gánh nặng nợ công khi đồng bạc mất giá?
TS Lê Đăng Doanh: Trong tình hình hiện nay thì không thể nào có biện pháp để làm vừa lòng tất cả mọi người. Giảm giá đồng bạc 1% thì có nghĩa là nợ sẽ tăng thêm 1%. Điều ấy cũng đáng lo ngại nhưng theo tôi thì không đến nỗi phải lo ngại một cách quá đáng. 1% không phải là điều gì ghê gớm nếu như so với trước đây Việt Nam đã trải qua các biến động lớn hơn 1% nhiều.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn ông
No comments:
Post a Comment