Wednesday, November 5, 2014

Tăng lương tối thiểu có ổn định cuộc sống người lao động?

000_Hkg2503254-622.jpg
Một công nhân của hãng Piaggio tại khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, ảnh chụp trước đây.AFP PHOTO / AUDE GENET
Chân Như, phóng viên RFA 2014-11-05
Vấn đề lương bổng, thu nhập luôn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi đó là nguồn thu của mỗi cá nhân nhằm tái tạo lại sức lao động và phục vụ các mục đích chi dùng khác. Thời gian vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất phương án tăng lương tối thiểu khối doanh nghiệp lên 15,1% so với năm 2014 để trình thủ tướng chính phủ xem xét. Dự kiến lương mới sẽ áp dụng vào đầu năm 2015. Việc nâng lương này sẽ có tác động như thế nào đến thực tế và mức độ ảnh hưởng của nó đến chi tiêu của người lao động sẽ là 2 mối quan tâm của tất cả mọi người dân. Đây cũng chính là đề tài của Diễn đàn bạn trẻ kỳ này. Cùng với sự tham gia chia sẻ của Bạch Hồng Quyền, Paulo Thành Nguyễn và Trang Lê.

Chỉ đủ chi tiêu hạn hẹp?

Chân Như: Theo các bạn, với mức chi phí sinh hoạt, giá cả các mặt hàng tiêu dùng và tình trạng lạm phát của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì mức thu nhập của đại bộ phận người lao động có đủ cho trang trải trong cuộc sống hay không?
Paulo Thành Nguyễn: Nói về chi phí tiền lương và đủ trang trải hay không nó cũng tùy chi tiêu của mỗi người. Thông thường, theo như Thành thấy mức chi tiêu gọi là hạn hẹp trong vấn đề hằng ngày phải rất là khó khăn vật vã thì mức sống mới đủ. Như những trường hợp Thành biết, để mà chỉ tiêu dư được một ít thì thông thường những người công nhân với mức lương như vậy họ phải gởi gạo từ ngoài quê vào họ ăn. Như vậy thì may ra mới dư, chứ nếu chỉ tiêu hằng ngày với mức lương trước đó là 2 triệu mấy thì hoàn toàn không đủ với mức sống mà mình sống ở miền Nam. Những chi tiêu để đủ thì thông thường là họ đi chợ vào những giờ chiều vì thông thường giá chợ rẻ hơn chợ sáng do thức ăn ế buổi sáng chợ giao không hết thì họ tập trung giao vào buổi chiều. Chất lượng sống của họ giống như chất lượng sống của công nhân hạng hai vì họ phải ăn những đồ ế, những đồ ôi thiu những đồ cá bị ươn và thịt bị nâu. Chỉ với kiểu sống như vậy mới đủ.
Chất lượng sống của họ giống như chất lượng sống của công nhân hạng hai vì họ phải ăn những đồ ế, những đồ ôi thiu những đồ cá bị ươn và thịt bị nâu. Chỉ với kiểu sống như vậy mới đủ.
-Paulo Thành Nguyễn
Trang Lê: Theo kinh nghiệm của Trang thấy ở những nước kinh tế bấp bênh giữa giòng như ở Việt Nam, thì việc tăng lương chỉ là một biện pháp để đối phó, chỉ có thể chạy theo vật giá, chứ không thể ổn định được mức sống của người lao động.
Bạch Hồng Quyền: Theo em thì với chuyện lạm phát như hiện nay thì giá tất cả mặt hàng tiêu dùng nó tăng theo. Đối với mức lương hiện nay của người lao động, theo em, thì không thể đủ để chi phí cho những sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như em đây, từ những chuyện đi làm, tiền lương, chi phí hàng ngày, tiền điện nước, các thứ, làm sao để đủ tiền sinh hoạt hằng ngày.
Chân Như: Mới đây, Hội đồng tiền lương quốc gia đưa ra đề xuất về việc nâng mức lương cơ bản dựa trên tình hình thực thực tế hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người hồ nghi bởi lương tăng 1 đồng thì giá cả hàng hóa trên thị trường tăng lên vài đồng. Việc đưa ra mức nâng lương như vậy, họ đã tính đến các hệ quả kèm theo sau khi tăng lương hay không?
Paulo Thành Nguyễn: Theo em thấy vấn đề tăng lương lúc đầu nghe có thể là một tín hiệu tích cực giống như là họ truyền một thông điệp tích cực đến cho tầng lớp lao động hiện nay mà chiếm khá đông ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, khi đi vào chi tiết tiền lương, vẫn còn bộc lộ lên những điểm yếu kém của vấn đề. Thứ nhất, đối với vấn đề về lạm phát thì giống như là họ đẩy gánh nặng đó về cho doanh nghiệp.. Cái thứ hai là vấn đề tiền lương không đuổi kịp lạm phát và chính vì vậy khi tiền lương tăng thì nhiều người cũng lo lo lắng là lạm phát sẽ tăng theo. Nhất là những chi phí trong vấn đề bảo hiểm này kia đi kèm sẽ tăng và bên cạnh đó nó sẽ dẫn đến một vấn đề là nguy cơ người lao động thất nghiệp. Điều này có thể xảy ra vì khi mức lương tăng trong thời điểm kinh tế Việt Nam đang đi xuống như vậy, một mặt nhà nước muốn tăng lương để tạo tín hiệu tích cực cho người dân, nhưng thực tế nó đi trái với quy luật tự nhiên của kinh tế. Nếu một nền kinh tế lạm phát cao và đang trong giai đoạn suy thoái như vậy mà tăng lương thì nó sẽ dẫn đến vấn đề người lao động sẽ bị mất việc và những người chủ sử dụng doanh nghiệp sẽ bị cân nhắc tại vì nó sẽ đội các chi phí lên rất là cao. Vấn đề tăng lương chỉ được một chỗ là nó báo hiệu những tín hiệu tích cực ở bề mặt thôi còn bên trong ẩn chứa nhiều rủi ro và nhất là những vấn đề yếu kém và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân.
Bạch Hồng Quyền: Theo em nghĩ thì chuyện đấy họ có thể tính được, nhưng vấn đề là những người lao động cần có một cái gì đó để ổn định cuộc sống hàng ngày. Vì bây giờ tăng giờ làm mà tiền lương vẫn không tăng theo cái sức mình bỏ ra thì theo em nghĩ cần phải có một cái gì đó để đảm bảo rằng cuộc sống của người công nhân và người lao động ổn định
Trang Lê: Theo em nghĩ trên thực tế bây giờ Việt Nam mình hiện đang mắc nợ rất nhiều và đến lúc phải trả nợ. Vì vậy, ngân sách thu chi hiện giờ không cân bằng nên chưa chắc nhà nước đã có đủ tiền để thực hiện việc tăng lương giống như họ đã nói. Và tăng lương trong trường hợp này chỉ có thể kéo vật giá lên cao hơn, bởi vậy đời sống sẽ bị hạ thấp xuống và họ có thể chưa đo lường được những hệ quả đi kèm theo.

Công nhân không được đối xử công bằng

Chân Như: Dựa vào tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, ngoài vấn đề lương – thu nhập, thì theo các bạn, còn có điều gì khác nữa tác động đến đời sống của người lao động?
000_Hkg2145272-400.jpg
Công nhân xây dựng tại TPHCM, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.
Paulo Thành Nguyễn: Em nghĩ vấn đề lớn nhất vẫn là họ thiếu niềm tin vào cuộc sống và mất đi định hướng ý chí cầu tiến. Cuộc sống lao động quanh năm suốt tháng chỉ chạy theo đồng lương mà vốn dĩ cuộc sống có nhiều thứ phải lo toan. Cuối cùng, vấn đề đi làm là để có đồng tiền để mà chi, trang trải cuộc sống và quan trọng nhất là để xây dựng cuộc sống mỗi ngày mỗi tăng trưởng cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đời sống công nhân lại mỗi lúc mỗi nghèo đi. Chính cái nghèo vật chất quanh năm suốt tháng nên người lao động cũng quanh quẩn suốt trong vấn đề tiền lương không thoát ra khỏi được vấn đề này. Do đó mà họ bị nghèo đi trong đời sống tinh thần. Theo mình nghĩ, cái quan trọng nhất là đời sống tinh thần mà mỗi ngày nó mỗi bị nghèo đi nên dẫn đến ý chí phấn đấu của họ trong cuộc sống bị giảm sút đi nhiều. Em nghĩ, cái nghèo vật chất lâu ngày dẫn đến cái nghèo về ý chí. Chính vì vậy mà dẫn đến niềm tin trong cuộc sống, trong mọi thứ nó trở nên khó khăn hơn.
Bạch Hồng Quyền: Theo em nghĩ, cái tác động lớn nhất đến đời sống người lao động là việc đối xử của các chủ doanh nghiệp đối với người lao động, công nhân không được công bằng. Khi người chủ doanh nghiệp và chủ công ty lớn thuê công nhân làm, họ luôn luôn ngược đãi làm sao bóc lột được sức lao động của những người lao động và cụ thể là mức lương trả không phù hợp với sức lao động.
Trang Lê: Theo em, hai bạn đã nói khá đầy đủ rồi. Em chỉ xin nói thêm là người lao động Việt Nam hiện nay họ có một tâm lý khá an phận. Thành ra ngoài mong ước có được một việc làm ổn định nói chung và một thu nhập nói riêng để có thể trang trải với lại chi phí trong gia đình, thì hầu như họ không có lưu tâm đến những vấn đề khác ví dụ như là chính trị hay là những cái tác động khác trong môi trường.
Chân Như: Với các bạn, những người đi làm công ăn lương thì những nguyện vọng rất cơ bản của các bạn cũng như đại đa số người lao động hiện nay là gì?
Cái tác động lớn nhất đến đời sống người lao động là việc đối xử của các chủ doanh nghiệp đối với người lao động, công nhân không được công bằng.
-Bạch Hồng Quyền
Paulo Thành Nguyễn: Em nghĩ phần đông thì họ vẫn nghĩ cách làm sao để cho đủ sống và có thể làm dư được chút xíu để để dành. Mỗi người mỗi dự tính nhưng thông thường, họ luôn mơ ước làm sao khi còn đi làm thì tích lũy đủ một khoản tiền để khi lớn tuổi không có việc làm thì lấy khoản tiền đó ra để sống. Em nghĩ, thông thường, đời sống hiện nay của người lao động nói chung họ chỉ nghĩ tới mức đó. Họ không có thời gian, không có thêm một động lực nào để suy nghĩ về những giá trị nào khác cao hơn.
Bạch Hồng Quyền: Nguyện vọng hiện nay của em cũng như những người lao động là muốn có một sự bảo vệ của một cơ quan hoặc một tổ chức nào đó mà hợp pháp để bảo vệ người lao động.Những người công nhân không bị ép buộc tăng giờ làm. Nói chung là những chuyện như là bóc lột sức lao động của người công nhân và người lao động.
Paulo Thành Nguyễn: Em thì luôn mong là Việt Nam có một đơn vị, một tổ chức nào thật sự lo cho người lao động. Cuộc sống của người lao động hiện nay tại Việt Nam rất khổ và liên đoàn lao động hiện nay hoạt động gần như không đem lại lợi ích nào thiết thực cho họ. Theo em rất cần những việc như Việt Nam hội nhập với những tổ chức xã hội dân sự và nhất là tham gia về vấn đề nhân quyền. Đặc biệt nên để cho những tổ chức dân sự độc lập bảo vệ về quyền lợi lao động. Các tổ chức này có thể hoạt động một cách tự do đề họ có thể nắm bắt được những nhu cầu và những khả năng mà họ có thể hỗ trợ cho những người lao động. Em hy vọng rằng sẽ có những tổ chức như vậy để giúp đỡ và hỗ trợ thêm cho những người lao động Việt Nam hiện nay.
Trang Lê: Điều em băn khoăn đó là có một số công ty nước ngoài chưa đối xử công bằng với người lao động Việt. Phần lớn, họ vẫn phải chịu đựng, bởi vì họ sợ mất việc. Cho nên đúng như lời của bạn Thành nói mình rất mong muốn có một cơ quan nào đó đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động; Nhất là những lúc quyền lợi của người lao động chưa được xem xét thì mình chỉ muốn có ai đó đứng ra bảo vệ cho họ thôi.
Bạch Hồng Quyền: Thật ra với một đất nước độc tài xã hội chủ nghĩa như Việt Nam thì theo em nghĩ, ước vọng đó rất khó thực hiện được. Ví dụ như Công đoàn Độc lập mà bên chị Đỗ Thị Minh Hạnh thực hiện luôn bị chính quyền cộng sản Việt Nam tìm cách phá và tìm cách không cho công đoàn độc lập phát triển. Vì vậy, em nghĩ nguyện vọng của người lao động Việt Nam cũng như là nguyện vọng của em thì khó thực hiện được ở cái đất này. Thực ra cần có một sự thay đổi về chính quyền. Nếu như người dân Việt Nam mình vẫn cứ thờ ơ, cứ im lặng như thế này thì không riêng gì những người lao động, nông dân và những người công nhân mà cả các em học sinh, những người sinh viên nói chung và tất cả những người dân trên đất nước Việt nam này nói chung thì thật sự khó có thể có một sự thay đổi nào với một chính quyền độc tài như thế này.
Chân Như: Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.

1 comment:

  1. TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
    NHÂN VẬT SỐ MỘT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
    Hộp thư spam nay đã có 4583 số lần xem trang.

    ReplyDelete