Monday, September 29, 2014

Báo Mỹ: "Dẹp loạn" Tân Cương, hay chuyện TQ dùng dầu chữa cháy

Hải Võ | 29/09/2014 07:10


New York Times phân tích chính sách bạo lực tại Tân Cương là nguyên nhân khiến mâu thuẫn dân tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Trung Quốc ngày càng diễn biến tồi tệ.

Bài phân tích của Nicholas Bequelin - chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Dự án quan sát nhân quyền Châu Á - đăng tải trên trang New York Times tiếng Trung ngày 26/9 cho rằng, một số chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Tân Cương và người Duy Ngô Nhĩ đang gây ra những hiệu ứng ngược.
Bài viết nêu lên một vụ việc đang được chú ý trong thời gian gần đây, đó là bản án chung thân dành cho nhà kinh tế học người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti.
Học giả Ilham Tohti vừa bị Bắc Kinh tuyên án chung thân vì đã góp ý với chính phủ về chính sách Tân Cương của Bắc Kinh. Ảnh: AP / Andy Wong.
Học giả Ilham Tohti vừa bị Bắc Kinh tuyên án chung thân. Ảnh: AP / Andy Wong.
Phán quyết này của chính quyền Bắc Kinh đã vấp phải sự chỉ trích của phương Tây và có khả năng khiến Trung Quốc lún sâu vào vòng luẩn quẩn xoay quanh vấn đề Tân Cương.
Bequelin cho hay, ông Ilham Tohti là giáo sư kinh tế thuộc Đại học Dân tộc Trung ương tại Bắc Kinh. Ông Tohti bị phán quyết với tội danh “kích động ly khai, hận thù chủng tộc và kích động bạo lực”. Ông Bequelin phân tích, tội danh trên thường nhằm vào những đối tượng không phải người Hán và phê bình chính sách dân tộc thiểu số của Bắc Kinh, ví dụ như người Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ hay Tây Tạng.
Theo ông Bequelin, các vụ bạo lực ngẫu nhiên phát sinh đã trở thành một phần cuộc sống tại Tân Cương, tuy nhiên cuộc bạo động lớn nổ ra hồi tháng 7/2009 tại Thủ phủ Urumqi của tỉnh Tân Cương được cho là đã vượt qua mọi ranh giới từ trước tới nay.
Vào thời điểm đó, người Duy Ngô Nhĩ tiến hành hoạt động kháng nghị ôn hòa, kêu gọi chính phủ điều tra những bất công mà bọn họ phải chịu. Nhà nghiên cứu Bequelin nhận định, chính hành động trấn áp của chính quyền đã khiến hoạt động trên chuyển thành bạo động khiến hàng trăm người thiệt mạng, trong đó phần lớn là người Hán.
Lực lượng an ninh của Trung Quốc tại Urumqi, Tân Cương hồi năm 2013. Ảnh: DW.
Lực lượng an ninh của Trung Quốc tại Urumqi, Tân Cương hồi năm 2013. Ảnh: DW.
Nicholas Bequelin cho rằng, chính sách của chính quyền Bắc Kinh không đem lại hiệu quả. Kể từ năm 2009 tới nay, tình trạng bạo lực vẫn gia tăng, ngày càng có nhiều người Duy Ngô Nhĩ có thái độ cực đoan và trả thù mọi vấn đề liên quan đến người Hán. Đồng thời, cách thức chống đối của người Duy Ngô Nhĩ cũng được ghi nhận là ngày càng nguy hiểm, thường là có tính chất tự sát cao, ví dụ như lái xe đâm vào đám đông, xách dao chém du khách người Hán, quăng lựu đạn hay sát hại quan chức và cư dân người Hán.
Đặc biệt, chuyên gia Nicholas Bequelin đề cập tới tác dụng của mạng internet trong phương diện hỗ trợ hoạt động bạo lực của người Duy Ngô Nhĩ. Theo ông Nicholas, mạng internet giúp những người vốn mang tâm lý bất mãn, nay có cơ hội tiếp xúc với những kiểu tư tưởng thánh chiến vốn nhan nhản trên mạng. Có những website mượn danh Hồi giáo để chống phá, cung cấp “giáo trình thực hiện thánh chiến”, đồng thời “lăng-xê” theo hướng thần thánh hóa các phần tử thánh chiến trên thế giới.
Đặc nhiệm Báo Tuyết, lực lượng chống khủng bố của Trung Quốc.
Đặc nhiệm Báo Tuyết, lực lượng chống khủng bố của Trung Quốc.
Nicholas Bequelin cho rằng, phương thức “lấy cứng chọi cứng” của Bắc Kinh là lợi bất cập hại. Cho tới nay, thực tế Bắc Kinh chưa phải đối mặt với các cuộc chống đối có tổ chức của người Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, việc xem mọi người dân Duy Ngô Nhĩ như nghi phạm rất có khả năng sẽ khiến tình trạng phân hóa giữa người Hán và Duy Ngô Nhĩ trở nên tồi tệ hơn.
Trung Quốc tăng cường an ninh tại Côn Minh sau vụ hơn 30 người bị hại tại ga tàu hỏa thành phố này. Ảnh: AFP.
Trung Quốc tăng cường an ninh tại Côn Minh sau vụ hơn 30 người bị hại tại ga tàu hỏa thành phố này. Ảnh: AFP.
Về phần mình, Trung Quốc cho rằng họ hoàn toàn làm đúng trình tự pháp luật khi công khai các thông tin liên quan đến phiên tòa xử ông Tohti.
Trang Wangyi (Trung Quốc) dẫn nguồn Tân Hoa Xã hôm 26/9 cho hay, trong phiên xét xử, ông Tohti đã bào chữa và phủ nhận các cáo buộc rằng các bài phát biểu mang tính học thuật của ông hoàn toàn không mang ý nghĩa ly khai quốc gia hay âm mưu tổ chức tập đoàn phạm tội.
Tân Hoa Xã khẳng định, bên nguyên và bên bị đã tiến hành đối chứng đầy đủ về tính hợp pháp và chân thực xoay quanh các vấn đề mấu chốt. Đặc biệt, Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng, ông Tohti cùng bên biện hộ cho mình đã được quyền phát biểu ý kiến trước tòa. Theo đó, công tố viên đã chỉ ra, học giả Ilham Tohi có quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp Trung Quốc, nhưng quyền lợi này không phải là tuyệt đối và không được phép lạm dụng.
Ilham Tohti bị buộc tội là đã công khai những báo cáo điều tra với số liệu giả dối, đồng thời sử dụng những số liệu này trong quá trình giảng dạy nhằm xây dựng dân ý giả mạo về "hình thức tự trị mức độ cao" - Tân Hoa Xã chốt lại.
Theo Đại Lộ


No comments:

Post a Comment