Hôm qua, tại quảng trường Maidan, địa điểm biểu tượng của phong trào dân chủ Ukraina, trước 5.000 người, Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Andrei Paroubyi khẳng định các đơn vị Nga bố trí tại vùng biên giới có thể tấn công « bất cứ lúc nào ». Cũng hôm qua, lần đầu tiên các lãnh đạo Phương Tây, như Thủ tướng Anh và Tư lệnh Nato, viên tướng Mỹ Philip Breedlove, cũng cùng chung lo ngại này. Theo Tư lệnh Nato, sự hiện diện của quân đội Nga tại vùng biên giới là « rất rất quan trọng » (chữ « rất » được nhấn mạnh hai lần).
Nga tấn công Ukraina ? Chỉ ông Putin có câu trả lời
Một số chuyên gia quân sự đã hình dung kịch bản của cuộc tấn công từ Nga. Theo think tank IHS, mục tiêu của Nga là kiểm soát trong vài ngày các thành phố được coi là thân Nga, như Donest, Kharkov, Kherson… Cảng Odessa cũng có thể là mục tiêu chiếm đóng của Matxcơva. Về mặt lý thuyết, Nga có thể huy động quân số gấp 6 lần Ukraina và nhanh chóng chiếm được một phần ba lãnh thổ của nước này, nhưng theo các chuyên gia, đánh chiếm thì dễ, nhưng để giữ được thì khó. Kịch bản Afghanistan trước đây, dẫn đến sự thất bại của Hồng quân, và sự sụp đổ của Liên Xô sau đó, rất có thể sẽ tái diễn. Việc Nga xâm lược Ukraina làm lo ngại khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ ba, tuy nhiên khả năng đụng độ quân sự trực tiếp Nga – Nato là không thể, với quy ước ngầm được tuân thủ tuyệt đối từ 42 năm nay, là « không bao giờ một quân nhân Nato bắn vào một quân nhân Nga và ngược lại ». Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Hoa Kỳ cung cấp tin tức tình báo và cố vấn cho Ukraina, nếu điều tồi tệ nhất xẩy ra.
Theo ước tính của Kiev, lực lượng này bao gồm 80.000 binh sĩ (20.000 theo Nato), với 170 máy bay và 400 xe bọc thép. Về phía Nga, nhiều lần Matxcơva bác bỏ khả năng Nga tấn công.
Tuy nhiên, theo Les Echos, sau việc Nga sát nhập Crimée – trong khi trước đó vẫn liên tục phủ nhận - thì khả năng Nga có tấn công Ukrain hay không trong thời gian tới chỉ có ông Vladimir Putin và ba hay bốn cộng sự thân cận nhất là biết rõ.
Bên cạnh nguy cơ bị xâm lược, Ukraina cũng đứng trước một đe dọa lớn khác từ phía Nga. Về chủ đề này, Le Monde có bài « Thể chế Liên bang, con ngựa thành Troia của chiến lược Nga tại Ukraina ».
Họp G7 : Obama và Châu Âu muốn gây áp lực lên Nga
Về tình hình tại chỗ ở Ukraina, Le Figaro có bài « Crimée : Hạm đội Ukraina đầu hàng ». Tuy nhiên, tâm điểm chú ý trong cuộc khủng hoảng Ukraina vẫn là chuyến công du sáu ngày của Tổng thống Barack Obama đến Châu Âu, về chủ đề này, đặc phái viên Le Figaro từ Washington gửi về bài « Barack Obama buộc phải ‘‘xoay trục’' một lần nữa về Châu Âu », với nhận định : Barack Obama mơ về Châu Á. Nhưng chính tại Châu Âu, ông đối đầu với thách thức mang tính chiến lược nhất trong nhiệm kỳ tổng thống. Vẫn theo Le Figaro, khó khăn nhất đối với Obama là thuyết phục Châu Âu có lập trường cứng rắn hơn, nếu Nga tiếp tục lấn tới.
Cũng về vấn đề này, Le Monde có hồ sơ mang tựa đề « Barack Obama đến trấn an các nước Châu Âu », cho thấy khủng hoảng Ukrain đã thay đổi hoàn toàn lịch trình của Tổng thống Mỹ. Trước Châu Âu đang bất an, Tổng thống Mỹ phải « tái khẳng định sự gắn bó của Hoa Kỳ với điều 5 của Hiến chương Nato, theo đó, việc một thành viên bị tấn công cũng có nghĩa là toàn khối bị tấn công ». Le Monde cho biết thêm, khi Hiến chương Nato được thông qua, tinh thần của điều 5 - cam kết thiêng liêng nhất của Hiến chương Nato – chưa được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
Báo Les Echos có bài đáng chú ý « Ukraina : Barack Obama lên tuyến đầu », đặc biệt chú ý đến cuộc họp bất thường của nhóm G7 tối nay tại La Haye, bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, nhằm chốt lại phản ứng của Phương Tây sau khi Nga thôn tính Crimée. Hội nghị G7 là giai đoạn đầu tiên trong chuyến công du của Obama tại Châu Âu, được coi như là một tín hiệu cảnh báo cho thấy sự cô lập của Nga. Cũng trong chuyến công du này, Hoa Kỳ sẽ tới Ả Rập Xê Út, số hai thế giới về dầu lửa, sau Nga.
Một "Ukraina mới" sẽ giúp cho sự ra đời "một Châu Âu thứ Ba"
Về cuộc khủng hoảng Ukrain với những căng thẳng leo thang, dường như không có triển vọng cho một giải pháp hòa bình, Le Monde đưa ra một góc nhìn quan trọng khác qua bài viết mang tựa đề « Hướng đến một Châu Âu thứ ba ? » của Georges Nivat, một chuyên gia Pháp về thế giới Slave. Ông Georges Nivat là một trong những người dịch Alexandra Soljenitsyne, và quảng bá văn học Nga. Trong số các tác phẩm của ông có « Nga-Châu Âu. Sự chấm dứt của cuộc phân liệt » (1993).
Chuyên gia về Nga và thế giới Slave đặt câu hỏi tình thế rất đáng quan ngại tại Ukraina và Crimée liệu có thể dẫn đến một cái nhìn mới về chính Châu Âu ?
Ghi nhận Ukraina bản thân là một quốc gia, sống giữa hai đế chế, hai thế giới, sở dĩ thống nhất được là nhờ văn hóa. Ukraina có một nền văn hóa kép, hai ngôn ngữ song hành (tiếng Nga và Ukraina), đây chính là điều khiến Ukraina thực sự là quốc gia « Châu Âu ». « Một nước Ukraina mới sẽ giúp cho chính chúng ta xây dựng được một Châu Âu mới ». Sau Châu Âu đầu tiên được khởi sự sau Thế chiến 2 (1945) và Châu Âu thứ hai, sau khi bức tường Berlin sụp đổ (1989). Một Châu Âu thứ ba – là sự mở rộng của hai Châu Âu trước -, nếu ra đời, sẽ bao gồm cả nước Nga.
Chính trong quá trình này mà Ukraina « sẽ có thể tìm thấy được sự thống nhất tinh thần/tâm linh, và tái hòa giải với Nga, vốn luôn gắn bó qua hàng triệu mối dây liên hệ giữa các gia đình, trong hai triệu người Ukraina làm việc tại Nga, trong tất cả các di sản chung».
Bầu cử Pháp : Vắng mặt kỷ lục, cánh tả thất thế và sự đột phá của phe cực hữu
Kết quả vòng một cuộc bầu cử địa phương ở Pháp diễn ra hôm qua, chủ nhật 23/03, là chủ đề chính của tất cả các nhật báo Pháp hôm nay. Tỷ lệ cử tri tham gia thấp ở mức kỷ lục, cánh tả bị mất nhiều phiếu, trong khi đó, đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia tạo được một số đột phá là một số nét lớn được nhiều tờ báo ghi nhận.
Xã luận mang tựa đề « Một sự thất bại đối với chính phủ » của la Croix nhấn mạnh « tỷ lệ vắng mặt kỷ lục khẳng định rằng, nhân dịp các bầu cử địa phương, cử tri Pháp muốn thể hiện khoảng cách của họ với một chính sách gây thất vọng của chính phủ, in đậm dấu ấn của các tranh luận chủ yếu là về mặt pháp lý, trong thời gian gần đây ».
« Một cuộc bỏ phiếu đầy thất vọng » là hàng tựa trang nhất tờ l’Humanité với nhận định việc các ứng cử viên cánh hữu chiếm được 45% ủng hộ, cánh tả 40%, là một cảnh cáo đối với Tổng thống Hollande. L’Humanité ghi nhận cánh cực hữu Mặt trân Quốc gia chiếm được nhiều thành phố, nhưng phần lớn các thị trưởng Mặt trận cánh Tả có khả năng tái đắc cử. Nhiều ứng cử viên Mặt trận cánh Tả dẫn đầu trong các cuộc đọ sức với các ứng viên đảng Xã hội.
Còn xã luận tờ thiên hữu Le Figaro, với tựa đề : « Sự trừng phạt khốc liệt », khẳng định « sự lên án rõ ràng » của đa số cử tri đối với đảng cầm quyền. « Đối với ông François Hollande, đây là sự cụ thể hóa một thất bại cá nhân và chính trị sau hai năm đắc cử, khiến ông ta ở vào một tình thế hết sức mong manh, vào giai đoạn ‘‘tái thúc đẩy’’ trong nhiệm kỳ 5 năm ». Le Figaro cũng lưu ý việc cử tri bầu nhiều cho phe cực hữu, cùng với tỷ lệ vắng mặt cao của cử tri… là một cảnh cáo không chỉ đối với đảng cầm quyền, mà cả đối với đảng đối lập UMP.
Về kết quả bầu cử nói trên, xã luận của nhật báo thiên tả Libération – mang tựa đề « Thất vọng » giải thích « những con số (cho thấy thắng lợi) lịch sử của Mặt trận Quốc gia (cực hữu) và số lượng cử tri vắng mặt gia tăng cuối cùng chỉ là các triệu chứng của một nền dân chủ ốm yếu. Các nhà chính trị nam và nữ, bất kể đảng phái nào cũng cần hiểu được thực tại này. Cánh tả, trước một thất bại với tầm mức ngoài dự kiến, sẽ phải tự chất vấn mình vì sao lại bị cử tri bác bỏ (…). Về phần cánh hữu, sẽ là sai lầm khi tự thỏa mãn với thành tích bề ngoài. Trong thời gian giữa hai vòng bỏ phiếu, mỗi đảng phái của nền Cộng hòa sẽ phải tự đối mặt với các trách nhiệm của mình. Đối với đảng đối lập UMP cũng như đảng cầm quyền PS, giờ có thể là lúc để mang lại cho các diễn văn chính trị một độ tin cậy nhất định ».
Đài Loan : Bất đồng về Hiệp định thương mại với Bắc Kinh gây khủng hoảng trong nội bộ Quốc dân đảng
Nhìn sang Châu Á, phong trào phản đối tại Đài Loan chống một hiệp định thương mại của chính quyền với Trung Quốc là đề tài được Le Monde chú ý qua bài lược thuật mang tựa đề «Ở Đài Bắc, các sinh viên chiếm Quốc hội nhân danh nền dân chủ ». Khoảng 20.000 người biểu tình bao vây tòa nhà Quốc hội, nơi hàng trăm người trẻ tuổi đang chiếm giữ bên trong. Cho đến nay, theo một nhà nghiên cứu Đài Loan, mục đích của phong trào gần như chủ yếu do sinh viên, giới đại học và các nghệ sĩ dẫn dắt này là đòi hỏi chính quyền tôn trọng các thủ tục mang tính dân chủ của bản hiệp định thương mại đang xúc tiến với Bắc Kinh.
Theo nhà nghiên cứu Stéphane Corcuff (thuộc CEFC - Trung tâm nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại, có cơ sở tại Đài Bắc), thì đối lập Đài Loan tại Quốc hội đã khởi sự cuộc phản kháng này trước khi phong trào phản kháng của sinh viên bùng nổ.
Quốc dân đảng – đảng cầm quyền tại Đài Loan – muốn phê chuẩn toàn bộ hiệp định mà không đưa ra tranh luận từng điều khoản một, đây là điều mà đối lập kiên quyết phản đối. Vấn đề này gây bất đồng sâu sắc trong chính nội bộ Quốc dân đảng : Chủ tịch Quốc hội Wang Jin-pyng (Vương Kim Bình) – cũng là thành viên Quốc dân đảng - từ chối gặp Tổng thống Mã Anh Cửu, vốn đang bị dư luận Đài Loan phản đối mạnh. Le Monde dự báo, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, có lập trường gần gũi với đối lập, sẽ có một vai trò chủ chốt trong cuộc xung đột hiện nay tại Đài Loan trong những ngày sắp tới.
Người mù sẽ có thể « nhìn » được bằng tai
Về y tế, bài « Những người mù có thể nhìn được bằng tai » trên Le Figaro cho hay, các nhà nghiên cứu Israel thuộc đại học Do Thái Jerusalem, đã thiết kế được một phần mềm tin học cho phép chuyển hóa được các thông tin thị giác thành âm thanh và nhạc điệu, cho phép người mù có được một ý niệm về môi trường xung quanh mình.
Về nguyên tắc, thực nghiệm này xuất phát từ khả năng của các loài cá heo hay dơi sử dụng các siêu âm để định vị thông qua tai của chúng. Hai nhà nghiên cứu Israel đã khai thác được khả năng tuyệt vời của bộ não, dùng một giác quan khác để kích hoạt các vùng vốn bình thường gắn với hệ thống thị giác.
Công nghệ mang tên « The Voice » của các nhà nghiên cứu Israel bao gồm trước hết việc chụp lại một hình ảnh bằng camera, rồi chuyển hóa thành nó thành âm nhạc nhờ các thuật toán. Sau đó người tham gia thực nghiệm được huấn luyện để chuyển các tín hiệu âm thanh thành các hình ảnh, từ đơn giản đến phức tạp. Cần phải hàng chục giờ tập luyện để có thể học được thứ ngôn ngữ cảm nhận mới này.Theo tạp chí khoa học Current Biology, nghiên cứu nói trên mở ra các viễn cảnh nhiều triển vọng cho những người khiếm thị.
Nga tấn công Ukraina ? Chỉ ông Putin có câu trả lời
Một số chuyên gia quân sự đã hình dung kịch bản của cuộc tấn công từ Nga. Theo think tank IHS, mục tiêu của Nga là kiểm soát trong vài ngày các thành phố được coi là thân Nga, như Donest, Kharkov, Kherson… Cảng Odessa cũng có thể là mục tiêu chiếm đóng của Matxcơva. Về mặt lý thuyết, Nga có thể huy động quân số gấp 6 lần Ukraina và nhanh chóng chiếm được một phần ba lãnh thổ của nước này, nhưng theo các chuyên gia, đánh chiếm thì dễ, nhưng để giữ được thì khó. Kịch bản Afghanistan trước đây, dẫn đến sự thất bại của Hồng quân, và sự sụp đổ của Liên Xô sau đó, rất có thể sẽ tái diễn. Việc Nga xâm lược Ukraina làm lo ngại khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ ba, tuy nhiên khả năng đụng độ quân sự trực tiếp Nga – Nato là không thể, với quy ước ngầm được tuân thủ tuyệt đối từ 42 năm nay, là « không bao giờ một quân nhân Nato bắn vào một quân nhân Nga và ngược lại ». Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Hoa Kỳ cung cấp tin tức tình báo và cố vấn cho Ukraina, nếu điều tồi tệ nhất xẩy ra.
Theo ước tính của Kiev, lực lượng này bao gồm 80.000 binh sĩ (20.000 theo Nato), với 170 máy bay và 400 xe bọc thép. Về phía Nga, nhiều lần Matxcơva bác bỏ khả năng Nga tấn công.
Tuy nhiên, theo Les Echos, sau việc Nga sát nhập Crimée – trong khi trước đó vẫn liên tục phủ nhận - thì khả năng Nga có tấn công Ukrain hay không trong thời gian tới chỉ có ông Vladimir Putin và ba hay bốn cộng sự thân cận nhất là biết rõ.
Bên cạnh nguy cơ bị xâm lược, Ukraina cũng đứng trước một đe dọa lớn khác từ phía Nga. Về chủ đề này, Le Monde có bài « Thể chế Liên bang, con ngựa thành Troia của chiến lược Nga tại Ukraina ».
Họp G7 : Obama và Châu Âu muốn gây áp lực lên Nga
Về tình hình tại chỗ ở Ukraina, Le Figaro có bài « Crimée : Hạm đội Ukraina đầu hàng ». Tuy nhiên, tâm điểm chú ý trong cuộc khủng hoảng Ukraina vẫn là chuyến công du sáu ngày của Tổng thống Barack Obama đến Châu Âu, về chủ đề này, đặc phái viên Le Figaro từ Washington gửi về bài « Barack Obama buộc phải ‘‘xoay trục’' một lần nữa về Châu Âu », với nhận định : Barack Obama mơ về Châu Á. Nhưng chính tại Châu Âu, ông đối đầu với thách thức mang tính chiến lược nhất trong nhiệm kỳ tổng thống. Vẫn theo Le Figaro, khó khăn nhất đối với Obama là thuyết phục Châu Âu có lập trường cứng rắn hơn, nếu Nga tiếp tục lấn tới.
Cũng về vấn đề này, Le Monde có hồ sơ mang tựa đề « Barack Obama đến trấn an các nước Châu Âu », cho thấy khủng hoảng Ukrain đã thay đổi hoàn toàn lịch trình của Tổng thống Mỹ. Trước Châu Âu đang bất an, Tổng thống Mỹ phải « tái khẳng định sự gắn bó của Hoa Kỳ với điều 5 của Hiến chương Nato, theo đó, việc một thành viên bị tấn công cũng có nghĩa là toàn khối bị tấn công ». Le Monde cho biết thêm, khi Hiến chương Nato được thông qua, tinh thần của điều 5 - cam kết thiêng liêng nhất của Hiến chương Nato – chưa được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
Báo Les Echos có bài đáng chú ý « Ukraina : Barack Obama lên tuyến đầu », đặc biệt chú ý đến cuộc họp bất thường của nhóm G7 tối nay tại La Haye, bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, nhằm chốt lại phản ứng của Phương Tây sau khi Nga thôn tính Crimée. Hội nghị G7 là giai đoạn đầu tiên trong chuyến công du của Obama tại Châu Âu, được coi như là một tín hiệu cảnh báo cho thấy sự cô lập của Nga. Cũng trong chuyến công du này, Hoa Kỳ sẽ tới Ả Rập Xê Út, số hai thế giới về dầu lửa, sau Nga.
Một "Ukraina mới" sẽ giúp cho sự ra đời "một Châu Âu thứ Ba"
Về cuộc khủng hoảng Ukrain với những căng thẳng leo thang, dường như không có triển vọng cho một giải pháp hòa bình, Le Monde đưa ra một góc nhìn quan trọng khác qua bài viết mang tựa đề « Hướng đến một Châu Âu thứ ba ? » của Georges Nivat, một chuyên gia Pháp về thế giới Slave. Ông Georges Nivat là một trong những người dịch Alexandra Soljenitsyne, và quảng bá văn học Nga. Trong số các tác phẩm của ông có « Nga-Châu Âu. Sự chấm dứt của cuộc phân liệt » (1993).
Chuyên gia về Nga và thế giới Slave đặt câu hỏi tình thế rất đáng quan ngại tại Ukraina và Crimée liệu có thể dẫn đến một cái nhìn mới về chính Châu Âu ?
Ghi nhận Ukraina bản thân là một quốc gia, sống giữa hai đế chế, hai thế giới, sở dĩ thống nhất được là nhờ văn hóa. Ukraina có một nền văn hóa kép, hai ngôn ngữ song hành (tiếng Nga và Ukraina), đây chính là điều khiến Ukraina thực sự là quốc gia « Châu Âu ». « Một nước Ukraina mới sẽ giúp cho chính chúng ta xây dựng được một Châu Âu mới ». Sau Châu Âu đầu tiên được khởi sự sau Thế chiến 2 (1945) và Châu Âu thứ hai, sau khi bức tường Berlin sụp đổ (1989). Một Châu Âu thứ ba – là sự mở rộng của hai Châu Âu trước -, nếu ra đời, sẽ bao gồm cả nước Nga.
Chính trong quá trình này mà Ukraina « sẽ có thể tìm thấy được sự thống nhất tinh thần/tâm linh, và tái hòa giải với Nga, vốn luôn gắn bó qua hàng triệu mối dây liên hệ giữa các gia đình, trong hai triệu người Ukraina làm việc tại Nga, trong tất cả các di sản chung».
Bầu cử Pháp : Vắng mặt kỷ lục, cánh tả thất thế và sự đột phá của phe cực hữu
Kết quả vòng một cuộc bầu cử địa phương ở Pháp diễn ra hôm qua, chủ nhật 23/03, là chủ đề chính của tất cả các nhật báo Pháp hôm nay. Tỷ lệ cử tri tham gia thấp ở mức kỷ lục, cánh tả bị mất nhiều phiếu, trong khi đó, đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia tạo được một số đột phá là một số nét lớn được nhiều tờ báo ghi nhận.
Xã luận mang tựa đề « Một sự thất bại đối với chính phủ » của la Croix nhấn mạnh « tỷ lệ vắng mặt kỷ lục khẳng định rằng, nhân dịp các bầu cử địa phương, cử tri Pháp muốn thể hiện khoảng cách của họ với một chính sách gây thất vọng của chính phủ, in đậm dấu ấn của các tranh luận chủ yếu là về mặt pháp lý, trong thời gian gần đây ».
« Một cuộc bỏ phiếu đầy thất vọng » là hàng tựa trang nhất tờ l’Humanité với nhận định việc các ứng cử viên cánh hữu chiếm được 45% ủng hộ, cánh tả 40%, là một cảnh cáo đối với Tổng thống Hollande. L’Humanité ghi nhận cánh cực hữu Mặt trân Quốc gia chiếm được nhiều thành phố, nhưng phần lớn các thị trưởng Mặt trận cánh Tả có khả năng tái đắc cử. Nhiều ứng cử viên Mặt trận cánh Tả dẫn đầu trong các cuộc đọ sức với các ứng viên đảng Xã hội.
Còn xã luận tờ thiên hữu Le Figaro, với tựa đề : « Sự trừng phạt khốc liệt », khẳng định « sự lên án rõ ràng » của đa số cử tri đối với đảng cầm quyền. « Đối với ông François Hollande, đây là sự cụ thể hóa một thất bại cá nhân và chính trị sau hai năm đắc cử, khiến ông ta ở vào một tình thế hết sức mong manh, vào giai đoạn ‘‘tái thúc đẩy’’ trong nhiệm kỳ 5 năm ». Le Figaro cũng lưu ý việc cử tri bầu nhiều cho phe cực hữu, cùng với tỷ lệ vắng mặt cao của cử tri… là một cảnh cáo không chỉ đối với đảng cầm quyền, mà cả đối với đảng đối lập UMP.
Về kết quả bầu cử nói trên, xã luận của nhật báo thiên tả Libération – mang tựa đề « Thất vọng » giải thích « những con số (cho thấy thắng lợi) lịch sử của Mặt trận Quốc gia (cực hữu) và số lượng cử tri vắng mặt gia tăng cuối cùng chỉ là các triệu chứng của một nền dân chủ ốm yếu. Các nhà chính trị nam và nữ, bất kể đảng phái nào cũng cần hiểu được thực tại này. Cánh tả, trước một thất bại với tầm mức ngoài dự kiến, sẽ phải tự chất vấn mình vì sao lại bị cử tri bác bỏ (…). Về phần cánh hữu, sẽ là sai lầm khi tự thỏa mãn với thành tích bề ngoài. Trong thời gian giữa hai vòng bỏ phiếu, mỗi đảng phái của nền Cộng hòa sẽ phải tự đối mặt với các trách nhiệm của mình. Đối với đảng đối lập UMP cũng như đảng cầm quyền PS, giờ có thể là lúc để mang lại cho các diễn văn chính trị một độ tin cậy nhất định ».
Đài Loan : Bất đồng về Hiệp định thương mại với Bắc Kinh gây khủng hoảng trong nội bộ Quốc dân đảng
Nhìn sang Châu Á, phong trào phản đối tại Đài Loan chống một hiệp định thương mại của chính quyền với Trung Quốc là đề tài được Le Monde chú ý qua bài lược thuật mang tựa đề «Ở Đài Bắc, các sinh viên chiếm Quốc hội nhân danh nền dân chủ ». Khoảng 20.000 người biểu tình bao vây tòa nhà Quốc hội, nơi hàng trăm người trẻ tuổi đang chiếm giữ bên trong. Cho đến nay, theo một nhà nghiên cứu Đài Loan, mục đích của phong trào gần như chủ yếu do sinh viên, giới đại học và các nghệ sĩ dẫn dắt này là đòi hỏi chính quyền tôn trọng các thủ tục mang tính dân chủ của bản hiệp định thương mại đang xúc tiến với Bắc Kinh.
Theo nhà nghiên cứu Stéphane Corcuff (thuộc CEFC - Trung tâm nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại, có cơ sở tại Đài Bắc), thì đối lập Đài Loan tại Quốc hội đã khởi sự cuộc phản kháng này trước khi phong trào phản kháng của sinh viên bùng nổ.
Quốc dân đảng – đảng cầm quyền tại Đài Loan – muốn phê chuẩn toàn bộ hiệp định mà không đưa ra tranh luận từng điều khoản một, đây là điều mà đối lập kiên quyết phản đối. Vấn đề này gây bất đồng sâu sắc trong chính nội bộ Quốc dân đảng : Chủ tịch Quốc hội Wang Jin-pyng (Vương Kim Bình) – cũng là thành viên Quốc dân đảng - từ chối gặp Tổng thống Mã Anh Cửu, vốn đang bị dư luận Đài Loan phản đối mạnh. Le Monde dự báo, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, có lập trường gần gũi với đối lập, sẽ có một vai trò chủ chốt trong cuộc xung đột hiện nay tại Đài Loan trong những ngày sắp tới.
Người mù sẽ có thể « nhìn » được bằng tai
Về y tế, bài « Những người mù có thể nhìn được bằng tai » trên Le Figaro cho hay, các nhà nghiên cứu Israel thuộc đại học Do Thái Jerusalem, đã thiết kế được một phần mềm tin học cho phép chuyển hóa được các thông tin thị giác thành âm thanh và nhạc điệu, cho phép người mù có được một ý niệm về môi trường xung quanh mình.
Về nguyên tắc, thực nghiệm này xuất phát từ khả năng của các loài cá heo hay dơi sử dụng các siêu âm để định vị thông qua tai của chúng. Hai nhà nghiên cứu Israel đã khai thác được khả năng tuyệt vời của bộ não, dùng một giác quan khác để kích hoạt các vùng vốn bình thường gắn với hệ thống thị giác.
Công nghệ mang tên « The Voice » của các nhà nghiên cứu Israel bao gồm trước hết việc chụp lại một hình ảnh bằng camera, rồi chuyển hóa thành nó thành âm nhạc nhờ các thuật toán. Sau đó người tham gia thực nghiệm được huấn luyện để chuyển các tín hiệu âm thanh thành các hình ảnh, từ đơn giản đến phức tạp. Cần phải hàng chục giờ tập luyện để có thể học được thứ ngôn ngữ cảm nhận mới này.Theo tạp chí khoa học Current Biology, nghiên cứu nói trên mở ra các viễn cảnh nhiều triển vọng cho những người khiếm thị.
No comments:
Post a Comment