(PLO) – Hôm 4-12, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố Trung Quốc chính thức soán ngôi Mỹ để giành danh hiệu cường quốc kinh tế số 1 thế giới.
Tờ Marketwatch cho hay, chỉ cách đây hơn một thập kỷ, kinh tế Mỹ còn gấp ba lần kinh tế Trung Quốc. Thậm chí, theo tờ Financial Times (FT), vào thời điểm năm 1980, Bắc Kinh còn bị Washington cho “ngửi khói” khi đạt sản lượng gấp 10 lần quốc gia châu Á.
Như vậy, với tổng thu nhập năm 2014 lên đến 17,4 nghìn tỷ USD kinh tế Trung Quốc hiện chiếm 16,5% nền kinh tế thế giới và Hoa Kỳ nắm giữ 16,3%. Để có được những con số ấn tượng trên, IMF đã tiến hành thực hiện nhiều phép tính thông qua việc đo lường sức mua tương đương (PPP) và bỏ qua những biến động về tỷ giá hối đoái.
Các nhà kinh tế học tính toán tổng số tiền phải bỏ ra với cùng số lượng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó, rồi từ đó so sánh giá trị hai đơn vị tiền tệ.
Tuy sự kiện “Trung Quốc soán ngôi Mỹ” ít nhiều gây chấn động đối với dư luận, nhưng sự thực từ lâu, các chuyên gia kinh tế trên thế giới đã sớm dự đoán viễn cảnh này. Từ năm 1872, sau khi vượt qua Vương quốc Anh, Mỹ đã liên tục ngự trị trên đỉnh cao kinh tế thế giới trong nhiều năm liền.
Tuy nhiên, tờ Financial Times (FT) nhận định, nếu xét trên phương diện “Tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người (GDP)”, GDP của Trung Quốc vẫn chưa bằng 1/4 Mỹ. Vì vậy, còn phải đợi một thời gian dài, quốc gia đông dân nhất thế giới mới có thể vươn lên trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới.
Thành Đạt
No comments:
Post a Comment