Monday, December 8, 2014

Người Mỹ chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ chinh phục sao Hỏa


Bằng chứng cho nỗ lực chinh phục sao Hỏa của họ sẽ là chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên của phi thuyền Orion sẽ diễn ra vào sáng 4.12 (theo giờ của Mỹ). 
Hành trình bay của tàu Orion sẽ kéo dài 4,5 giờ và bay quanh trái đất 2 vòng ở cao độ 3.600 dặm so với bề mặt trái đất.
Đây là độ cao "đỉnh" nhất vì chưa có phi thuyền nào có thể bay ở độ cao tương tự trong vòng 40 năm qua. Chiều dài bay thử nghiệm của Orion cũng dài gấp 15 lần cột mốc các trạm không gian - trái đất.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, không có bất cứ phi hành gia nào có mặt trên phi thuyền Orion trong chuyến bay thử nghiệm này.
William Hill, một quan chức cấp cao của NASA cho hay kế hoạch bay thử nghiệm Orion là dự án quan trọng nhất trong năm của NASA.
Do Orion có sứ mạng thâm nhập sâu vào khoảng không gian bên ngoài trái đất, nên thiết kế của Orion không giống với thiết kế của các mô-đun chở người và chở hàng mà các hãng Space X và Boeing từng làm. Các nhà khoa học kỳ vọng Orion có thể giúp con người khám phá những nơi mà họ chưa bao giờ có thể đến được trong quá khứ.
Kể từ khi Neil Amstrong đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969 và Eugene Cernan là người cuối cùng làm điều tương tự vào 1972, Cernan từng dự đoán con người sẽ đến sao Hỏa vào cuối thế kỷ 20. Nay ông thừa nhận dự báo của ông đã chậm trễ một chút. Và các nhà khoa học ở NASA hy vọng tàu Orion sẽ hiện thực hóa viễn cảnh con người chinh phục sao Hỏa của Cernan.
Là người đặt chân lên mặt trăng 42 năm về trước, Cernan từng tỏ ra chán chường với việc chương trình chinh phụ vũ trụ của Mỹ bị gián đoạn trong nhiều năm. Theo ông, không có lý do gì mà người Mỹ không thể chinh phục được sao Hỏa.
chinh phuc sao hoa
Phi hành gia Eugene Cernan là người cuối cùng lên mặt trăng vào 1972 . Ông từng dự đoán con người có thể chinh phục sao Hỏa vào cuối thế kỷ 20.
Tàu Orion là sản phẩm của chương trình vũ trụ do cựu Tổng Thống George W. Bush đứng ra điều hành. Chương trình này có tham vọng đưa người Mỹ trở lại với mặt trăng vào năm 2020. Tuy nhiên, khi ông Obama lên nhậm chức đãthay đổi mục tiêu chương trình.
Ông tuyên bố mục tiêu chinh phục của NASA vào năm 2020 phải là sao Hỏa vì người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng từ lâu rồi.
Chỉ trong gần 10 năm kể từ khi hãng Lockheed nhận hợp đồng thiết kế phi thuyền Orion, NASA đã chi hơn 9 tỉ USD. NASA ước tính họ phải mất hơn 30 tỉ USD và 20 năm nữa để thực hiện được mục tiêu chinh phục sao Hỏa của Orion.
NASA cũng đang trong quá trình thiết kế một bệ phóng tên lửa để đưa Orion tiến sâu vào không gian. Tên lửa hạng nặng Delta IV sẽ được dùng để phóng tàu Orion trong cuộc chuyến bay thử nghiệm sẽ diễn ra vào thứ Năm tuần này.
Theo các nhà khoa học, Orion sẽ gặp vô vàn khó khăn trong chuyến hành trình đầu tiên của mình. Nó phải chống chọi lại với bức xạ không gian. Tàu phải chịu nhiệt độ cao, khoảng 4.000 độ F, trong lúc di chuyển với tốc độ 20.000 dặm một giờ.
Nếu mọi việc suôn sẻ, NASA sẽ thực hiện chuyến bay thứ hai của Orion vào năm 2018. Sớm nhất là năm 2021, Orion mới có thể lần đầu tiên chở người vào không gian, ông Mark Geyer, Giám đốc Chương Trình Orion của NASA cho biết.
 18:48 03-12-2014
Nguyễn Thị Quỳnh Như (theo Washington Post)

No comments:

Post a Comment