Saturday, December 13, 2014

Năm điều cần biết về sự kiện giải tán trại biểu tình Admiralty tại Hồng Kông

Những người biểu tình đứng trên rào chắn tại khu vực biểu tình ngoài tòa nhà chính phủ Hồng Kông (Ảnh Internet)
 Larry Ong 13 Tháng Mười Hai , 2014
“Quảng trường Ô” nằm ở đâu?
Đó là khu vực hình màu xanh lá cây.
Admiralty là một quận trên đảo Hồng Kông, nằm ở phía nam của bán đảo Kowloon.
Mặc dù lệnh của tòa án cấp cao Hồng Kông chống lại những người biểu tình chỉ gồm một khu vực ngay bên ngoài khu lều trại, cảnh sát đã tuyên bố họ sẽ nắm lấy cơ hội này để giải phóng toàn bộ điểm biểu tình.
Cảnh sát tiến hành giải tán vào thời gian nào?
Theo tờ báo Hồng Kông Apple Daily, các nhân viên cưỡng chế và cảnh sát đến địa điểm biểu tình vào hồi 09:00 giờ (giờ địa phương), thứ Năm (ngày 11/12) .
Sau khi luật sư của nguyên đơn đọc lệnh của tòa án, những người biểu tình sẽ có 30 phút để đóng gói đồ đạc và rời khỏi điểm biểu tình.
Muộn nhất vào hồi 11:00, nếu những người biểu tình không rời đi, cảnh sát sẽ phong tỏa điểm biểu tình và bắt giữ những người ở lại về tội “chống đối tòa án”.
Những người biểu tình phản ứng ra sao?
Các thủ lĩnh sinh viên từ hai nhóm chủ chốt, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) và nhóm Scholarism, có ý định bám trụ hết mức tại điểm biểu tình với một thái độ hòa bình, bất bạo động.
Theo hãng tin AP, Alex Chow, Tổng thư ký của HKFS phát biểu: “Chúng tôi sẽ ở lại đây cho đến giây phút cuối cùng” .
Tờ Wall Street Journal đưa tin Oscar Lai, phát ngôn viên của Scholarism cho biết: “Chúng tôi sẽ nắm tay nhau, ngồi bình thản và chờ bị bắt” .
Một nhóm sinh viên mới là Mặt trận Sinh viên, đã chỉ trích HKFS và Scholarism về kế hoạch đầu hàng và bị bắt giữ của họ. Nhóm này tuyên bố trên trang Facebook của mình rằng họ sẽ đứng lên cùng các thiết bị phòng thủ và chiến thuật, và có thể sẽ không tuân theo các nguyên tắc bất bạo động.
Liệu cảnh sát có hành động bạo lực?
Cảnh sát Hồng Kông đã chịu áp lực lớn từ công chúng và bị giới truyền thông theo dõi chặt chẽ trong những tuần vừa qua do họ đã giải tán một cách bạo lực điểm biểu tình Mong Kok và khi những người biểu tình chiếm lại phố Lung Ro, một đại lộ lớn ở Admiralty.
Các cuộc thăm dò mới đây của Đại học Hồng Kông cho thấy sự ủng hộ của công chúng dành cho các cảnh sát đã rớt xuống mức thấp kỷ lục là 29%. Cảnh sát Hồng Kông thậm chí còn xếp hạng sau cả Quân đội Giải phóng Nhân dân Hồng Kông về khía cạnh cảm tình của dân chúng (61% so với 63,1%)
Phát ngôn viên cảnh sát Cheung Tak-keung phát biểu rằng cảnh sát sẽ sử dụng “lực lượng tối thiểu” để giải tán những người biểu tình không chịu rời đi.
Nhiều tờ báo Hồng Kông cũng đưa tin rằng cảnh sát được ra lệnh chỉ đánh vào chân những người biểu tình bằng dùi cui khi cần thiết.
Tuy nhiên, nếu nhóm Mặt trận Sinh viên làm như những gì họ tuyên bố và chống lại việc giải tán điểm biểu tình, thì không có đảm bảo là không có cảnh dùng dùi cui, khiên chống bạo động, và bình xịt hơi cay một lần nữa.
Liệu Phong trào Ô có thể tồn tại sau vụ giải tán?
Khó có thể nói.
Một cuộc khảo sát của Đại học Hồng Kông đối với 514 người gần đây cho thấy chỉ có 31,3% người ủng hộ phong trào chiếm đóng của sinh viên. 49,3% người được khảo sát phản đối việc chiếm đóng.
Nhóm chính trị Civic Passion của nhà hoạt động Wong Yeung-tat hiện đang triển khai một cuộc “Cách mạng Mua sắm” ở quận Mong Kok sau khi điểm biểu tình này bị giải tán. Tại đây, những người biểu tình áp dụng chiến thuật tụ tập chớp nhoáng để phân tán lực lượng cảnh sát.
Không rõ liệu những người biểu tình Admiralty, những người ít thiên về chiến thuật du kích và quyết liệt, sẽ áp dụng chiến lược này hay không.
Trong mọi trường hợp, cảnh sát có kế hoạch tuần tra quận Admiralty sau khi giải tán điểm biểu tình nhằm ngăn chặn việc tái chiếm.

No comments:

Post a Comment