Saturday, December 13, 2014

Hạ tầng giao thông VN tăng 16 bậc: Minh oan đường lún?

(Baodatviet) - Mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2014 tăng 16 bậc, đứng thứ 74/138.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa có Báo cáo xúc tiến thương mại toàn cầu (ETI) năm 2014, trong đó có đánh giá mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2014 tăng 16 bậc, đứng ở vị trí 74 so với vị trí thứ 90 năm 2012 và 103 năm 2010. Báo cáo này xếp loại đối với 138 quốc gia.
Trong số 8 nước ASEAN được WEF lựa chọn để so sánh, thứ hạng của Việt Nam cao hơn 4 nước là Campuchia (113), Myanmar (đứng cuối 138), Philippines (96), Lào (91).
Vết nứt và sụp, lún tại đường Hai Bà Trung (khu phố 1, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh)
Vết nứt và sụp, lún tại đường Hai Bà Trung (khu phố 1, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh)
Bảng chỉ số ETI được thực hiện hai năm một lần, trong đó, WEF xem xét mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng dựa trên 4 phương thức giao thông chính: Đường bộ, hàng không, đường sắt và đường biển.
WEF cũng xem xét khả năng liên kết của hàng không cũng như liên kết đường biển để đưa ra kết luận trên.
Tại diễn biến liên quan, Bộ GTVT vừa cho biết, dự kiến năm 2014, ngành GTVT sẽ đạt mức giải ngân kỷ lục lên đến 100 nghìn tỷ đồng.
Trong những năm qua, việc thu hút nguồn vốn cho hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào vốn ODA và ngân sách nhà nước. Ngân sách và trái phiếu Chính phủ hàng năm cấp cho ngành GTVT chỉ khoảng 20 nghìn tỷ đồng, đáp ứng chưa được một nửa nhu cầu. Chính vì vậy, hàng năm ngành GTVT cũng chỉ giải ngân ở mức rất khiêm tốn, chỉ khoảng 50 nghìn tỷ đồng.
Đại diện Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, ngành GTVT đã có sự đột phá lớn trong việc kêu gọi vốn xã hội hóa vào hạ tầng giao thông. Tính đến nay đã huy động tới khoảng 160 nghìn tỷ đồng để triển khai 65 dự án, công trình từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
Theo Bộ GTVT, dự kiến năm 2014, ngành GTVT sẽ đạt mức giải ngân kỷ lục lên đến 100 nghìn tỷ đồng.
 Minh oan cho đường lún, nứt...
Đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) như một bằng chứng minh oan cho những sự cố lún, sụt khiến cả ngành giao thông đau đầu, còn chuyên gia phải trầy trật truy tìm nguyên nhân.
Chỉ tính riêng năm 2014, đã nhiều tuyến đường cao tốc, cùng nhiều cây cầu mới xây đã rơi vào tình trạng xuống cấp.
Điển hình là tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 245 km, chỉ sau 2 ngày thông xe đã bị lún, nứt bề mặt kéo dài cả chục mét. Hay Dự án nâng cấp và cải tạo quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long có tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỉ đồng, cũng vừa thông xe đã bắt đầu xuất hiện lún, sụt nghiêm trọng.
Cao tốc tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Đến cả dự án cao tốc 20.000 tỷ cũng lún, nứt ngay sau khi vừa thông xe. Đó là dự án cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đoạn đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai đã xuất hiện hiện tượng lún, lệch 3-5 cm.
Cùng chung số phận, cầu Nhật Tân, Vĩnh Tuy, cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam cũng đều bị lún kéo dài.
Tuy nhiên, sau nhiều lần hội thảo, điều tra nguyên nhân kết luận đều là do yếu tố khách quan, thời tiết, do nền đất yếu... Tất nhiên, kết luận này không thể làm yên lòng dư luận. Câu hỏi về chất lượng, mức độ an toàn luôn là vấn đề khiến dư luận và giới chuyên gia phải băn khoăn, lo lắng.
An An

No comments:

Post a Comment