Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Vừa rồi CA dùng cách "tố cáo" để sách nhiễu cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bây giờ họ dùng cái gọi là "tố giác" để vô nhà ông Hồng Lê Thọ thộp cổ người ta.
Các khái niệm và nội dung căn bản về "tố cáo", nếu quý độc giả chưa đọc, xin mời tham khảo lại bài "Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an sách nhiễu" [1]. Phạm vi bài này, xin nói về vụ bắt ông Hồng Lê Thọ - chủ trang blog Người Lót Gạch.
Hình thức tố giác.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an [2], việc bắt ông Thọ xuất phát:
- Từ tin tố giác của quần chúng
- Nên lúc 10 giờ 30 phút ngày 29/11/2014, ANĐT công an Tp.HCM vô nhà ông Thọ bắt quả tang.
- Rồi sau đó khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự "đối tượng" Hồng Lê Thọ.
Trước hết, phải nói giới công an nên từ bỏ thói hỗn ẩu với dân, bằng cách hủy bỏ chữ "đối tượng" đối với ông Hồng Lê Thọ và bất cứ người dân nào khác. Cần nhắc lại, cho tới khi nào có quyết định khởi tố, truy tố, công an (và cả những người mang danh "nhà báo") cũng chỉ được phép dùng chữ: bị can, bị cáo. Người CS nên học lại phép văn minh tối thiểu này, cho phù hợp tinh thần hội nhập toàn cầu(!).
Nếu tố cáo là quyền của công dân đối với người làm việc cho "nhà nước" và các tổ chức khác (sản xuất - kinh doanh, hội đoàn v.v...) thuộc "nhà nước", thì tố giác là trách nhiệm của công dân đối với an toàn xã hội, an ninh quốc gia, trước các loại tội phạm nói chung, không phân biệt "dân nhà nước" hay... dân thường.
Nói cách khác, phạm vi tố giác rộng hơn tố cáo. Khi tố giác, người đó phải sử dụng TRỰC TIẾP VÀ ĐỒNG THỜI một hoặc vài trong số 5 giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) trước một hay vài hành vi/sự việc của một người/nhóm người nào đó, mà họ cho rằng có thể đã và đang xâm phạm an ninh trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Nhấn mạnh, người tố giác phải trực tiếp sử dụng ngũ quan [3] để "làm việc".
Cần phân biệt tố giác không phải là mách lẻo vì tư thù cá nhân hay xuất phát từ ý nghĩ chủ quan mang tính áp đặt. Hay vì lợi ích được hứa hẹn nào đó mà đi rình mò để hãm hại người vô tội. "Gài bẫy" để "tố giác" hữu hiệu là đòn bẩn thỉu vốn có của người CS.
Nếu chấp nhận điều 258 là "tội", khi đặt nó trong sự việc cụ thể của ông Hồng Lê Thọ, có lẽ vài suy nghĩ dưới đây, quá khó cho giới công an phải làm rõ trước dư luận?:
- Người tố giác ắt hẳn phải ngồi... rình ngay trong nhà ông Thọ để chứng kiến việc ông Thọ điểm tin, gõ phím và đăng lên blog cá nhân chứ? Không thể nói người tố giác là nhà sát cạnh hay đối diện, dù cho tạm giả thiết, bàn làm việc của ông Thọ đặt trong tầm ngắm của nhà hàng xóm, bởi không tài nào có thể dùng thị giác để biết ông Thọ đang viết nội dung gì (nếu có thì chắc người đó có "thiên lý nhãn" - một khái niệm thần thoại).
- Ai là người đó? Sao người đó rảnh vậy?! Tại sao "tự nhiên" ông Thọ rước người đó vô nhà để ngồi... rình chính bản thân mình?!
- Ông Thọ rước người đó vô nhà lúc nào mà 10 giờ 30 phút ngày 29/11/2014 công an nắm tin và thực hiện "bắt quả tang" nhanh thế?!
- Tố giác chỉ có giá trị khi và chỉ khi: Hành động mà người đó phát hiện, phải xảy ra trong thời gian ngắn mang tính tức thời, bởi không cần trình tự thủ tục (như Luật tố cáo quy định). Tố giác mất đi ý nghĩa vốn có, một khi sự việc trôi qua lâu, bởi kéo theo dấu vết tội phạm bị xóa nhòa theo thời gian.
- Tạm gọi người tố giác là bên thứ ba, người/nhóm người bị tố giác là bên thứ hai, người/nhóm người nhận lãnh hậu quả là bên thứ nhất. Vậy, bên thứ ba không có trách nhiệm và không có đủ chuyên môn như một an ninh hay gián điệp để thực hiện cả quá trình theo dõi xuyên suốt, có hệ thống, có kế hoạch đối với tội phạm.
- Nói cách khác,bên thứ ba chẳng qua là một người bất chợt nhìn thấy hành vi/sự việc của bên thứ hai một cách ngẫu nhiên với nguy cơ khá rõ về hậu quả xảy ra tức thì cho bên thứ nhất.
Những lý giải trên nhằm diễn giải: ông Hồng Lê Thọ lập blog Người Lót Gạch đã vài năm qua. Sao giờ này "ai đó" mới "tố giác"??? Hoàn toàn phi lý khi công an dùng khái niệm "tố giác" để xông vào nhà ông Hồng Lê Thọ.
Vậy, về hình thức gọi là "tố giác", giới công an hoàn toàn sai về học thuật cũng như vi phạm pháp luật.
Nội dung về thuật ngữ "tố giác".
Nội dung "Tố giác" mặc định bất kỳ ai cũng có thể làm việc đó, với điều kiện trực tiếp sử dụng ngũ quan đối với hành vi/sự việc mà mình chứng kiến & chứng thực, rồi báo cho nhà chức trách một cách rõ ràng: địa điểm và thời gian xảy ra, về hành vi đã và/hoặc đang thực hiện của bên thứ hai
Vậy, bên thứ ba phải là người ngoài cuộc với tư cách khách quan và những người này đáng trân trọng, ngưỡng mộ và vinh danh bởi đầy tinh thần trách nhiệm công dân, trong ao ước thực hành pháp luật cho một xã hội bình an.
Bên thứ ba thực hiện trách nhiệm cao quý của mình, nhất định luôn đi kèm trình bày hành vi của bên thứ hai đang hay đã thực hiện, mà hành vi đó phải gây ra hậu quả tức thời cho bên thứ nhất. Nghĩa là hậu quả phải ở dạng vật chất, nhận thấy được rõ ràng (Ví dụ: giết người, cướp của, hiếp dâm, bạo hành v.v... dù thành công hay thất bại).
"Tố giác" đặt trong sự việc cụ thể, đối với ông Hồng Lê Thọ (tức bên thứ hai) theo nội dung điều 258 và theo cáo buộc ban đầu từ phía công an, trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Nói cách khác, tố giác lúc này chỉ có ý nghĩa, khi bên thứ ba chứng kiến ông Thọ dùng bàn phím, laptop, CPU như là vũ khí nhằm tấn công bên thứ nhất trong tư gia của ông Thọ. Như vậy, khái niệm "tố giác" mới hình thành vào lúc bấy giờ.
Đối tượng bị xâm phạm theo điều 258, như giới công an cho biết, chính là "nhà nước" - nó không tồn tại như là một dạng vật chất hữu hình. Do đó, phía công an đã hiểu sai hoàn toàn học thuật căn bản của triết học khi ứng dụng vào luật học và luật pháp.
Trong học thuật "hình sự", không có khái niệm "tố giác bộ não" người khác. Không ai & không tổ chức nào có đủ khả năng và có quyền kết tội "não người", cho đến khi nó biến thành hành động dưới dạng vật chất. Những gì được viết ra, không phải là sản phẩm vật chất, nó là sản phẩm tinh thần, tức thuộc về tư tưởng, không phải là hành động.
Người CS đồng nhất quan điểm = hành động, nên nhớ từ quan điểm đi đến hành động là một khoảng cách rất xa. Từ đó, hệ quả tất yếu kéo theo tính đồng nhất giữa ý thức và vật chất là một. Đó là một nhận thức sai lầm trầm trọng bấy lâu nay, khi ứng dụng Triết học vào việc soạn luật [4]. Não bộ không hành động, vai trò của nó là suy nghĩ, điều khiển và chỉ huy.
Vì thế, điều 19 khoản 1 trong "Công ước quốc tế về các quyền dân sự & chính trị" (ICCPR) nói rõ:
Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
Tóm lại, khi viện đến khái niệm "tố giác", bắt buộc bên thứ ba phải chứng kiến và chứng thực về hành vi mà bên thứ hai gây ra và hành vi đó buộc phải ở dạng vật chất nhận thức được bằng ngũ quan, tác động rõ ràng cho bên thứ nhất - cũng phải tồn tại dưới dạng vật chất (chứ không phải nhà nước - khái niệm ý thức).
Đến đây, đủ kết luận cả hình thức cho đến nội dung của cái gọi là "tố giác", qua phân tích trên, cho thấy công an hoặc là chẳng hiểu gì về "tố giác" hoặc là dùng "tố giác" như một cái bẫy với "ai đó tố giác" thật vu vơ để "bắt quả tang" ông Thọ.
Bắt quả tang
Khái niệm tố giác sẽ mất đi ý nghĩa, nếu như không đề cập đến khái niệm "bắt quả tang" đi cùng với nó.
Bắt quả tang, theo người đời hay gọi nôm na: "bắt tại trận" hay "bắt tận tay day tận cánh" v.v... với ví dụ minh họa dưới đây [5].
Bắt quả tang, nghĩa là bắt với kết quả tang vật (tồn tại dưới dạng vật chất, không chỉ là vũ khí, công cụ trấn áp khi bên thứ hai bị bắt).
Trong pháp lý, người ta hay nói về: nhân chứng, vật chứng. Cũng vì thế, khi điều tra, tranh tụng, người CS tiếp tục sai lầm khi trọng cung (ý thức) hơn trọng chứng (vật chất), vì thế gây ra biết bao oan trái ngút trời cho dân lành. Mới đây, "vụ án giết người" mà mẹ của tử tù Hồ Duy Hải kêu oan khắp nơi cho con trai [6] là thêm một ví dụ sống động và quan trọng cho khái niệm "bắt quả tang".
Kết
Người CS hàng chục năm qua đã dùng trò "tố giác" để chia rẽ nhân tâm người Việt. Đi cùng với nó là trò không sạch sẽ lắm mang tên "bắt quả tang" nhằm để cố tình nghiêm trọng hóa sự việc, vốn chẳng có gì trầm trọng cả, đôi khi là ngớ ngẩn.
Chính những trò bẩn thỉu đó, nó bôi nhọ tư cách công vụ của chính họ, đồng thời hủy hoại nhân cách của dân tộc Việt Nam.
Chính người CS luôn làm hình ảnh "người tố giác" không khác kẻ ngôi lê đôi mách, như ông bà Việt Nam có câu "nhàn cư vi bất thiện". Do đó, trách sao người Việt Nam luôn nghi kỵ và luôn nghĩ xấu về nhau từ ngày "đời ta có đảng" (?!)
Vậy, những thủ đoạn "tố giác", "bắt quả tang" đã bị phía công an áp dụng sai quấy đối với ông Hồng Lê Thọ. Do vậy, không cần thiết bàn luận thêm khái niệm "bắt khẩn cấp", "khám xét" v.v...
Người CS lẽ ra cần nhận thấy, tội ác và tính vô luân của mình đối với dân tộc Việt Nam, chất chồng suốt 70 năm qua với các khái niệm "tố giác", "bắt quả tang" mà mỗi khi nhớ lại làm sao người Việt Nam quên được trò "đấu tố" trong CCRĐ - hậu quả đớn đau cho đến nay còn để lại di lụy dai dẳng, bởi chính người CS phá nát đạo đức, triệt diệt luân lý và vùi dập phẩm giá người Việt Nam.
Hỡi người CSVN! Hãy nhìn ra thế giới để hổ thẹn, để tủi nhục để hiểu về liêm sỉ nếu các ông, các bà còn nghĩ bản thân xứng với chữ: Người Việt Nam!
_____________________________________
Chú thích:
[3] Ví dụ sử dụng ngũ quan, như vụ dùng lưỡi nếm phân để phát giác ra bọn buôn lậu.
[4] Vì thế, người CS mới đòi soạn luật quái dị như "Luật đặt tên". Họ không hiểu nổi tên riêng của một người là sản phẩm tính thần.
[5] Clip ông Phó Chánh văn phòng Tỉnh ủy Bình Định nài nỉ "tội em mà, anh Quốc ơi! tha cho em! chiều em còn họp nữa" khi bị bắt quả tang tằng tịu với vợ người khác
Mười dấu vân tay của hung thủ thật không hề trùng khớp với vân tay của Hồ Duy Hải và các tình tiết khác. Quá xuẩn động và tàn ác trước một hoàn cảnh đau thương như thế này!
No comments:
Post a Comment