Theo tờ Lao Động, chi tiết đáng chú ý nhất của buổi tọa đàm của buổi tọa đàm “cám ơn Việt Nam,” tổ chức ngày 26 tháng 11 vừa qua, có lẽ là khi ông Shim Won Hwang, tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam hỏi các sinh viên, “Các bạn tưởng tượng mình sẽ là người như thế nào trong 30 năm nữa?” Tuy nhiên, đáp lại ông, lại là sự im lặng dường như quá phổ biến của hầu hết các bạn trẻ khi được hỏi về tương lai nghề nghiệp bản thân.
Điều này không khỏi khiến dư luận liên tưởng tới con số con số 162,400 cử nhân Việt Nam thất nghiệp được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đưa ra hồi tháng 7, 2014 và tình trạng mập mờ trong “hướng nghiệp” cho giới trẻ vốn đang nóng trong xã hội Việt Nam vài năm qua.
Con số cử nhân bị thất nghiệp trên khiến cho vấn đề chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam trở nên nóng hơn bao giờ hết. Học 4 hay 5 năm học đại học, nhưng, khi ra trường, gần như các tân cử nhân đều bí bách trong việc tìm kiếm việc làm. Yếu và thiếu là nguyên nhân chính khiến cho nhiều sinh viên khi ra khỏi cổng trường đại học “không biết đi về đâu.”
Nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu và Phân Tích Chính Sách thuộc trường Đại Học Khoa Học Xã Hội-Nhân Văn đã chỉ ra gần 60% sinh viên trong số cử nhân thất nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại bị nhà tuyển dụng từ chối vì không đáp ứng được như cầu được yêu cầu như thiếu kỹ năng làm việc, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức chuyên môn...
Thực tế cho thấy, nhiều cử nhân tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp vì không có kỹ năng làm việc, bởi những gì họ học được trên giảng đường rất xa lạ với nhu cầu tuyển dụng.
Các kỹ năng mềm của tân cử nhân gần như bị bỏ ngỏ như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, lãnh đạo... hay đơn giản như việc trình bày một văn bản trên Word hoặc Exel đều có vấn đề.
CEO của Samsung Việt Nam cũng nhấn mạnh đến tinh thần làm chủ của người lao động khi cho rằng, hầu hết người Việt Nam tuy có nhiều tố chất nhưng chưa thể hiện được yếu tố chủ động, cùng lèo lái với doanh nghiệp. (Tr.N)
11-29- 2014 5:09:43 PM
No comments:
Post a Comment