VOA-10.11.2014
Câu chuyện du khách Việt bị lừa mua iPhone với giá cắt cổ ở khu Sim Lim, Singapore, đã trở thành đề tài trà dư tửu hậu từ đời thực cho đến mạng ảo.
Thực tế khu Sim Lim là khu được đưa vào danh sách đen khi mua bán ở Singapore. Có đến hai đồng nghiệp Việt Nam của tôi xác nhận bị lừa mua hàng kém chất lượng tại đó. Thế nhưng mua bán là thỏa thuận đôi bên, nếu có chứng cứ đầy đủ thì chẳng ngại gì chúng ta không nhờ đến pháp luật can thiệp. Điều đáng nói trong bài viết này, đó là dân Việt chúng ta quá sĩ diện hão và hùa theo đám đông. Hình ảnh của người Việt hiện tại chẳng đẹp đẽ gì hơn trong mắt thế giới cho nên có sĩ diện hão cũng chẳng làm chúng ta vĩ đại hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng hành động quỳ gối van xin của du khách Việt khi bị lừa mua iPhone 6 với giá cắt cổ là hành động làm nhục quốc thể. Tôi thấy cảm thương cho những ai có suy nghĩ thiển cận như vậy. Mà hầu hết là giới trẻ đã có nhận định như vậy, thật đáng tiếc. Chỉ trích anh thanh niênkia vì muốn lấy lại tiền mà phải quỳ gối trước chủ cửa hàng người Singapore là một hành động sai trái. Thực tế kẻ làm nhục quốc thể là chủ cửa hàng ở Sim Lim chứ không phải anh chàng người Việt. Và ngay cả người Singapore cũng nhận ra điều đó, bằng chứng là họ cùng chung tay kêu gọi đóng góp tiền để tặng người du khách nhằm thể hiện tinh thần hiếu khách của dân tộc mình, cũng đồng thời dùng mọi biện pháp trả đũa để trừng trị thói tham lam của chủ cửa hàng bán iPhone.
Tiếc thay, chính dân Việt chúng ta đã không cảm thương với người đồng hương đang bị nạn mà còn quay qua chỉ trích và cười nhạo. Nếu nói hành động quỳ gối van xin là làm nhục quốc thể thì xin hỏi quốc thể có trả tiền lại cho du khách Việt được không? Bỗng dưng quy chụp cho nạn nhân vụ lừa trở thành kẻ tội đồ quốc gia, có đáng hay không? Suy nghĩ nông cạn kiểu anh hùng bàn phím như vậy không làm các bạn vĩ đại hơn.
Đám đông khác lại cho rằng anh du khách kia không biết tiếng Anh nên mới bị lừa, do đó đám đông cảm thấy xấu hổ khi người Việt bị lừa chỉ vì không biết tiếng Anh. Lại thêm một suy nghĩ thiển cận. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và biết tiếng Anh là một yếu tố cần thiết, thế nhưng trong trường hợp này, đem việc biết hay không biết sử dụng tiếng Anh để đánh giá và cảm thấy xấu hổ là một suy nghĩ không đúng đắn. Không biết tiếng Anh không có nghĩa là không được đi du lịch nước ngoài, cũng không có nghĩa là không được mua sắm ở nước ngoài. Vấn đề không phải lỗi của người du khách Việt mà là cửa hàng đó đã lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa đảo. Lỗi lớn là lỗi nhận thức của dân Việt, một đám đông nhận thức sai lầm. Du khách Nhật đa số không rành tiếng Anh, du khách Trung Quốc cũng không khá hơn, họ vẫn đi du lịch ầm ầm đấy thôi. Lỗi ở chúng ta là lỗi thích chỉ trích lẫn nhau và sĩ diện hão cao quá, đến mức không nhận thức được cái gì đúng cái gì sai.
Cuối cùng thì anh du khách Việt kia đã quyết định quay về Việt Nam mà không nhận chiếc iPhone 6 mà những người bạn Singapore quyên góp để mua tặng anh. Rõ ràng hành động không nhận iPhone chẳng phải cao quý hay sao? Anh cho rằng, chiếc iPhone 6 mà các bạn Singapore dành tặng anh không phải là thứ anh xứng đáng được nhận bởi vì nó không thuộc về anh. Anh cần là cần nhận lại tiền mà anh đã trả cho gã bán hàng lọc lừa kia. Tiếc thay lòng tham lam của hắn ta quá lớn đến mức đến giờ phút này cũng không có động thái trả tiền lại cho nạn nhân. Tiếc thay, không phải dân Việt Nam đã ủng hộ anh du khách mà chính là những người dân Singapore hiếu khách.
Từ sự kiện trên, có thể cho thấy dân Việt chúng ta còn sĩ diện hão, thiếu suy nghĩ, chúng ta thích chỉ trích hơn là giúp đỡ, chúng ta cũng theo xu hướng đám đông nhưng lại chẳng dám đứng ra lộ mặt. Nếu chúng ta sợ nhục quốc thể như vậy thì đã không có những du khách người Việt ăn cắp hàng ở siêu thị nước ngoài, không có những cô gái lặn lội qua Singapore bán dâm, không có những trường hợp người Việt Nam lừa gạt, cướp giựt, móc túi du khách khi đến Việt Nam du lịch. Vậy sợ nhục quốc thể ở đây là sợ thế nào? Trong khi một người Singapore thấy bất bình giùm cho du khách Việt đã đứng lên kêu gọi quyên góp giúp đỡ thì chính dân Việt chỉ núp sau màn hình máy tính và chỉ trích người khác. Như vậy có được xem là coi trọng quốc thể?
Thực tế khu Sim Lim là khu được đưa vào danh sách đen khi mua bán ở Singapore. Có đến hai đồng nghiệp Việt Nam của tôi xác nhận bị lừa mua hàng kém chất lượng tại đó. Thế nhưng mua bán là thỏa thuận đôi bên, nếu có chứng cứ đầy đủ thì chẳng ngại gì chúng ta không nhờ đến pháp luật can thiệp. Điều đáng nói trong bài viết này, đó là dân Việt chúng ta quá sĩ diện hão và hùa theo đám đông. Hình ảnh của người Việt hiện tại chẳng đẹp đẽ gì hơn trong mắt thế giới cho nên có sĩ diện hão cũng chẳng làm chúng ta vĩ đại hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng hành động quỳ gối van xin của du khách Việt khi bị lừa mua iPhone 6 với giá cắt cổ là hành động làm nhục quốc thể. Tôi thấy cảm thương cho những ai có suy nghĩ thiển cận như vậy. Mà hầu hết là giới trẻ đã có nhận định như vậy, thật đáng tiếc. Chỉ trích anh thanh niên
Tiếc thay, chính dân Việt chúng ta đã không cảm thương với người đồng hương đang bị nạn mà còn quay qua chỉ trích và cười nhạo. Nếu nói hành động quỳ gối van xin là làm nhục quốc thể thì xin hỏi quốc thể có trả tiền lại cho du khách Việt được không? Bỗng dưng quy chụp cho nạn nhân vụ lừa trở thành kẻ tội đồ quốc gia, có đáng hay không? Suy nghĩ nông cạn kiểu anh hùng bàn phím như vậy không làm các bạn vĩ đại hơn.
Đám đông khác lại cho rằng anh du khách kia không biết tiếng Anh nên mới bị lừa, do đó đám đông cảm thấy xấu hổ khi người Việt bị lừa chỉ vì không biết tiếng Anh. Lại thêm một suy nghĩ thiển cận. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và biết tiếng Anh là một yếu tố cần thiết, thế nhưng trong trường hợp này, đem việc biết hay không biết sử dụng tiếng Anh để đánh giá và cảm thấy xấu hổ là một suy nghĩ không đúng đắn. Không biết tiếng Anh không có nghĩa là không được đi du lịch nước ngoài, cũng không có nghĩa là không được mua sắm ở nước ngoài. Vấn đề không phải lỗi của người du khách Việt mà là cửa hàng đó đã lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa đảo. Lỗi lớn là lỗi nhận thức của dân Việt, một đám đông nhận thức sai lầm. Du khách Nhật đa số không rành tiếng Anh, du khách Trung Quốc cũng không khá hơn, họ vẫn đi du lịch ầm ầm đấy thôi. Lỗi ở chúng ta là lỗi thích chỉ trích lẫn nhau và sĩ diện hão cao quá, đến mức không nhận thức được cái gì đúng cái gì sai.
Cuối cùng thì anh du khách Việt kia đã quyết định quay về Việt Nam mà không nhận chiếc iPhone 6 mà những người bạn Singapore quyên góp để mua tặng anh. Rõ ràng hành động không nhận iPhone chẳng phải cao quý hay sao? Anh cho rằng, chiếc iPhone 6 mà các bạn Singapore dành tặng anh không phải là thứ anh xứng đáng được nhận bởi vì nó không thuộc về anh. Anh cần là cần nhận lại tiền mà anh đã trả cho gã bán hàng lọc lừa kia. Tiếc thay lòng tham lam của hắn ta quá lớn đến mức đến giờ phút này cũng không có động thái trả tiền lại cho nạn nhân. Tiếc thay, không phải dân Việt Nam đã ủng hộ anh du khách mà chính là những người dân Singapore hiếu khách.
Từ sự kiện trên, có thể cho thấy dân Việt chúng ta còn sĩ diện hão, thiếu suy nghĩ, chúng ta thích chỉ trích hơn là giúp đỡ, chúng ta cũng theo xu hướng đám đông nhưng lại chẳng dám đứng ra lộ mặt. Nếu chúng ta sợ nhục quốc thể như vậy thì đã không có những du khách người Việt ăn cắp hàng ở siêu thị nước ngoài, không có những cô gái lặn lội qua Singapore bán dâm, không có những trường hợp người Việt Nam lừa gạt, cướp giựt, móc túi du khách khi đến Việt Nam du lịch. Vậy sợ nhục quốc thể ở đây là sợ thế nào? Trong khi một người Singapore thấy bất bình giùm cho du khách Việt đã đứng lên kêu gọi quyên góp giúp đỡ thì chính dân Việt chỉ núp sau màn hình máy tính và chỉ trích người khác. Như vậy có được xem là coi trọng quốc thể?
Coi trọng thể diện quốc gia là một điều tốt cần được phát huy. Tuy nhiên, ranh giới giữa sĩ diện hão và coi trọng quốc thể chỉ khác nhau ở tư duy và cách nhìn nhận vấn đề. Thế giới của chúng ta hiện nay là một thế giới ngày càng phẳng, và xu hướng toàn cầu hóa giúp xóa bỏ dần những dị biệt về địa lý, kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia. Do đó, trước khi là một công dân biết coi trọng quốc thể, hãy là một công dân toàn cầu biết cư xử văn minh và tư duy đúng đắn, không vì tinh thần dân tộc cao độ mà coi thường quy tắc ứng xử toàn cầu, cũng như cũng đừng vì sĩ diện hão mà làm tổn hại đến bản thân và đồng hương. Tự coi mình là một công dân toàn cầu tức là tự coi mình bình đẳng với mọi công dân đến từ các quốc gia khác. Giữa khu Sim Lim bán hàng thiếu lương thiện hay những hàng bún mắng cháo chửi, những cửa hàng lường gạt du khách ở Việt Nam thật ra chẳng khác nhau. Điều quan trọng là dân Singapore đã chung tay trả đũa những khu bán hàng gian dối như vậy, tại sao chúng ta thì không? Sĩ diện hão có làm chúng ta vĩ đại hơn không?
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment